Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Tài liệu tham khảo / Trần Thị Bích Nga cb
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
Chủ biên
TS. Trần Thị Bích Nga
Tác giả
Ths. Võ Song Toàn
Ths. Trương Thị Thanh Trúc
TAI LIỆU THAM KHẢO
MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM .7
1.1. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC........................................................................7
1.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế ..............................................................................................7
1.1.2. Sự phân hóa của xã hội .......................................................................................................9
1.1.3. Các yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước.....................................................................10
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM.............................11
1.2.1. Nhà nước thời kỳ Văn Lang ..............................................................................................11
1.2.2. Nhà nước thời kỳ Âu Lạc...................................................................................................13
1.3. SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT .............................................................................................15
1.3.1. Nguyên nhân ra đời của pháp luật....................................................................................15
1.3.2. Hình thức pháp luật...........................................................................................................16
1.3.3. Nội dung của pháp luật......................................................................................................17
CHƯƠNG 2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN BẮC THUỘC ...............19
2.1. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ CHỐNG ĐỒNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC...............19
2.1.1. Chính sách đô hộ và đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc...................19
2.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................................................22
2.1.3.Các cuộc đấu tranh giành độc lập ....................................................................................24
2.1.4.Các chính quyền độc lập tự chủ của người Việt..............................................................27
2.2. PHÁP LUẬT.............................................................................................................................30
2.2.1. Luật lệ của chính quyền đô hộ .........................................................................................30
2.2.2. Pháp luật của các chính quyền tự chủ.............................................................................32
CHƯƠNG 3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRIỀU ĐẠI NGÔ - ĐINH -
TIỀN LÊ...........................................................................................................................................34
3.1.TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC..........................................................................................34
3.1.1. Lược sử các triều đại.........................................................................................................34
3.1.2. Tổ chức bộ máy nhà nước ................................................................................................37
3.2. TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT......................................................................................................41
3
CHƯƠNG 4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRIỀU ĐẠI LÝ - TRẦN - HỒ.44
4.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.........................................................................................44
4.1.1. Lược sử các triều đại.........................................................................................................44
4.1.2. Tổ chức bộ máy nhà nước ................................................................................................49
4.2. Quân đội....................................................................................................................................55
4.2.1. Thời kỳ Lý - Trần ...............................................................................................................55
4.2.2. Nhà Hồ ...............................................................................................................................57
4.3. PHÁP LUẬT.............................................................................................................................57
4.3.1. Tình hình pháp luật ..........................................................................................................57
4.3.2. Những quy định trong lĩnh vực hình sự..........................................................................62
4.2.3. Những quy định trong lĩnh vực dân sự ...........................................................................66
4.2.4. Những quy định trong lĩnh vực tố tụng...........................................................................69
4.2.5. Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình...................................................69
CHƯƠNG 5. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRIỀU ĐẠI LÊ SƠ...................72
5.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.........................................................................................72
5.1.1. Lược sử các triều đại.........................................................................................................72
5.1.2. Bộ máy nhà nước sau cải cách của Lê Thánh Tông.......................................................73
5.1.3. Quân đội.............................................................................................................................81
5.2. BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT............................................................................................81
5.2.1. Văn bản và bố cục của bộ luật .........................................................................................81
5.2.2. Những quy định thuộc lĩnh vực hình sự..........................................................................83
5.2.3. Những quy định trong lĩnh vực dân sự ...........................................................................92
5.2.4. Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình......................................................100
5.2.5. Những quy định về pháp luật tố tụng............................................................................110
CHƯƠNG 6. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT
.........................................................................................................................................................117
6.1.TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC........................................................................................117
6.1.1. Lược sử các triều đại.......................................................................................................117
4
6.12. Tổ chức bộ máy nhà nước ...............................................................................................123
6.2. PHÁP LUẬT...........................................................................................................................130
6.2.1. Tình hình pháp luật ........................................................................................................130
6.2.2. Nội dung bộ Quốc triều khám tụng điều lệ ....................................................................132
CHƯƠNG 7. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRIỀU NGUYỄN.............................................139
7.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.......................................................................................139
7.1.1. Lược sử các triều đại.......................................................................................................139
7.1.2. Tổ chức bộ máy nhà nước ..............................................................................................140
7.1.3. Tổ chức quân đội.............................................................................................................156
7.2. PHÁP LUẬT...........................................................................................................................156
7.2.1.Cấu trúc bộ luật Gia Long...............................................................................................157
7.2.2. Nội dung bộ luật Gia Long .............................................................................................157
5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tài liệu tham khảo này là công trình nghiên cứu của nhóm
tác giả. Các kết quả nghiên cứu trong tài liệu tham khảo là chính xác và trung thực.
