Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Ở nước ta hiện nay, thủy sản được xem như là ngành mũi nhọn trong nền
kinh tê quốc dân do nhu cầu về sản phẩm thủy sản đang có xu hướng gia tăng. Do
đó nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chế biến thủy sản để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt không chỉ ở thị
trường đầu ra mà thị trường đầu vào của sản phẩm thủy sản.
Quá trình sản xuất có được diễn ra liên tục và kịp thời hay không là do nguồn
nguyên liệu thủy sản có được cung cấp đầy đủ và kịp thời hay không. Chính vì vậy,
nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Nhu cầu nguyên liệu
thủy sản cho hoạt động chế biến tăng cao trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng bị
cạn kiệt đã tạo ra cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhiều khó khăn trong
công tác thu mua nguyên liệu. Việc đảm bảo đầy đủ nguyên liệu cho quá trình sản
xuất của doanh nghiệp là một trong yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh
nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với qua thực tế tìm hiểu thực trạng công
tác thu mua nguyên liệu tại Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Khánh Hòa
còn một số tồn tại. Từ đó em chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh
công tác thu mua nguyên liệu tại Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy sản
Khánh Hòa”
2. Mục đích.
Về mặt lý luận:
Thấy được vai trò của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất của
ngành chế biến thủy sản.
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác thu mua nguyên liệu, một
số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu.
Về mặt thực tiễn:
Đánh giá thực trạng công tác thu mua nguyên liệu của Xí nghiệp Khai thác
và Dịch vụ Thủy sản Khánh Hòa.
- 2 -
Đưa ta một số biện pháp nhăm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu của
Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng.
Thực trạng của quá trình thu mua nguyên liệu cũng như các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác thu mua nguyên liệu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phản ánh tình hình thu mua nguyên liệu tại Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ
Thủy sản Khánh Hòa. Số liệu phân tích lấy từ năm 2004 đến 2006
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp – phân tích.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp so sánh.
So sánh tương đối.
So sánh tuyệt đối.
5. Nội dung và kết cấu của đồ án.
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh công tác thu mua nguyên
liệu.
Chương 2: Thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại Xí nghiệp Khai
thác và Dịch vụ Thủy sản Khánh Hòa.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên
liệu.
Trên cơ sở tham khảo tài liệu cùng với kinh nghiệm thực tế ít ỏi, em đã thực
hiện đề tài này với huy vọng góp phần hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu
thủy sản tại Xí nghiệp nói riêng cũng như nguyên liệu nói chung.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi sai sót, rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy cô cũng như các anh chị, cô chú trong Xí nghiệp
để bài đồ án của em được hoàn thiện.
- 3 -
Em xin trân thành cảm ơn đến thầy Phạm Xuân Thủy cùng tất cả các thầy cô
trong khoa kinh tế và các cô chú, anh chị trong Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ
Thủy sản Khánh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Nha Trang, ngày 10 tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Khuất Thị Mai Hanh
- 4 -
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐẨY
MẠNH CÔNG TÁC THU MUA
NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN
- 5 -
1.1. NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA
NGUYÊN LIỆU
1.1.1. Khái niệm nguyên liệu thuỷ sản.
Nguyên liệu thủy sản là những động thực vật sống trong môi trường nước mà
con người khai thác được hoặc nuôi trồng được để tiếp tục đưa vào quá trình sản
xuất công nghiệp. Nguyên liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới, trực tiếp cấu thành nên thực thể
của sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm mới nguyên liệu chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất, chúng bị hao mòn toàn bộ và bị thay đổi về hình thái vật chất ban
đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị, nguyên liệu chuyển toàn bộ
phần giá trị vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
Nguồn nguyên liệu thủy sản rất phong phú và đa dạng, nó bao gồm nguồn
lơi thủy sản nước ngọt và nguồn lợi hải sản. Nguyên liệu thủy sản không chỉ được
thống kê ngoài đại dương, ven bờ biển, các sông hồ, … mà còn một lượng lớn từ
nuôi trồng. Hiện nay, sản lượng nguyên liệu thủy sản từ nuôi trồng chiếm trên 40%
tổng sản luợng thủy sản hàng năm của nước ta và tỷ trọng có xu hướng tăng trong
tương lai.
