Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp giúp phát triển năng lực tự học môn lịch sử của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 13 - 18
13
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Hoàng Thị Mỹ Hạnh*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ được coi là bước chuyển tất yếu
khách quan của hệ thống giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực và
quốc tế. Vấn đề học tập ở các trường đại học khác với ở trường phổ thông không phải chỉ là ở
phương diện kiến thức ít hay nhiều, nông hay sâu, quan trọng hơn cả là sinh viên phải được trang
bị những phương pháp học tập tốt, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của sinh viên. Trong
bài viết này, tác giả đề cập đến một số biện pháp giúp phát triển năng tự học kiến thức môn lịch sử
của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong đào tạo theo học chế tín chỉ,
nhằm tạo cảm hứng học tập cho học sinh, có biện pháp giúp đỡ các em phát triển kĩ năng tự học và
ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và vị trí của môn
lịch sử trong xã hội.
Từ khoá: Học chế tín chỉ, năng lực tự học, giáo dục đại học, lịch sử.
VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
*
Bản chất của quá trình học tập là quá trình
nhận thức, biến những kiến thức khoa học
tích luỹ từ nhiều thế hệ của nhân loại thành
kiến thức của chính mình. Theo phương thức
đào tạo học chế tín chỉ, người thày có vai trò
hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên tự nghiên
cứu môn học chứ không phải là trình bày toàn
bộ nội dung môn học. Vì vậy, việc học tập về
cơ bản bao giờ cũng là tự học. Nghị quyết
Ban Chấp hành Trung ương lần thứ II khoá
VIII của Đảng Cộng sản Việt nam chỉ rõ
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên
tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình
dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh
viên đại học, phát triển mạnh phong trào tự
học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp
trong toàn dân, nhất là thanh niên” [4].
Như vậy, rèn luyện và nâng cao năng lực tự
học là một yêu cầu cơ bản đối với sinh viên ở
trường Đại học Sư phạm – Thái Nguyên nói
riêng và cả nước nói chung. Do tính chất và
*
ĐT: 0942.781982; Email: [email protected]
yêu cầu của việc học tập ở trường đại học,
việc tự học của sinh viên có ý nghĩa, vai trò
rất quan trọng, liên quan chặt chẽ với tất cả
các hình thức khác của quá trình học tập.
Lênin đã từng nói: “Không tự mình chịu bỏ
ra một công phu nhất định, thì không thể tìm
được sự thật trong bất cứ vấn đề hệ trọng nào
và ai sợ tốn công sức thì kẻ ấy mất khả năng
phát hiện chân lí” [4]. Bởi vậy, việc tự học là
nhân tố quan trọng để rèn luyện và phát huy
tư duy sáng tạo của người học. Tuy nhiên,
việc tự học phải được duy trì thường xuyên
theo một kế hoạch phù hợp, phù hợp với trình
độ ngày càng được nâng cao của sinh viên. Sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, không ỷ lại, dựa
dẫm vào người khác cũng được coi là yếu tố
cần thiết và quan trọng trong việc phát triển
năng lực tự học và hình thành nhân cách của
người sinh viên.
NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG
SINH VIÊN DÀNH QUÁ ÍT THỜI GIAN
CHO VIỆC TỰ HỌC
Để thấy rõ hơn thực trạng việc tự học của sinh
viên, chúng tôi phát ra 306 phiếu điều tra cho
sinh viên học theo tín chỉ chuyên ngành Văn
– Sử, khoa GDTHCS – Trường ĐHSP – ĐH
Thái Nguyên về việc lên kế hoạch học tập ,
kết quả như sau: Có 59,4% sinh viên nhận