Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tv 2
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
163.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1486

Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tv 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

Họ và tên: Hán Thị Thu Trang

Tổ chuyên môn: Tổ 2

I. Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh

*Mục tiêu: Cung cấp vốn từ giúp học sinh có vốn từ phong phú, để học

sinh tự tin trong giao tiếp, biết dùng từ để đặt câu trong mọi tình huống giao tiếp,

biết nói và viết những câu văn hay giàu cảm xúc, các em có khả năng diễn đạt

được trí tưởng tượng của mình trong từng câu truyện kể…

*Nội dung và cách thức thực hiện

Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn nghèo nàn,

việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ

ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, tôi đã cung cấp vốn từ cho học sinh

giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Khi dạy Luyện từ

và câu tôi đã chú trọng mở rộng vốn từ cho học sinh, bằng cách cho các em thi

nhau tìm những từ ngữ thuộc chủ đề, chủ điểm các em đang học, khuyến khích học

sinh tìm càng nhiều từ càng tốt. Khi học sinh không tìm được từ nhiều, tôi đã nêu

câu hỏi gợi mở để các em hiểu và dễ dàng tìm được.

Bên cạnh đó, tôi đã giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái

nghĩa phù hợp với chủ đề các em học.

 Chú trọng nhân vốn từ của học sinh:

Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng thành từ có nghĩa, để học sinh tìm

được nhiều từ, tôi hướng dẫn các em tìm các từ ghép, từ láy cùng gốc:

Ví dụ: Cho học sinh tìm một số từ chỉ màu đỏ khác nhau

Tôi cho học sinh quan sát nhiều màu đỏ, yêu cầu học sinh nhận xét mức độ đỏ của

từng màu mà phân biệt được tên của màu đỏ đó.

+Từ ghép: đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ hoe, đỏ chót, đỏ rực..

+Từ láy: đo đỏ, đỏ đắn..

Ngoài ra, tôi cho học sinh tìm từ dựa vào tiếng cho trước.

 Hướng dẫn học sinh phát hiện các từ ngữ xoay quanh một đề tài:

Để các em phân biệt được các từ ngữ, giáo viên thường xuyên luyện cho các em

theo các bài tập từ đơn giản đến phức tạp.

Ví dụ:

Tìm các từ có hai tiếng trở lên chỉ các kiểu mưa khác nhau: mưa dầm, mưa

phùn, mưa rào, mưa ngâu, mưa bóng mây, mưa rả rích, mưa đá, mưa rươi.. .

Tương tự kiểu bài đó, giáo viên cho học sinh tìm từ có từ “gió”: gió lốc, gió

nhè nhẹ, gió mơn man, gió hây hẩy, gió lồng lộng…

Đặc biệt tôi rất quan tâm đến dạy cho học sinh một số thành ngữ, quán ngữ

và tục ngữ thông dụng theo từng chủ đề. Tôi dạy cho học sinh tìm và biết sử dụng

một số thành ngữ, tục ngữ khi diễn đạt nói và viết.

Ví dụ :

Khi dạy về chủ đề thầy cô giáo, tôi cho các em tìm những câu thành ngữ nói

về công ơn của thầy cô giáo chẳng hạn: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là

thầy. Hoặc: Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Dạy về chủ đề gia đình cho học sinh tìm những câu thành ngữ nói về công

ơn cha mẹ: công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

hoặc : Con có cha như nhà có nóc, con có mẹ như măng ấp bẹ…

Dạy về chủ đề các loài chim cho học sinh tìm những câu thành ngữ nói về

các loài chim: nói như vẹt, hót như khướu, đen như quạ, hôi như cú,

- Chú trọng cách dùng từ đặt câu của học sinh.

- Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh:

+Trong quá trình giảng dạy, tôi thường liên hệ những nội dung kiến thức có liên

quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn: Tập đọc, chính tả và phân môn

Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng

xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề

bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận

dụng kỹ năng thực hành để học sinh có vốn kiến thức và vốn từ phong phú, đa

dạng. Khi học sinh đã có vốn từ phong phú thì chắc chắn các em sẽ tự tin trong

giao tiếp, học sinh trình bày lời nói của mình sẽ lưu loát hơn. Các em đứng trước

đám đông sẽ tự nhiên mà không ngại ngùng e sợ.

II. Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để mở rộng vốn từ

a. Mục tiêu

– Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ kích thích sự sáng tạo, sự chủ động

của học sinh trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ giúp học sinh hiểu cặn kẽ hơn về

hiện tượng ngôn ngữ cần nhận thức và nhớ kỹ bài học hơn.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và

câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường

sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Luyện từ và

câu.

Để sử dụng phương pháp này, giáo viên giới thiệu ngữ liệu cần phân tích,

hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích ngữ liệu theo định hướng của nội dung

bài học, hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm lý thuyết cần đúc kết qua phân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!