Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn thủ công lớp 3
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
4.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1291

Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn thủ công lớp 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH

SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG LỚP 3

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Thúy

GVHD : Ths. Trần Thị Kim Cúc

Lớp : 14STH

Đà Nẵng, tháng 01/2018

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.s Trần Thị Kim Cúc –

ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn và sát cánh cùng em trong suốt quá trình thực hiện đề

tài.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giảng viên khoa

Giáo dục Tiểu học đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích và thiết thực để em

có đƣợc hôm nay.

Đồng thời, em xin gửi lời tri ân đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và học

sinh ở trƣờng tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ cũng nhƣ trƣờng tiểu học Nguyễn Văn

Trỗi đã tạo điều kiện, chỉ dẫn, cộng tác với em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ

phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong quá trình tìm tài liệu để thực hiện

khóa luận.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng mới chỉ là bƣớc đầu tập dƣợt nghiên cứu khoa

học nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp

của quý thầy cô để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018

Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thúy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..................................................................3

4.1 Khách thể nghiên cứu.................................................................................3

4.2 Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3

6. Giả thuyết khoa học................................................................................................3

7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................4

8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................4

8.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận................................................................4

8.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................4

8.2.1 Phƣơng pháp điều tra bằng Anket .....................................................................4

8.2.2 Phƣơng pháp quan sát:............................................................................4

8.2.3 Phƣơng pháp trò chuyện:........................................................................4

8.2.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: ......................................................4

8.3 Phƣơng pháp thống kê toán học ....................................................................4

9. Cấu trúc đề tài:..................................................................................................5

PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................................6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................6

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................................6

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.........................................................................6

1.1.1.1 Khái niệm về sáng tạo ....................................................................................6

1.1.2 Kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa.............................................................12

1.1.3 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của môn Thủ công ở tiểu học .....................16

1.1.3.1 Vị trí môn Thủ công ở tiểu học.....................................................................16

1.1.3.2 Mục tiêu của môn Thủ công ở tiểu học .............................................16

1.1.3.3 Nhiệm vụ của môn Thủ công ở tiểu học ............................................17

1.1.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3...............................................18

1.1.4.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3..............................................................18

1.1.4.2 Đặc điểm sinh lí của học sinh lớp 3 .............................................................20

1.1.5 Khả năng tƣ duy, thực hành kĩ thuật và sáng tạo của học sinh lớp 3

trong môn Thủ công .................................................................................................20

1.1.5.1 Khả năng tư duy kĩ thuật của học sinh lớp 3................................................20

1.1.5.2 Khả năng thực hành kĩ thuật của học sinh lớp 3..........................................22

1.1.5.3 Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 3 .........................................................23

1.1.6 Các phƣơng pháp dạy học trong môn Thủ công ở tiểu học..................24

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................31

1.2.1 Mục tiêu môn Thủ công lớp 3 .........................................................................31

1.2.2 Nội dung môn Thủ công lớp 3 ........................................................................31

1.2.3 Thực trạng dạy và học môn Thủ công ở Tiểu học................................33

1.2.4 Thực trạng dạy học môn Thủ công lớp 3 ở trƣờng tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ,

thành phố Đà Nẵng...................................................................................................34

1.2.4.1 Thực trạng học tập môn Thủ công ở lớp 3...................................................34

1.2.4.2 Thực trạng dạy học môn Thủ công ở lớp 3 ..................................................38

CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO

CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG .............................44

2.1 Cơ sở xây dựng biện pháp ...........................................................................44

2.1.1 Dựa vào mục tiêu, nội dung chƣơng trình môn Thủ công lớp 3 ..........44

2.1.2 Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3.................................44

2.1.3 Dựa vào kết quả điều tra thực trạng ................................................................44

2.2 Các biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Thủ

công ..........................................................................................................................45

2.2.1 Tổ chức học tập môn Thủ công theo nhóm ..........................................45

2.2.1.1 Cở sở lí thuyết của biện pháp.......................................................................45

2.2.1.2 Cách thức sử dụng biện pháp ...............................................................46

2.2.1.3 Ví dụ minh họa ......................................................................................48

2.2.2 Vận dụng kĩ thuật động não..................................................................49

2.2.2.1 Cở sở lí thuyết của biện pháp ...............................................................49

2.2.2.2 Cách thức sử dụng biện pháp ...............................................................50

2.2.2.3 Ví dụ minh họa ......................................................................................51

2.2.3 Tăng cƣờng tổ chức trò chơi học tập ....................................................52

2.2.3.1 Cở sở lí thuyết của biện pháp.......................................................................52

2.2.3.2 Ví dụ minh họa ......................................................................................53

2.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Thủ công.........................55

