Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong hoạt động góc.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA MẦM NON
----------
TRẦN THỊ HỒNG VÂN
Một số biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận
cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong hoạt động góc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM MẦM NON
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
2
Khi nói đến hệ thống tri thức của một xã hội là nói đến sự nghiệp giáo dục
của xã hội. Trong xã hội Việt Nam, sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và
nhà nước quan tâm và được coi là nhiệm vụ hàng đầu của xã hội. Trong hệ
thống giáo dục quốc dân của nước ta thì giáo dục bậc học mầm non là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Công tác giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ
bằng cách vui chơi mà giáo dục các cháu những đức tính tốt, chăm sóc sức
khỏe, tập cho các cháu “chơi mà học, học mà chơi” chuẩn bị cho các cháu vào
trường phổ thông. Giáo dục mầm non tốt, mở đầu cho một nền giáo dục tốt.
Đến nay, vị trí của bậc giáo dục mầm non ngày càng được coi trọng và xác
định rõ ràng. Nó là bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt nam, khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người.
Tuổi mầm non là giai đoạn diễn ra sự phát triển và mạnh trên các mặt
trọng lượng, số lượng, số đo, cơ bắp cũng như các mặt tâm lý – xã hội của
đứa trẻ. Để đáp ứng và thúc đẩy tốc độ phát triển đó, giáo viên mầm non đã tổ
chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục phù hợp với
lứa tuổi. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ gắn liền với một dạng hoạt động mà
các nội dung giáo dục đều được thực hiện thông qua hoạt động đó và nó tác
động đến sự phát triển tất cả các mặt thể chất, tâm lý – xã hội của đứa trẻ khi
giáo viên mầm non nắm vững nội dung, có phương pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục phù hợp với lứa tuổi sẽ phát huy được vai trò giáo dục và điều
kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Qua chơi, trẻ được
hình thành và phát triển nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá
môi trường xung quanh, kích thích sự tò mò, khả năng quan sát, năng lực
phán đoán, trí tưởng tượng… của trẻ. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà giáo dục đã
nói: “vui chơi là trường học của cuộc sống”.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
3
Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của
con người ngay từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, nội dung
và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau, song nó cùng
chung một mục đích là thỏa mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc
sống.
Như vậy, trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất để trẻ phát
triển. Muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ
của mình, luôn linh động sáng tạo, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ “học
mà chơi, chơi mà học”, bằng cách thông qua “hoạt động góc”. Trong quá
trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Cô giáo cần phải
biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ
cho hoạt động học có chủ đích, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Vì vậy, góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi
bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá, mở mang kiến thức về thế
giới xung quanh cho trẻ bấy nhiêu. Việc cho trẻ hoạt động vui chơi ở góc
không những thỏa mãn nhu cầu chơi cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển toàn
diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm
xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích hỗ trợ lẫn nhau.
Trong khi đó, ở các trường mầm non việc tổ chức cho trẻ vui chơi ở các
góc chưa thực sự được quan tâm. Vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tăng
cường tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc, phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể
để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, có như vậy chúng ta mới thực sự
tạo cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc…Ở các góc hoạt động trẻ có thể tự vui
chơi, học tập một mình hoặc trong nhóm nhỏ với những bạn cùng sở thích,
khuyến khích trẻ tự quyết định chọn góc chơi, đồ chơi mà trẻ ưa thích, trẻ học
cách chia sẻ, cộng tác hoặc cùng chơi với bạn. Mặc khác góc hoạt động làm
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
4
bớt cảm giác căng thẳng vì trẻ có thể chơi ở góc này hay góc khác theo ý
thích, giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình.
Việc phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt
động góc có tác dụng phát triển khả năng hợp tác, khả năng định hướng trò
chơi, rèn cho trẻ tính tổ chức, tính kỷ luật trong các vai chơi.Trong trường
mầm non hiện nay, nhiệm vụ phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ mẫu giáo
4–5 tuổi cũng là một trong những nhiệm vụ được quy định chặt chẽ trong
chương trình: “chăm sóc giáo dục trẻ mầm non”. Trong khi đó việc tổ chức
hoạt động vui chơi ở các góc cho trẻ ở nhiều trường mầm non chưa được đầu
tư đúng mức, chưa đúng phương pháp nên mức độ biểu hiện kỹ năng thỏa
thuận của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi còn hạn chế.