1.1.2. Đặc điểm
Khác với những tài nguyên khoáng sản khác, nguyên liệu thủy sản có các đặc
thù sau:
1.1.2.1. Khả năng phục hồi tự nhiên của nguồn nguyên liệu thủy sản.
Nguồn nguyên liệu thủy sản là một tài nguyên vô cùng quý giá và có khả
năng tái tạo, có giá trị kinh tế và kỹ thuật, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và
sự phát triển kinh tế của nhân dân ta. Khả năng phục hồi tự nhiên của nguồn nguyên
liệu thủy sản phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của các giống loài thủy sản, môi
trường, điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn, dòng chảy, sinh hóa độ mặn,…và phụ
thuộc vào cường độ khai thác của con người. Vì vậy, để có được nguồn nguyên liệu
ổn định cho sản xuất, chúng ta cần phải biết khai thác nguồn lợi một cách hợp lý,
chủ động áp dụng nhiều biện pháp trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ
sản.
- 6 -
Trong thực tế quản lý để khai thác khả năng này đồng thời duy trì và phát
triển ngành thủy sản một cách ổn định và vững chắc, người ta thường sử dụng một
số biện pháp sau:
Điều chỉnh cường độ khai thác hợp lý bằng cách :
Điều tra thăm dò, xác định trữ lượng chủng loại nguồn lợi.
Trong từng vùng khai thác, dựa vào kích thước cá trưởng thành mà qui định
kích thước mắt lưới để khai thác đối với từng loại.
Nghiêm cấm đánh bắt bằng chất nổ, rà điện, hóa chất,… có tính chất hủy
diệt.
Nguồn lợi thủy sản có khả năng tái tạo thông qua sự chủ động nuôi trồng của
con người hoặc được con người tạo điều kiện cần thiết để tái sinh bù đắp số lượng
do con người khai thác hàng năm hoặc do sự đào thải tự nhiên trong đấu tranh sinh
tồn. Cụ thể:
Chủ động phát triển ngành nuôi.
Áp dụng các biện pháp hiệu quả để phát triển nguồn lợi thủy sản.
1.1.2.2. Tính thời vụ.
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và xuất
khẩu thủy sản. Do tập quán sinh sống và đặc điểm sinh học của các loài nguyên liệu
thủy sản, cùng với sự thay đổi có tính chất chu kỳ trong năm của các điều kiện thủy
lý ( dòng chảy, nhiệt độ, …), thủy hóa (nồng độ muối, các khoáng chất, hàm lượng
oxy, …) và thủy sinh ( hệ sinh vật, địch hại, mồi,…) của môi trường sống tạo nên
sự biến động sản lượng của cơ sở nguyên liệu thủy sản có tính chất chu kỳ. Theo
thống kê, mùa vụ chính của ngành thủy sản phía Bắc từ tháng 12 đến tháng 7 năm
sau, ở phía Nam từ tháng giêng đến tháng 10(âm lịch ).
Đặc tính mùa vụ của cơ sở nguyên liệu là nhân tố chủ yếu gây nên tính mùa
vụ của nguyên liệu thủy sản. Đặc điểm này gây ảnh hưởng đến năng suất lao động
cũng như sản lượng.
Việc nghiên cứu, đánh giá đúng tính mùa vụ sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tổ
chức khai thác, sản xuất. Đồng thời cho phép chúng ta tìm ra những biện pháp khắc
phục tính mùa vụ như tổ chức sản xuất phù hợp giúp cho việc khai thác thủy sản
- 7 -
được hoạt động quanh năm mà không ảnh hưởng đến trữ lượng và phục vụ cho hoạt
động chế biến của ngành chế biến tốt hơn. Cụ thể :
Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hoạt động khai thác
Chú trọng đa dạng hóa các mặt hàng trong chế biến, phải biết tận dụng
khả năng sản xuất bằng cách kết hợp chuyên môn hóa sản xuất với kinh doanh tổng
hợp.
Sơ đồ 1: Sơ đồ biểu diễn tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản.
1.1.2.3. Sự phân bố không đều của nguồn nguyên liệu thủy sản.
Do các đối tượng khai thác có khả năng di chuyển tự do từ vùng này sang
các vùng khác và các vùng của nước ta có điều kiện tự nhiên môi trường có sự khác
nhau, đặc tính thức ăn, nhiệt độ, dòng chảy, độ mặn, …của từng vùng cũng khác
nhau nên việc phân bố nguồn lợi thủy sản có sự khác biệt trên từng ngư trường.
