Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học tự nhiên & xã hội cho học sinh lớp 1, 2, 3
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
854

Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học tự nhiên & xã hội cho học sinh lớp 1, 2, 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘT SÔ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

THÔNG QUA DẠY HỌC TỰ NHIÊN & XÃ HỘI CHO

HỌC SINH LỚP 1, 2, 3

Sinh viên thực hiện : Ông Thị Thủy Trúc

Lớp : 14STH

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Kim Cúc

Đà Nẵng, 01/2018

2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học Tự

nhiên & Xã hội cho học sinh lớp 1, 2, 3” là sản phẩm của quá trình học tập và nghiên

cứu của tôi với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ các thầy cô giáo và nhà trường. Với

lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Cô giáo – Thạc sỹ Trần Thị Kim Cúc, người trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời

gian, tâm huyết để chỉ dạy, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận

văn.

Xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo

mọi điều kiện để hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Xin cảm ơn đội ngũ quản lí và giáo viên trường tiểu học Ngô Quyền đã nhiệt tình

giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn sự động viên, giúp đỡ quý báu từ nhà trường, gia

đình và bạn bè trong suốt bốn năm học vừa qua và trong quá trình thực hiện đề tài. Bản

thân tôi đã cố gắng hết sức trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, do kinh nghiệm

và thời gian còn hạn chế, đề tài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận

được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin

chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018

Sinh viên

Ông Thị Thủy Trúc

3

Mục Lục

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................................5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................................................6

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................7

1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................................7

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.................................................................................................................7

3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................8

4. Giả thiết nghiên cứu.........................................................................................................................8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................................8

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................................8

7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................9

8. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................................................9

NỘI DUNG .............................................................................................................................................10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................10

1.1. Những vấn đề cơ bản về giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục.....................10

1.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1, 2, 3 .........................................................................16

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................................19

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên & Xã hội lớp 1, 2, 3 ......................19

2.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống qua môn Tự nhiên & Xã hội lớp 1, 2, 3............................21

2.3 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3 qua môn Tự nhiên & Xã hội ở

trường Tiểu học Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng.......................................................................30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................37

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN

TỰ NHIÊN & XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 1, 2, 3:..................................................................38

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp............................................................................................................38

3.2 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn tự nhiên & xã hội cho học

sinh lớp 1, 2, 3 .................................................................................................................................38

TIÊU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................59

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.....................................................................................60

4.1 Mục đích thực nghiệm ..............................................................................................................60

4.2 Đối tượng thực nghiệm.............................................................................................................60

4.3 Nội dung thực nghiệm ..............................................................................................................60

4.4 Chuẩn bị thực nghiệm ..............................................................................................................60

4.5 Tổ chức thực nghiệm ................................................................................................................60

4.6 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................................60

4.7 Kết quả thực nghiệm .................................................................................................................61

4

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................63

1. Kết luận...........................................................................................................................................63

2. Kiến nghị.........................................................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................................65

PHỤ LỤC.................................................................................................................................................66

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Trang

1.1 Thống kê tỉ lệ phần trăm số bài dạy tăng cường giáo dục kĩ năng

sống trên tổng số bài dạy ở từng chủ đề trong môn Tự nhiên &

Xã hội lớp 1, 2, 3

1.2 Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực được sử

dụng để giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên & Xã hội và

hiệu quả

1.3 Mức độ sử dụng các biện pháp được sử dụng để giáo dục kĩ

năng sống trong môn Tự nhiên & Xã hội và hiệu quả

1.4 Mức độ thực hiện các hoạt động cơ bản của học sinh

1.5 So sánh kết quả thực nghiệm

6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Bảng Trang

1.1 Mức độ nhận thức tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống

trong nhà trường

1.2 Các kĩ năng sống được quan tâm giảng dạy trong môn Tự nhiên

& Xã hội

1.3 Tỉ lệ thảo luận nhóm trong giờ học Tự nhiên & Xã hội

1.4 Các khó khăn mà học sinh gặp phải khi phát biểu ý kiến

1.5 So sánh kết quả thực nghiệm

7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trên đà hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, đất

nước ta đứng trước cơ hội và thách thức để theo kịp sự phát triển chung. Giáo dục là một

ngành hướng tới tương lai, hướng đến sự phát triển của xã hội. Vì vậy, xu hướng của giáo

dục hiện nay là đào tạo sự sẵn sàng cho lao động, đào tạo lao động có kĩ năng, có tính

thích ứng và khả năng chịu đựng cao. Để làm được điều này, chúng ta phải đề ra chiến

lược tổng thể về giáo dục, trong đó bước yếu tố quan trọng là xây dựng nền tảng nhận

thức và kĩ năng hành vi cho học sinh, đẩy mạnh hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học

sinh theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh gắn với định

hướng nghề nghiệp.

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình

hình thành nhân cách của học sinh cho đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng sống phải

được bắt đầu từ khi học sinh còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi đây là lứa tuổi

tạo tiền đề về trí tuệ, nhân cách và hành vi của mỗi con người. Việc giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh như: Giao tiếp, làm việc theo nhóm, tự bảo vệ bản thân… giúp các em tự

tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống, khơi gợi tư duy sáng tạo và

phát huy thế mạnh của các em.