Từ lý luận và thực tiễn với khả năng và niềm say mê hứng thú của
mình tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận
cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong hoạt động góc” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ
MG 4-5 tuổi qua hoạt động góc nhằm giúp trẻ biết cách giải quyết các mâu
thuẫn với bạn và hòa thuận trong nhóm chơi, từ đó góp phần tăng hiệu quả
trong hoạt động vui chơi.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi ở các góc của trẻ MG 4- 5 tuổi ở
trường MN.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ MG 4- 5 tuổi qua hoạt
động góc.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
5
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong hoạt động góc của trẻ, giáo viên biết cách sử dụng các biện
pháp dạy học như: khuyến khích trẻ chơi khám phá cùng nhau; tạo ra các
nhiệm vụ, tình huống để trẻ có cơ hội thỏa thuận; hướng dẫn trẻ cách thỏa
thuận, dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẫn, cho trẻ nhiều thời gian để trẻ tự
giải quyết vấn đề trước khi cô giáo can thiệp, cô làm mẫu cách giải quyết
mâu thuẫn cho trẻ,… thì trẻ hiểu về giá trị của sự thỏa thuận trong nhóm và
bắt chước làm theo giúp cho trẻ phát triển kĩ năng sống nói riêng và phát
triển nhân cách toàn diện nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận
cho trẻ MG 4-5 tuổi và mức độ biểu hiện kỹ năng thỏa thuận của trẻ.
- Xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ MG 4-5 tuổi
qua hoạt động vui chơi trong hoạt động góc.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã xây dựng để đánh giá
tính khả thi của các biện pháp và kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đề tài đã
đưa ra.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ năng thỏa thuận của trẻ MG 4-5 tuổi và những biểu hiện
của nó qua việc tổ chức hoạt động góc theo chủ đề.
- Nghiên cứu biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ MG 4-5
tuổi trong hoạt động góc ở các trường MN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
6
Nghiên cứu thu thập phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý
luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Dự giờ các hoạt động góc của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng, quan sát và đánh giá các biện pháp phát triển kỹ năng thỏa
thuận cho trẻ MG 4-5 tuổi mà giáo viên đã sử dụng và mức độ biểu hiện kỹ năng
thỏa thuận ở trẻ.
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng anket
- Tiến hành đánh giá nhận thức của giáo viên MN về vấn đề phát triển
kỹ năng thỏa thuận cho trẻ MG 4-5 tuổi qua hoạt động góc.
- Tiến hành điều tra thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng
thỏa thuận cho trẻ qua hoạt động góc của giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp
MG 4-5 tuổi ở trường MN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi với giáo viên để thấy được nhận thức của giáo viên về việc sử
dụng các biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ.
- Trò chuyện với trẻ MG 4-5 tuổi qua các hoạt động của trẻ hàng ngày
để tìm hiểu khả năng thỏa thuận ở trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đưa ra
các biện pháp phù hợp với trẻ.
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm
7.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu thu được từ
khảo sát thực trạng và thực nghiệm.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
7
8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Góp phần hệ thống các vấn đề lý luận về biện pháp phát triển kỹ năng
thỏa thuận cho trẻ MG 4-5 tuổi qua hoạt động góc.
- Tìm hiểu được thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng thỏa
thuận cho trẻ MG 4-5 tuổi qua hoạt động góc và mức độ biểu hiện kỹ năng
thỏa thuận ở trẻ.
- Xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ MG 4-5 tuổi
qua hoạt động góc.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng thỏa thuận cho trẻ
MG 4-5 tuổi qua hoạt động góc
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1 ở nước ngoài
Thỏa thuận là một kỹ năng sống quan trọng. Nó giúp con người giải
quyết các vấn đề, các mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống một cách uyển
chuyển và linh hoạt, làm cho cuộc sống và những mối quan hệ của chúng ta
trở nên dễ dàng hơn. Kỹ năng này cần được nắm bắt ngay từ tuổi nhỏ để giúp
con người phát triển một cách toàn diện. Chính vì thế kỹ năng này đã được
nhiều nhà giáo dục quan tâm và phát triển.