Không phải mùa vụ
cơ sở nguyên liệu
Điều kiện
thời tiết
phù hợp
Điều kiện
thời tiết
không phù
hợp
Điều kiện
thời tiết
cho phép
Điều kiện
thời tiết
không cho
phép
Luật
pháp cho
phép
Luật pháp
không
cho phép
Mùa vụ nguyên
liệu thủy sản
Không phải mùa vụ
nguyên liệu thủy sản
Cơ sở nguyên liệu
Mùa vụ cơ sở
nguyên liệu
- 8 -
Dựa vào sự phân bố không đều của nguồn nguyên liệu để thực hiện hợp lý
hóa cơ cấu đầu tư và xây dựng các trung tâm nghề cá lớn.
Sự phân bố nguồn lợi thủy sản không đều, sản lượng đánh bắt không đều trên
các vùng tạo nên sự không đồng đều về sự cung cấp nguyên liệu trên các địa bàn
khác ở nước ta.
1.1.2.4. Do tính biến động của nguồn nguyên liệu .
Do ảnh hưởng của đặc tính mùa vụ mà nguồn nguyên liệu thủy sản luôn có
sự biến động theo điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, trong từng mùa vụ, thời
tiết ngư trường, thời gian khác nhau.
Các loài cá biển thường có tốc độ di chuyển khá nhanh, có quy luật sinh
trưởng và tập quán sinh sống khác nhau. Chúng quần tụ thành từng đàn và thích
nghi với từng điều kiện môi trường nhất định. Do vậy trữ lượng nguồn lợi thủy sản
luôn có sự biến động, khó xác định chính xác làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
khai thác, làm cho ngành thủy sản mang nhiều yếu tố rủi ro.
1.1.2.5. Đặc điểm mau hư hỏng, ươn thối của nguyên liệu.
Nguyên liệu thủy sản là những động thực vật sống ở dưới nước cho nên khi
khai thác tách chúng khỏi môi trường sống dễ bị hư hỏng và ươn thối trong quá
trình bảo quản và chế biến. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hạn chế khả năng mở
rộng phạm vi hoạt động của ngành khai thác thủy sản, quyết định đến giá thành sản
phẩm và giá trị xuất khẩu.
Để khắc phục được nhược điểm này đòi hỏi trong tổ chức sản xuất phải đảm
bảo tính liên hoàn, gắn kết giữa các khâu khai thác, thu mua, vận chuyển và bảo
quản, chế biến. Đồng thời phải có phương pháp bảo quản và chế biến nhanh chóng,
kịp thời ngay sau khi thu hoạch để giảm tổn thất do đặc tính mau hư hỏng của
nguyên liệu gây ra.
Do đặc tính này mà nguyên liệu thủy sản sau khi mua về cần được chế
biến ngay, tránh tình trạng dự trữ quá lâu làm giảm phẩm chất. Vì vậy, việc thu mua
nguyên liệu cần phải được quan tâm nếu không sẽ không có nguyên tốt cung cấp
cho sản xuất để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh
trên thị trường.
- 9 -
1.1.3. Phân loại và mục đích của phân loại nguyên liệu thủy sản
1.1.3.1. Phân loại
Có nhiều cách để tiến hành phân loại nguyên liệu thủy sản :
Căn cứ vào nguồn hình thành nguyên liệu thủy sản có ba loại nguyên liệu:
Nguyên liệu từ nguồn khai thác khai thác thủy: nguồn này bị giới hạn bởi trữ
lượng tự nhiên của các loài động vật. Tuy nhiên chúng đều có khả năng tái tạo tự
nhiên. Vì vậy nếu biết tổ chức tốt khai thác, bảo vệ môi trường phát triển nuôi trồng
tốt sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu vô tận đáp ứng nhu cầu lâu dài cho sản xuất kinh
doanh ngành thủy sản.
Nguyên liệu từ nguồn nuôi trồng: nguồn này phụ thuộc vào trình độ phát
triển nuôi trồng. Hiện nay nuôi trồng thủy sản đang được chú trọng phát triển để tạo
ra nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất chế biến.