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học được thực hiện thông qua dạy

học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tiếp cận mới. Nội dung

giáo dục kĩ năng sống được thể hiện rõ trong một số phân môn, trong đó có phân môn Tự

nhiên & Xã hội ở lớp 1, 2, 3. Những nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Tự

nhiên & Xã hội giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia

đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học; có thái độ thân thiện với thiên

nhiên… Những nội dung này được lồng ghép một cách nhẹ nhàng, khéo léo, giúp các em

tự giải quyết được các vấn đề trong học tập, hoạt động và trong cuộc sống hàng ngày.

Vì những lý do trên, đề tài chọn nội dung “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ

NĂNG SỐNG THÔNG QUA DẠY HỌC TỰ NHIÊN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP

1, 2, 3” dể nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên

cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống như: Darlene Manix -1995 (Life Skills

Activities for Secondary Students with Special Needs); Botvin- 2001 ( Life skills

training: fact sheet). ... và những công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức

quốc tế: UNICEF, WHO, UNESCO:

- Life skills Education in schools (WHO, 1997)

- Skills for Health (WHO, 2001)

- Life Skills in Non- Formal Education: A Review (UNESCO, 2001).

Tại khu vực Châu Á, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNICEF,

UNESCO, UNFPA, các chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được triển khai rộng khắp

ở cả Nam Á (Bangladesh, Bhutan), Đông Á (Trung Quốc), Trung Á (Mông Cổ), Đông

Nam Á( Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippin, Thái Lan, Đông Timor và Việt

8

Nam). Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau qua từng vấn đề cụ thể, các quốc gia đã từng

bước triển khai để đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong và ngoài nhà trường.

Trong hệ thống giáo dục ở nước ta, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được

nghiên cứu và bước đầu triển khai trong hệ thống giáo dục không chính quy cách đây hơn

10 năm. Có thể kể đến một số nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống của các tác giả Việt Nam

như:

- Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, PGS.TS Nguyễn Thanh Bình – TS Lê Thị

Thu Hà – TS. Trịnh Thúy Giang (2014), NXB Đại học sư phạm Hà Nội

- Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (Tài liệu dùng cho giáo

viên tiểu học) PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – TS. Bùi Thị

Thúy Hằng (2010), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục kĩ năng sống qua môn Tự nhiên & Xã hội ở tiểu học,

PGS – TS. Nguyễn Tuyết Nga – ThS. Phan Thanh Hà, viện Khoa học giáo dục Việt Nam

- Giáo dục kĩ năng sống: Quan điểm thực tiễn và tầm nhìn chiến lược, TS. Trần Anh

Tuấn (2010), tạp chí Khoa học Giáo dục, tr. 39 – 42, 59.

Các tài liệu phần lớn đủ làm rõ nội dung giáo dục kĩ năng sống, nhưng chưa có

tài liệu nào xây dựng cụ thể nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên & Xã

hội ở tiểu học một cách cụ thể. Tuy nhiên, đó cũng là những tàu liệu tham khảo quý giá

để chúng tôi thực hiện đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu nội dung dạy học môn Tự nhiên & Xã hội

để từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Tự nhiên

& Xã hội cho học sinh lớp 1, 2, 3 trường tiểu học Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng.

4. Giả thiết nghiên cứu

Nếu đề xuất được các biện pháp dạy học phù hợp thì việc giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh thông qua môn Tự nhiên & Xã hội sẽ đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy

học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 1, 2, 3.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3 qua môn Tự

nhiên & Xã hội.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3 qua môn

Tự nhiên & Xã hội

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3 thông qua dạy

học môn Tự nhiên & Xã hội.

- Thực nghiệm sư phạm.

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh lớp 1,

2, 3 qua môn Tự nhiên & Xã hội.

9

6.2 Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài

tiến hành khảo sát, nghiên cứu, thực nghiệm ở các học sinh khối lớp 1, 2, 3 trường tiểu

học Ngô Quyền.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Tham khảo, phân tích, tổng hợp một số tư liệu (sách, tài liệu, các công trình nghiên

cứu - luận án, luận văn, khóa luận, bài báo khoa học,…) về kĩ năng và giáo dục kĩ năng

sống thông qua các hoạt động dạy học nhằm làm sáng tỏ vấn đề lí luận trong đề tài này.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng anket

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng anket đối với các giáo viên chủ nhiệm

khối 1, 2, 3 nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học tăng cường giáo dục kĩ năng sống thông

qua môn Tự nhiên & Xã hội ở các khối lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Ngô Quyền.

7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Tham dự một số giờ dạy Tự nhiên & Xã hội ở lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Ngô

Quyền nhằm điều tra, khảo sát thực tế hoạt động dạy học Tự nhiên & Xã hội và thực

trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3 qua môn Tự nhiên & Xã hội.

7.2.3. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm giáo dục

Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục: nghiên cứu sản phẩm của giáo viên

và học sinh (vở học sinh, tranh vẽ của học sinh, kế hoạch dạy học, giáo án của giáo viên)

để góp phần đưa ra những đánh giá về việc dạy học tăng cường giáo dục kĩ năng sống.

7.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Lượng hóa các tham số đặc trưng để rút ra những kết luận về thực trạng.

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu qủa của các biện pháp đề xuất trong đề

tài.

8. Cấu trúc đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY

HỌC MÔN TỰ NHIÊN & XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 1, 2, 3:

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!