Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp phát triển kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
TRƯƠNG THỊ LỆ CHI
Một số biện pháp phát triển kỹ năng hoạt
động nhóm cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với môi
trường xung quanh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- 2 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ông cha ta đã nói:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Như vậy sức mạnh của tinh thần đoàn kết không ai trong chúng ta có
thể phủ định được. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật thì yêu cầu hợp tác, đoàn kết chia sẻ với nhau trong công việc là cần
thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì không ai là hoàn hảo, hợp tác làm việc chung với
nhau để đạt mục đích công việc, được gọi chung là quá trình hoạt động nhóm,
tại đây sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và họ sẽ bổ sung cho
nhau. Để quá trình hoạt động nhóm có được kết quả tốt nhất thì những kỹ
năng cần thiết trong hoạt động nhóm là rất quan trọng. Đây là một kỹ năng
không thể thiếu đối với mỗi con người thời hiện đại.
Hiện nay, trên thế giới HĐN trở nên rất phổ biến. Đối với người Châu
Âu và người Châu Mỹ, họ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm. Do vậy
họ làm việc rất nhẹ nhàng. Đối với Nhật Bản trong buổi hội thảo của công ty,
ông Giám đốc VJCC tại Hà Nội khi tham dự phát biểu đã nói rằng: "Người
Việt Nam làm việc rất thông minh, cần cù, khi được các chuyên gia hướng
dẫn thì họ biết phải làm gì và học hỏi rất nhanh và thực tế là các bạn làm việc
tốt hơn 3 lần so với người Nhật của chúng tôi nhưng chỉ là khi các bạn làm
một mình. Tuy nhiên, khi các bạn làm việc tập thể thì các bạn làm không tốt
bằng người Nhật chúng tôi, vì khả năng làm việc nhóm của các bạn không tốt
bằng người Nhật, và tôi có thể khẳng định rằng khi làm việc tập thể thì 3
người Việt Nam mới bằng 1 người Nhật".
Như vậy, đối với người Việt trẻ, từ “Teamwork”(phương thức làm việc
theo nhóm) đã được nói đến nhiều, nhưng hình như nó vẫn chỉ được nghe nói
chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa, họ ít thành công trong những
dự án làm việc theo nhóm. Nguyên nhân chính của mặt hạn chế này là vì
- 3 -
chúng ta chưa có ý thức và tinh thần hợp tác cao trong khi làm việc tập thể,
theo nhóm. Trình độ tri thức, tâm lý ỷ lại, hoặc ganh tị nhau hoặc thiếu trách
nhiệm, thiếu tin tưởng lẫn nhau. Ngày nay, kỹ năng HĐN là một trong những
kỹ năng đang được các nhà giáo dục đưa vào áp dụng trong trường học của
mình nhằm phục vụ cho chất lượng trong công tác giáo dục.
Là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu giáo
dục mầm non trong chương trình đổi mới hiện nay là giúp cho trẻ phát triển
tốt về thể chất, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách. Hướng đến phát triển ở trẻ những tiềm năng và năng lực tối đa. Nhấn
mạnh vào việc hình thành những giá trị, các kỹ năng HĐN cần thiết cho bản
thân trẻ như: tự tin, mạnh dạn, tự lực, linh hoạt, sáng tạo, chia sẻ, hợp tác.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh trẻ 5- 6 tuổi đã định hình nền
móng cho tính tình, đồng thời đây chính là một bước ngoặt quan trọng trong
giai đoạn phát triển của trẻ, trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Đó là sự chuyển đổi qua
một lối sống mới với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một địa vị
mới trong xã hội, chuyển qua những quan hệ mới với người lớn và với bạn bè
cùng tuổi.
Quan tâm không đúng mức tới biện pháp phát triển kỹ năng HĐN cho
trẻ MG đặt biệt trẻ 5-6 tuổi trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nói
chung và hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ nói riêng sẽ dẫn tới việc bỏ
lỡ những phương tiện thuận lợi trong việc hình thành cơ sở nhân cách, phát
triển kỹ năng cần thiết và làm hạn chế quá trình học tập sau này của trẻ.