Nguyên liệu từ nhập khẩu: áp dụng chủ yếu ở một số doanh nghiệp chế biến
thủy sản có qui mô lớn. Nguồn nguyên liệu này chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Căn cứ vào thực thể cấu thành nên sản phẩm thủy sản có hai loại nguyên
liệu:
Nguyên liệu chính
Nguyên liệu phụ
Ngoài ra nguyên liệu còn được phân theo kích cỡ và chất lượng.
1.1.3.2. Mục đích của việc phân loại nguyên liệu thủy sản.
Phân loại nguyên liệu đem lại những thuận lợi sau:
Giúp cho việc định giá mua được dễ dàng hơn và chính xác hơn
Sau khi phân loại nguyên liệu sẽ đồng đều về kích cỡ, chất lượng quá trình
sản xuất được hiệu quả hơn.
Giúp cho quá trình bảo quả dễ dàng hơn.
1.1.4. Sự vận động của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Nguyên liệu là đối tượng của quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp
được vận động theo một quá trình liên tục qua nhiều khâu. Quá trình đó được bắt
đầu từ khi nguyên liệu còn là đối tượng lao động trong môi trường tự nhiên, qua
- 10 -
khai thác, sản xuất, được chế biến qua nhiều giai đoạn tạo ra những sản phẩm trung
gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất.
Sơ đồ 2: Sơ đồ biểu diễn quá trình vận động của nguyên liệu.
1.1.5. Vai trò vị trí của nguyên liệu thủy sản.
Cũng giống như nguyên liệu nói chung, nguyên liệu thủy sản là yếu tố quan
trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất, quyết định sự tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp.
Nguyên liệu là một trong ba yếu tố chính của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu
thành nên thực thể của sản phẩm. Nó ảnh hưởng đến việc phân bổ và sử dụng các
yếu tố sản xuất khác trong doanh nghiệp như: vốn, lao động, máy móc thiết
bị…việc cung ứng nguyên liệu đúng tiến độ, số lượng và chủng loại, chất lượng và
qui cách sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả,
kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
Tiêu dùng Phế thải trong tiêu dùng
Nguyên liệu tái sinh
Sản phẩm cuối cùng
Phế thải
Chế biến bước 2,3,…n.
Chế biến bước 1
Khai thác, sản xuất nguyên liệu
Đối tượng lao động trong tự nhiên
Phế thải trong sản xuất
Hủy bỏ để không gây độc hại
- 11 -
Việc cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho sản
xuất có ý nghĩa nhiều mặt đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với chế biến sản phẩm cụ thể: chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên liệu và chu kỳ sản xuất. Tình hình
nguyên liệu ảnh hưởng đến quy mô và sự phân bố sản xuất của doanh nghiệp.
Vốn bỏ ra mua nguyên liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động,
giá trị nguyên liệu thủy sản chiếm 80 - 90 % giá thành sản xuất. Chính vì vậy,
nguyên liệu thủy sản không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất,
mà còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và về mặt tài chính
của doanh nghiệp.
Hiện nay, nước ta có trên 400 cơ sở chế biến thủy sản sản xuất hàng thủy sản
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên việc đảm bảo
nguồn nguyên liệu ổn định trong quá trình sản xuất trong tình hình cạnh tranh gay
gắt trên thị trường nguyên liệu là một việc khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp.
Như vậy, nguyên liệu thủy sản có vai trò rất quan trọng không thể thiếu được
trong quá trình sản xuất.
1.2. CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁC
THU MUA NGUYÊN LIỆU.
1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác thu mua nguyên liệu
1.2.1.1. Khái niệm
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm bốn giai đoạn: sản xuất, trao đổi, phân
phối, tiêu dùng. Công tác thu mua là một dạng trao đổi là giai đoạn đầu của quá
trình sản xuất. Đây là giai đoạn phân phối nguyên liệu cho quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Công tác thu mua cần đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất,
đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, vận chuyển và bảo quản nguyên liệu
phải được diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng và có kế hoạch, không phá vỡ tính
liên tục của quá trình sản xuất.
Thực chất thu mua nguyên liệu là quá trình mua sắm nguyên liệu theo đúng
các chỉ tiêu kế hoạch.