2.2.4.1 Cở sở lí thuyết của biện pháp.......................................................................55

2.2.4.2 Cách thức sử dụng biện pháp.......................................................................57

2.2.4.3 Ví dụ minh họa..............................................................................................58

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................................60

3.1 Mục đích thực nghiệm.................................................................................60

3.2 Đối tƣợng thực nghiệm................................................................................60

3.3 Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................................60

3.3.1 Nội dung thực nghiệm.....................................................................................60

3.3.2 Phƣơng pháp thực nghiệm...............................................................................60

3.3.3 Tiêu chí thực nghiệm.......................................................................................60

3.4 Tiến hành thực nghiệm.......................................................................................61

3.4.1 Khảo sát trƣớc thực nghiệm ............................................................................61

3.4.2 Thực nghiệm hình thành..................................................................................63

3.5 Kết quả thực nghiệm ..........................................................................................63

PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................69

PHỤ LỤC.....................................................................................................................................70

DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỐ LIỆU

TÊN DANH MỤC

SỐ

TRANG

Bảng 1.1 : Mức độ yêu thích của học sinh đối với môn Thủ công 35

Bảng 1.2: Lí do yêu thích môn Thủ công của học sinh 35

Bảng 1.3: Thái độ của học sinh sau khi hoàn thành sản phẩm 36

Bảng 1.4: Cách thức trình bảy sản phẩm 36

Bảng 1.5: Các hoạt động học tập yêu thích của học sinh trong môn

Thủ công 37

Bảng 1.6: Mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh 37

Bảng 1.7: Mức độ yêu thích của học sinh đối với các cách hƣớng dẫn 38

Bảng 1.8: Nhận thức của giáo viên về định nghĩa tƣ duy sáng tạo 39

Bảng 1.9: Tầm quan trọng của phƣơng pháp dạy học tích cực 40

Bảng 1.10: Mức độ vận dụng các phƣơng pháp dạy học mới 41

Bảng 1.11: Biểu hiện của sự sáng tạo của học sinh 42

Biểu đồ 3.1: So sánh trƣớc và sau thực nghiệm 65

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong chƣơng trình các môn học ở tiểu học, Thủ công là một môn mang đậm

tính thực hành. Việc dạy Thủ công chiếm một vị trí quan trọng, là môn học không

thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học. Ở tiểu học, môn học

này giúp cho các em có các kĩ năng cơ bản và rèn luyện những đức tính nhƣ kiên

trì, tỉ mỉ, thêm vào đó, các em đƣợc thỏa sức thực hành, sáng tạo để tạo nên các tác

phẩm của riêng mình.

Tiểu học là bậc học nền tảng cho những bậc học tiếp theo, là tiền đề cho quá

trình đào tạo và phát triển năng lực của một công dân trong tƣơng lai. Vì vậy, trong

Luật giáo dục, Điều 27: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tụ học trung học cơ sở”; và Điều 28

có đề cập: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,

chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;

bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng

vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng

thú học tập cho học sinh.” Nhƣ vậy, phát triển tính sáng tạo cho học sinh, từ đó

giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện là một trong những mục tiêu của giáo

dục tiểu học. Điều này cho thấy, vấn đề nghiên cứu và phát huy tính sáng tạo của

học sinh tiểu học là rất cần thiết.

Phát triển tƣ duy sáng tạo là một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học. Song

thực tế dạy học môn Thủ công hiện nay ở trƣờng tiểu học còn chƣa đƣợc chú trọng.

Nhiều ngƣời vẫn cho rằng dạy học sinh nắm hết nội dung bài giảng đã là điều khó

nói gì đến việc phát triển tính sáng tạo cho học sinh, nhất là với một môn học mà

thực tế thƣờng bị coi là môn phụ nhƣ Thủ công. Một số giáo viên chƣa nhận thức

đúng đắn về vai trò của Thủ công với sự phát triển tƣ duy, trí tƣởng tƣợng và óc

sáng tạo của học sinh.

Hơn nữa, năng lực vận dụng của giáo viên về phƣơng pháp dạy môn học

Thủ công còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Các hoạt động dạy học thƣờng

đơn điệu, không kích thích đƣợc hứng thú và nhu cầu khám phá của học sinh. Giáo

viên chƣa mạnh dạn trong việc dạy học phù hợp với các đối tƣợng học sinh trong

lớp và hoàn cảnh của từng địa phƣơng, nên còn tình trạng hầu hết dạy một cách thụ

động theo hƣớng dẫn trong sách giáo khoa. Việc dạy học Thủ công còn mang tính

khuôn mẫu bằng hình thức nêu lí thuyết, hƣớng dẫn mẫu rồi cho học sinh thực

hành, ít chú trọng đến tính chủ động và khả năng thực hành của học sinh. Vì vậy,

các bài thực hành của học sinh thƣờng chỉ mang tính khuôn mẫu theo yêu cầu của

2

giáo viên chứ chƣa có khả năng thực hành sáng tạo của học sinh. Một số giáo viên

cho rằng Thủ công chỉ là một môn phụ nên hiệu quả dạy học chƣa cao. Việc dạy

Thủ công chƣa đƣợc quan tâm thực sự thì làm sao có thể phát huy tính sáng tạo cho

học sinh?

