Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh khánh hòa
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
764.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
765

một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh khánh hòa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lôøi môû ñaàu

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là một

trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Thực tiễn hoạt

động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù

doanh nghiệp nhà nước được giao phó vai trò chủ đạo song hoạt động của chúng có

nhiều điểm bất cập. Đa số các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát

tài sản của Nhà nước một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy cho tới nay, vấn đề sắp

xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để loại hình doanh nghiệp này trở thành động

lực chủ yếu của nền kinh tế luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Một

trong những giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước được thực hiện có hiệu quả

và mang lại nhiều thay đổi triệt để trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là cổ

phần hóa.

Cổ phần hóa là một biện pháp quan trọng trong việc sắp xếp đổi mới phát triển

và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tương đối triệt để và phù hợp với chủ

trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và

Nhà nước ta. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ

rõ. Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các

tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà

nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên đồng thời thu hút mạnh các

nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong

việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Khánh Hòa là một trong những Tỉnh có tiềm năng to lớn về du lịch, là vùng đất

được mệnh danh “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nhận thức được thế mạnh đó,

Khánh Hòa đã có những chính sách phát triển kinh tế xã hội tạo động lực cho các

thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển góp phần tạo nên những thành tựu to lớn

cho nền kinh tế đất nước. Thông qua công cuộc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà

nước nói chung và công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói riêng, tỉnh

Khánh Hòa đã và đang thực hiện mạnh mẽ công tác cổ phần doanh nghiệp và bước

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

đầu đã đem lại hiệu quả đáng kích lệ. Để hiểu rõ thực trạng công tác cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua, em quyết định chọn

đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là “ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công

tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa”

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh

Hòa trên cơ sở những mặt đạt được và những mặt tồn tại để đề xuất một số biện

pháp hoàn thiện nhằm đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh

Khánh Hòa.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài nghiên cứu công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa

và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà

nước sau khi cổ phần hóa.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nội dung đề tài, đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp

thống kê, tổng hợp, liên hệ, phỏng vấn, quan sát thực tế.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

- Hệ thống hóa toàn bộ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước.

- Tìm hiểu thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh

Hòa và chỉ ra những mặt đạt được và những mặt tồn tại trong công tác cổ phần hóa

tại tỉnh Khánh Hòa

- Đưa ra một số biện pháp góp phần đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa

6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm những

phần sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Chương 2: Thực trạng công tác cổ phần hóa DNNN tỉnh Khánh Hòa.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa các doanh

nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa

Trong quá trình viết đề tài này, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng do trình độ

còn hạn chế cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như thời gian nghiên cứu của

em không nhiều nên không thể tránh những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến

cũng như nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú trong Sở để tự hoàn

thiện cũng như đúc rút kinh nghiệm cho bản thân được tốt hơn hơn.

Với lòng biết ơn chân thành, em xin cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa

kinh tế, trường đại học Nha Trang, và các cô chú phòng tài chính doanh nghiệp tại

Sở tài chính. Đặc biệt là thầy Hoàng Văn Huy và Cô Lê Ngọc Tường Loan đã tận

tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong thời gian qua, để em hoàn thành đề tài tốt

nghiệp của mình.

Nha trang, tháng 11 năm 2006

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hà Vi

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước:

Điều 1, Luật doanh nghiệp nhà nước quy định về doanh nghiệp nhà nước như

sau: “ Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn

điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà

nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”

1.1.2 Vài trò của doanh nghiệp nhà nước:

- Doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng, góp phần để khu vực kinh tế

nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực

thúc đẩy sự phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các trung

tâm kinh tế, văn hóa, đô thị mới, trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn

bộ nền kinh tế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và

tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển.

Việc liên tục đổi mới hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước nói

riêng và kinh tế nhà nước nói chung bước đầu đã giúp hình thành đòn bẩy thu hút

và khuyến khích các thành phần kinh tế khác liên doanh với doanh nghiệp nhà

nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.

- Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng

dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà

nước đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, bảo

đảm các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày một tốt hơn; cung ứng hàng

hóa, vật tư, năng lượng chủ yếu cho sản xuất và đời sống. Doanh nghiệp nhà nước

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh

tế quốc dân, như điện, sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết,... đồng thời

là một trong các lực lượng chủ lực thực hiện các chính sách xã hội thông qua các

doanh nghiệp công ích. (Nhờ có doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang,

chúng ta có khả năng ứng phó đặc biệt có kết quả trong việc khắc phục hậu quả

thiên tai).

Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong các ngành hạ tầng như giao

thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, dịch vụ,... đã tạo điều kiện cho các thành

phần kinh tế khác phát triển.

