Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học ở lớp 1, 2.
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1337

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học ở lớp 1, 2.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy

học các yếu tố hình học ở lớp 1, 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2

Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo nên những con người mới, con người

phát triển toàn diện. Cơ sở nền móng của sự phát triển này là học sinh cấp tiểu học.

Việc giáo dục học sinh tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua các môn học

trong nhà trường, trong đó môn Toán giữ một vị trí quan trọng góp phần thực hiện

mục tiêu trên.

Trong môn toán tiểu học, hình học là một bộ phận được gắn bó mật thiết với

các kiến thức về số học, đại số, đo lường và giải toán, từ đó tạo thành bộ môn toán

thống nhất.

Các bài toán hình học ở tiểu học giúp các em phát triển tư duy về hình dạng

không gian. Từ tri giác như là một cái "toàn thể" (lớp 1, 2) đến việc nhận diện hình

học qua việc phân tích đặc điểm các hình bằng con đường trực giác (lớp 3, 4, 5).

Qua các lớp học, kiến thức hình học được nâng dần lên và cuối cấp (lớp 5) có biểu

tượng về tính chu vi diện tích, thể tích. Học sinh được làm quen với các đơn vị đo

độ dài, các đoạn thẳng, diện tích các hình học phẳng, hình học không gian, thể tích

các hình hộp. Thông qua bộ môn hình học các em được làm quen với tên gọi, công

thức, ký hiệu, mối liên quan giữa các đơn vị. Biết biến đổi các đơn vị do. Qua đó

biết tự phát hiện các sai lầm khi giải toán hình học.

Như vậy, thông qua việc "Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học" giúp các em

nắm được kiến thức đầy đủ, tổng hợp về môn toán. Từ đó góp phần phát triển tư

duy cho các em một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, trang bị cho các em vốn kiến thức

cơ bản về hình học phẳng, hình học không gian để làm cơ sở cho việc học hình học

ở cấp học trên.

Trong chương trình toán tiểu học, các yếu tố hình học được sắp xếp từ dễ đến

khó, từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, rồi đến khái quát vấn đề. Theo đặc

điểm cấu trúc nội dung chương trình toán thì các yếu tố hình học nằm rải rác, xen

kẽ các nội dung khác trong chương trình. Chính vì điều này đã thể hiện tính thống

nhất và quan điểm tích hợp trong cấu trúc nội dung, nên được coi là một ưu điểm,

tuy nhiên cũng tạo ra một số khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình

truyền đạt và lĩnh hội tri thức.

Dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 1,2 như thế nào để đạt được hiệu quả

cao nhất, phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, phù hợp với yêu cầu

đổi mới của phương pháp dạy học là điều mà rất nhiều nhà sư phạm quan tâm.

3

Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học nói riêng,

môn toán ở lớp 1,2 nói chung, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học ở lớp 1, 2.”

2. Lịch sử vấn đề

Cùng với sự phát triển của xã hội, khả năng nhận thức của học sinh cũng có

những bước phát triển rõ rệt. Vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy toán nói

riêng được các nhà giáo dục cũng như nhiều giáo viên quan tâm. Đã có rất nhiều đề

tài nghiên cứu về nhiều lĩnh vực trong việc giảng dạy toán ở Tiểu học và trong số

đó không ít người nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy toán

ở Tiểu học.

Thông qua tiết toán về các biểu tượng hình học, việc dạy các yếu tố hình học

góp phần kích thích sự phát triển tư duy của học sinh. Các yếu tố hình học sẽ giúp

các em nhận thứcvà phân tích tốt hơn thế giới xung quanh. Không ít giáo viên đã

nhận thức được điều này, nhưng do điều kiện nên chưa có giáo viên nào nghiên cứu

vấn đề này. Đây cũng là vấn đề mà các nhà sư phạm quan tâm

Một số bài viết có liên quan như:

- Đỗ Trung Hiệu – Đỗ Đình Hoan- Vũ Dương Thụy- Vũ Quốc Chung,

phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học, NXB GD, 1995.

- Hà Sĩ Hồ - Đỗ Đình Hoan –Đỗ Trung Hiệu, phương pháp dạy học toán ( giáo

trình trung học sư phạm).

- Phạm Đình Thực, Giảng dạy hình học ở Tiểu học NXB GD, 2006

- Đỗ Đình Hoan, Một số vấn đề về môn toán bậc Tiểu học, NXB GD

Trên đây là một số bài viết có liên quan đến việc dạy học toán, nhưng về vấn

đề làm thế nào để dạy học tốt các yếu tố học ở tiểu học thì vẫn chưa có bài viết nào

đi sâu nghiên cứu. Với mong muốn đem lại hiệu quả dạy học các yếu tố hình học ở

lớp 1, 2 tôi đã nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy

học các yếu tố hình học ở lớp 1, 2”

3. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu một số vấn đề chung về đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học đặc biệt là

học sinh lớp 1, 2.

4

- Tìm hiểu nội dung kiến thức Toán ở Tiểu học và mảng kiến thức về “yếu tố hình

học” lớp 1, 2.