Từ những nguyên nhân trên, tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp phát huy

tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Thủ công lớp 3” nhằm góp phần

vào nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn Thủ công ở tiểu học.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, vào những năm 50 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu một cách có hệ

thống, có phƣơng pháp về sáng tạo đƣợc quan tâm. G.P.Guilford đã đề cập đến vấn

đề sáng tạo, khẳng định ý nghĩa của sáng tạo và đặt ra vấn đề: Có thể nhận biết và

phát triển khả năng sáng tạo của con ngƣời hay không? Nếu có thể thì cần tiến hành

nhƣ thế nào? Ông đã khuyến khích, cổ vũ những nhà nghiên cứu tâm lí tham gia

lĩnh vực mới mẻ này.

Từ đó có nhiều hoạt động phong phú về sáng tạo nhƣ A.Osborn rất quan tâm

đến tƣ duy sáng tạo, đã phát minh ra phƣơng pháp “Tạo cho mình nhiều ý tƣởng”

đƣợc gọi là “ Phƣơng pháp tập kích não”. A.N.Luk, N.G.Alexayev, E.M.Miarsky

nghiên cứu vấn đề về tƣ duy sáng tạo trong nhà trƣờng, vấn đề giáo dục và phát

triển khả năng sáng tạo cho học sinh. Nghiên cứu của Sternbeg, Farrari,

Clinkenbeard và Grigorenko đã chỉ ra rằng không chỉ sáng tạo cần động lực mà

sáng tạo còn tạo ra động lực. Khi học sinh đƣợc đánh giá cao về khả năng sáng tạo

của mình, kết quả học tập sẽ đƣợc nâng lên. Có cơ hội đƣợc sáng tạo, học sinh sẽ

tìm lại đƣợc động lực học tập của mình.

Trong những năm gần đây ở Việt Nam, lĩnh vực sáng tạo và phát triển tƣ duy

sáng tạo rất đƣợc các nhà khoa học quan tâm. Có các công trình nghiên cứu tiêu

biểu nhƣ: “ Sáng tạo – bản chất và phƣơng pháp chuẩn đoán” của Nguyễn Huy Tú

và Phan Thành Nghị; “Những trò chơi khéo tay và sáng tạo” của Nguyễn Hạnh;

“Phát huy tính sáng tạo của trẻ” Nguyễn Mạnh Linh… Nội dung các công trình

nghiên cứu về phát huy sáng tạo trong môn Thủ công – Kĩ thuật nhƣ: “Phát triển tƣ

duy sáng tạo cho học sinh tiểu học trong hoạt động lắp ghép mô hình kĩ thuật môn

Kĩ thuật lớp 4,5”; tác giả đã nghiên cứu về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy,

thiết kế một số bài học trong nội dung lắp ghép mô hình kĩ thuật, tìm hiểu khả năng

sáng tạo của học sinh và đề xuất một số biện pháp phát triển tƣ duy sáng tạo cho

học sinh qua môn Kĩ thuật. Còn về Thủ công, tác giả Phan Thị Chiến đã có bài

nghiên cứu: “Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học

môn Thủ công lớp 1”, tác giả đã tìm hiểu nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy

3

Thủ công lớp 1 và đƣa ra một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh qua

môn Thủ công lớp 1.

Những tài liệu trên đây đã tìm hiểu về vấn đề sáng tạo, chƣa có tài liệu nào đề

cập đến việc phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Thủ công lớp

3. Tuy nhiên, đó là những tài liệu quý giá mà chúng tôi tham khảo trong quá trình

thực hiện đề tài.

3. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài chỉ ra hiện trạng mức độ

tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn Thủ công, trên cơ sở đó đề xuất

một số biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn

Thủ công.

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Thủ công lớp 3.

4.2Đối tƣợng nghiên cứu

Biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong môn Thủ công.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh

lớp 3 trong môn Thủ công.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh ở

trƣờng tiểu học hiện nay và mức độ phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

lớp 3.

- Đề xuất một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong

môn Thủ công.

- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm các biện pháp đã đề xuất để đánh giá tính

khoa học, đúng đắn của các biện pháp và kiểm chứng giả thuyết khoa học

mà đề tài đã đƣa ra.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu trong hoạt động dạy học môn Thủ công, giáo viên biết sử dụng các biện

pháp phù hợp thì học sinh sẽ không còn thực hiện một cách rập khuôn, máy móc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!