Mặc dù đã giảm mạnh về số lượng doanh nghiệp và phần tài trợ của Nhà

nước, doanh nghiệp nhà nước vẫn đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm hầu

hết yêu cầu sản phẩm và dịch vụ công ích, các điều kiện giao thông, điện, nước,

thông tin, vật tư, hàng hóa cho xuất khẩu và thị trường trong nước, đóng góp cho

ngân sách nhà nước.

- Doanh nghiệp nhà nước đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện

các chính sách xã hội và ổn định chính trị - xã hội, định hướng công bằng, văn

minh, góp phần cùng với khu vực kinh tế khác giải quyết các vấn đề việc làm, thu

nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa giáo dục, y tế làm

cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao về xuất nhập khẩu. Tốc độ

tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 20%. Doanh nghiệp nhà

nước là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than, gạo,

hàng may mặc. Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm trên 98% tổng số dự

án liên doanh với nước ngoài, đã góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể từ khu vực

này.

- Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong các nguồn thu

của ngân sách nhà nước. Mặt khác, các khoản tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ ngân

sách cho các doanh nghiệp nhà nước đã giảm làm cho phần đóng góp thực của

doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách tăng lên.

- Tổng công ty nhà nước đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh

tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối

cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng

cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia vào các chính sách xã hội.

Đồng thời huy động nguồn lực nội bộ trong toàn bộ tổng công ty kết hợp với các

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới

công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong

nước và mở rộng thị trường nước ngoài.

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một sở hữu

thành Công ty cổ phần, tức là có nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hóa có thể diễn ra tại

các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh và tại

doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa là quá trình đa dạng hóa sở hữu tại doanh

nghiệp

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà

nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể giữ tư cách là một cổ đông,

tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước

sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức doanh nghiệp nhà nước thu

hút thêm vốn thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu để trở thành Công ty cổ

phần.

1.2.2 Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần:

Cổ phần hóa nhằm đạt mục tiêu sau đây: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà

nước là nhằm đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước, huy động nguồn vốn

của người lao động, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu tăng vốn

dài hạn cho nền kinh tế, năng lực kinh doanh, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước,

tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP “ Về việc chuyển công ty nhà nước thành

công ty cổ phần” thay thế Nghị Định 64/2002/NĐ-CP thì mục tiêu và yêu cầu của

việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công cổ phần hiện nay là:

- Chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn

sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ

chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính,

đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức

cạnh tranh của nền kinh tế.

- Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người

lao động trong doanh nghiệp.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình

trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị

trường vốn, thị trường chứng khoán.

Với ba mục tiêu trên, có thể thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong

các doanh nghiệp nhà nước cần được giải quyết một cách cơ bản. Cổ phần hóa là

một biện pháp hữu hiệu để giải quyết cơ bản vấn đề này, đồng thời tạo ra một mô

hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và đáp ứng nhu cầu của kinh doanh hiện đại.

1.2.3 Đối tượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì đối tượng

cổ phần hóa hiện nay là:

- Công ty nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

thực hiện cổ phần hóa, bao gồm: các tổng công ty nhà nước (kể cả ngân hàng

thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước); công ty nhà nước độc lập;

công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu

tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt

là doanh nghiệp cổ phần hóa).

Danh mục công ty nhà nước thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều

lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

- Các công ty nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành cổ

phần hóa khi còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi

giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý; các khoản tổn thất do

lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí cổ phần hóa.

- Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước

thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành khi:

+ Đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán

độc lập.

+ Không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.

1.2.4 Hình thức cổ phần hóa:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì cổ phần

hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay bao gồm ba hình thức sau đây:

- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu

hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có nhu cầu tăng

thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn

của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ảnh trong

phương án cổ phần hóa.

- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán

bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán

toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.

1.2.5 Đối tượng và điều kiện mua cổ phiếu.

Theo Điều 4 Nghị Định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ đối

tượng và điều kiện mua cổ phiếu hiện nay như sau:

- Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động theo luật pháp Việt Nam và

cá nhân người Việt Nam định cư ở trong nước (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư trong

nước) được quyền mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng

không hạn chế.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động

hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là

nhà đầu tư nước ngoài) được mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo

quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ

phần hóa phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt

động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động mua,

bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua cổ phần

đều phải thông qua tài khoản này.

1.2.6 Tác động của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:

Cổ phần hóa có vai trò to lớn trong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nhất

là ở những nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác dụng của cổ phần hóa thể hiện ở các

khía cạnh sau đây:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!