Hoạt động làm quen với MTXQ là một trong những phương tiện có
hiệu quả nhất để hình thành kỹ năng HĐN cho trẻ. Bởi làm quen với MTXQ
chính là tìm hiểu khám phá cuộc sống, đồ vật, con nguời, với những tình cảm,
suy nghĩ, hành động của chính trẻ. Hay nói cách khác làm quen với MTXQ là
tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội nơi mà trẻ sống. Chính vì thế, thông qua
hoạt động này trẻ có rất nhiều cơ hội để trẻ có thể làm việc cùng nhau, cùng
nhau đàm phán, thoả thuận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau để cùng
- 4 -
thực hiện công việc chung. Bên cạnh đó, với sự hướng dẫn, điều khiển của cô
giáo, trẻ không chỉ được lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội do cô giáo
cung cấp mà trẻ còn học được cách làm thể nào để sử dụng các kỹ năng, biết
khi nào thì sử dụng nó. Trẻ được cùng với bạn bè học cách nhận ra các tình
huống có thể sử dụng các kỹ năng một cách hợp lý.
Như vậy, để khắc phục những khó khăn trong tương lai, phát huy hết
khả năng của bản thân nâng cao năng lực nhận thức, tạo điều kiện cho trẻ làm
quen với quá trình HĐN ngay khi trẻ còn là mầm non đang phát triển, chúng
ta cần có kế hoạch hình thành, phát triển kỹ năng, thói quen hoạt động nhóm.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng
hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với môi trường xung quanh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng HĐN cho
trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ nhằm nâng
cao hiệu quả học tập của trẻ, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị cho trẻ bước vào
trường phổ thông.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp phát triển kỹ năng HĐN cho trẻ MG lớn
trong hoạt động làm quen với MTXQ tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ và
20-10 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ MG lớn làm quen với MTXQ
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển kỹ năng HĐN cho trẻ MG lớn thông qua
hoạt động làm quen với MTXQ
- 5 -
5. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp đề xuất trong đề tài thì ngoài việc lĩnh hội
được tri thức khoa học trẻ còn phát triển được kỹ năng HĐN là một trong
những cần thiết cho quá trình học tập và cuộc sống sau này của trẻ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kỹ năng
HĐN cho trẻ MG lớn.
6.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng HĐN cho trẻ MG lớn
trong hoạt động làm quen với MTXQ.
6.3. Thực nghiệm các biện pháp phát triển kỹ năng HĐNcho trẻ MG lớn
trong hoạt động làm quen với MTXQ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Dự giờ hoạt động làm quen với MTXQ của giáo viên tại trường mầm
non. Quan sát biểu hiện về kỹ năng HĐN của trẻ khi tham gia hoạt động làm
quen với MTXQ.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Chúng tôi tiến hành trò chuyện, trao đổi với giáo viên và trẻ MG lớn
nhằm tìm hiểu về nhận thức và cách thức tổ chức HĐN trong hoạt động làm
quen với MTXQ, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên và trẻ
gặp phải trong quá trình tổ chức HĐN.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên các trường mầm non về
nhận thức, thái độ, kinh nghiệm và các biện pháp phát triển kỹ năng HĐN cho
trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động làm quen với MTXQ.
- 6 -
7.2.4. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm
chứng hiệu quả của các biện pháp đề xuất ở chương 2 và khẳng định sự phù
hợp của kết quả thu được với giả thuyết khoa học.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu nhằm đưa ra kết quả của quá trình điều tra.
8. Những đóng góp mới
8.1. Về lý luận
Hệ thống các vấn đề lí luận về kỹ năng HĐN và hoạt động cho trẻ làm
quen với MTXQ
8.2. Về thực tiễn
Xây dựng và thực nghiệm được một số biện pháp phát triển kỹ năng
HĐN cho trẻ MG lớn thông qua hoạt động làm quen với MTXQ
9. Cấu trúc khóa luận
Phần mở đầu
Phần nội dung
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Chương 2: Các biện pháp phát triển kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với MTXQ
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận và kiến nghị sư phạm