Năm 1976, William Zartman đã đưa ra câu nói nổi tiếng: “Thời đại của
chúng ta là một thời đại của sự thỏa thuận. Những gì chúng ta có được từ rất
lâu trong quá khứ sẽ dẫn đường cho những quy tắc mới, những vai trò mới và
những mối quan hệ mới… Sự thỏa thuận là con đường đi của chúng ta trong
cuộc sống” [60, tr2-3].
Năm 1979, Neil Rackham, trong một nghiên cứu của mình đã cho rằng
trong một nhóm học cần có sự thỏa thuận, phân chia công việc giữa các thành
viên trong nhóm với nhau, mỗi thành viên có quyền lựa chọn và thỏa thuận
với bạn để thực hiện các công việc mà mình yêu thích, có như thế mới tạo nên
sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên, hình thành kỹ năng thỏa thuận để
giúp nhau hoàn thành công việc chung một cách tốt nhất. Sự thỏa thuận cần
phải đảm bảo hai vấn đề là: sự tuân thủ và sự thống nhất giữa đôi bên [58,
tr74-75]
Louise Nieuwmeijer cũng đã đưa ra hình thức huấn luyện theo dõi trực
quan. Với hình thức này, họ đã chia người học ra thành từng nhóm hoạt động.
Thông qua các nhóm hoạt động này, các học sinh được giáo viên tạo điều
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Hồng Vân
9
kiện trò chuyện, đàm thoại, thỏa thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng thực hiện
một tác vụ, thông qua sự trao đổi đó nhằm hình thành kỹ năng thỏa thuận và
nâng cao hiệu quả dạy học [58, tr29]
Năm 2002, Michael L.Spangle và Myra Warren Isenhart trong nghiên
cứu của mình đã nhấn mạnh: học sinh cần được tạo điều kiện trong việc chọn
bạn lập nhóm để cùng nhau thỏa thuận thực hiện nhiệm vụ của giáo viên đề
ra. Sự thỏa thuận phân chia nhiệm vụ phải hợp lý với sở trường của từng
thành viên, có như thế sẽ phát huy thế mạnh của mỗi người. Các học viên
được quyền lựa chọn những phần việc phù hợp với khả năng của mình và như
thế kết quả thành công sẽ được phát huy đến mức cao nhất. Việc thỏa thuận
giữa các thành viên trong nhóm với nhau tạo nên một hiệu quả đặc biệt trong
việc hình thành tính độc lập, không ỷ lại vào các thành viên khác trong nhóm
[57, tr14].
Ira G.Asherman và Sandra Vance Asherman, trong nghiên cứu của
mình, đã chia học sinh theo nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm, mỗi
người lại có những kỹ năng khác nhau. Qua đó, khi ông giao một nhiệm vụ,
các nhóm có sự thỏa thuận tốt để mỗi người làm phần việc phù hợp với khả
năng của mình thì thời gian hoàn thành nhiệm vụ được giao lại nhanh hơn các
nhóm không có sự thỏa thuận. [55, tr167]
Ralph A.Johnson cho rằng, sự điều chỉnh và sự hòa giải là hai điều cần
thiết giúp cho việc thỏa thuận được diễn ra một cách liên tục, và bằng việc
nêu lên vấn đề cần giải quyết, mỗi trẻ tham gia sẽ nhận ra trách nhiệm cụ thể
của mình trong quá trình thỏa thuận. Tuy nhiên, giáo viên cũng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình thỏa thuận, nếu có xung đột xảy ra, giáo viên phải
biết hòa giải và đôi khi giáo viên phải quyết định thay cho trẻ. Giáo viên phải
lắng nghe và biết cách phân xử hợp lý, để các trẻ chấp nhận và làm theo
những điều đã thỏa thuận. Sự thỏa thuận cần dựa trên một số các yếu tố cần
thiết sau đây: [53]