- Tìm hiểu thực trạng dạy các yếu tố hình học ở lớp 1, 2, tìm ra nguyên nhân dẫn

đến thực trạng đó

- Xây dựng một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố

hình học lớp 1,2.

- Cũng qua quá trình thực hiện bài tập nghiên cứu này, tôi muốn có trong tay một

vốn kinh nghiệm phục vụ cho việc dạy học sau này.

4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

- Qúa trình dạy học các yếu tố hình học lớp 1,2

4.2. Đối tượng nghiên cứu

- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học cho học

sinh lớp 1, 2.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Một số vấn đề về hoạt động học của học sinh và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

các yếu tố hình học cho học sinh lớp 1,2.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 1,2.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học ở

lớp 1, 2.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu trong dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 1,2, giáo viên có biện

pháp dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc trưng môn học và đặc điểm nhận

thức của học sinh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

7. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện và thời gian hạn chế nên tôi chỉ có thể đề xuất một số biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học ở lớp 1, 2 và tiến hành thực

hành tại trường tiểu học.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp thu thập tài liệu

5

Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để thu thập

thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.

8.2. Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu bài tập để kiểm tra kiến thức của học sinh về yếu tố hình học đã

được học.

8.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát các giờ dạy ở lớp 1, 2.

8.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án môn Toán lớp 1, 2 có sử dụng biện

pháp để nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học.

8.5. Phương pháp phân tích tổng hợp

Từ việc nghiên cứu lí luận, quan sát, thực nghiệm sư phạm, thống kê, điều tra,

tôi đã phân tích tổng hợp kết quả nghiên cứu được

9. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

- Đề tài gồm 3 phần

Phần mở dầu

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học

ở lớp 1, 2.

Chương 3: Thực nghiệm

Phần kết luận

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

6

1.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1.Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

1.1.1.1.Tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1,2 nói riêng thường

mang tính tổng thể, ít đi sâu vào chi tiết do đó các em phân biệt đối tượng gần giống

nhau, còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn nhầm lẫn giữa các đối tượng

gần giống nhau chẳng hạn thời điểm và khoảng thời gian. Vì vậy việc đưa ra một số

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học giúp các em nhận

biết được bản chất của đối tượng để có được tri thức chính xác nhằm phát triển tri

giác cho các em.

Ở các lớp đầu tiểu học, tri giác thường gắn với các hoạt động thực tiễn. Tri

giác sự vật nghĩa là phải làm một cái gì đó với sự vật, trực tiếp tiếp xúc với sự vật (

cầm, nắm, tháo gỡ sự vật). Đối với các em diện tích và thời gian là những khái niệm

khó. Trẻ không nhìn thấy thời gian và diện tích. Đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt

đầu mang tính xúc cảm. Các em thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc

sỡ hấp dẫn, tri giác của các em đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng￾tri giác có chủ định.

Vì vậy khi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu

tố hình học cho học sinh lớp 1, 2 chúng ta cần thông qua những hoạt động diễn ra

trong sinh hoạt hằng ngày, thông qua hình ảnh minh họa sinh động, thu hút trẻ bằng

các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi

đó sẽ kích thích các em cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.

1.1.1.2. Tư duy

Tư duy của học sinh tiểu học mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế là

tư duy trực quan hành động. Các thao tác của tư duy đã liên kết với nhau thành

thống thể nhưng liên kết đó chưa hoàn toàn tổng quát. Học sinh có khả năng nhận

thức cái bất biến và hình thành kỹ năng bảo toàn. Các phẩm chất tư duy chuyển dần

từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Tư duy có bước tiến rất quan trọng

phân biệt được phương tiện định tính, định lượng.

Vì vậy trong dạy học các yếu tố hình học, giáo viên nên đưa ra nhiều bài tập

để học sinh thao tác tư duy. Từ đó các em sẽ hình thành kỹ năng và ứng dụng vào

thực tế cuộc sống.

7

1.1.1.3. Chú ý

Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát,

điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế.

Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan

sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu

dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung

lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.

Ở cuối tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều khiển chú ý của

mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế. Ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý

chí trong hoạt động học tập. Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn

của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một

việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.

Vì vậy trong dạy học các yếu tố hình học cần đưa ra những biện pháp phù

hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học mới thu hút được sự chú ý của

học sinh, phát huy được hứng thú trong học tập, như vậy dạy học mới đạt hiệu quả.

1.1.1.4. Trí nhớ

Ở bậc tiểu học trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ￾logic

Giai đoạn lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu

thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có

ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa

hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.

Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường.

Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định

còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em,

sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm và hứng thú của các em.

Vì vậy, giáo viên phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi

vấn đề, xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ để diễn đạt nội

dung cần ghi nhớ phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ học thuộc và đặc biệt phải

hình thành ở các em tâm lí hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.

Khi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố

hình học, giáo viên cần giúp các em ghi nhớ tốt các biểu tượng hình học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!