Các nguồn thông tin trong tài liệu có xuất xứ rõ ràng được trích dẫn tài liệu tham khảo
đầy đủ.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
TM nhóm tác giả
Chủ biên
TS. Trần Thị Bích Nga
6
LỜI MỞ ĐÂU
Việc nghiên cứu về môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam giúp
cho sinh viên ngành Luật học nói chung và sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế nói
riêng có được những kiến thức khái quát, cơ bản, hệ thống về quá trình ra đời, tồn tại
và phát triển của nhà nước và pháp luật ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; Nhận
thức được quy luật về tổ chức, hoạt động của nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn
lịch sử; Hiểu được những nội dung chính của pháp luật phong kiến Việt Nam ở giai
đoạn phát triển nhất – đặc biệt giai đoạn thời Lê sơ. Đồng thời cấp cho sinh viên
những kiến thức về sự hình thành và phát triển của các kiểu nhà nước và pháp luật ở
Việt Nam.
Các tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật được xác định dựa trên việc
nghiên cứu các sự kiện, các tư liệu lịch sử liên quan đến nhà nước và pháp luật, các
văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của nhà nước, về hệ thống pháp luật của
nhà nước.
Với mong muốn giúp các bạn sinh viên hiểu được phần nào tri thức lịch sử
nhà nước và pháp luật Việt Nam, nhóm tác giả quyết định biên soạn cuốn tài liệu
tham khảo "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam" nhằm cung cấp cho các bạn
sinh viên nguồn tư liệu khảo cứu khi học tập và nghiên cứu về môn học này.
Nhóm tác giả
7
CHƯƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TIÊN Ở
VIỆT NAM
Mục tiêu chương
Chương học cúng cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về sự hình thành
và phát triển của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời giúp các bạn sinh viên:
- Trình bày được nguyên nhân kinh tế - xã hội và những yếu tố thúc đẩy nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời sớm.
- Hiểu được cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
- Trình bày được cách thức ra đời, nội dung cơ bản cũng như các hình thức tồn
tại của pháp luật trong thời kỳ dựng nước.
- Phân tích được những di tồn của thời kì dựng nước đối với quá trình xây
dựng và phát triển của nhà nước và pháp luật Việt Nam trong các thời kì tiếp theo.
1.1. Nguyên nhân ra đời của nhà nước
1.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế
Căn cứ vào các thư tịch cổ của Việt Nam (Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái,
Dư địa chí...); căn cứ vào quá trình chuyển hóa lịch sử từ nước Văn Lang thời Hùng
Vương sang nước Âu Lạc thời An Dương Vương, rồi đến hai quận Giao Chỉ, Cửu
Chân thời thuộc Triệu, Hán; căn cứ vào các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Đông
Sơn đã phát hiện, có thể khẳng định: Địa bàn cư trú của cư dân Việt cổ thời Văn Lang
tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ của nước ta ngày nay và một phần phía
Nam Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc).
Cư dân thời Hùng Vương là Lạc Việt, một bộ tộc trong Bách Việt. Các nhà
khảo cổ học gọi cư dân Bách Việt là giống “Mông Cổ phương Nam", bao gồm giống
người Anhđônêdiêng (Indonêsien) hỗn chủng với người Mông Cổ (Mônggôlôit) tạo
ra người Mông Cổ phương Nam.
Dựa vào thành tựu của các ngành khoa học, chủ yếu là khảo cổ học, ngày nay
phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng thời đại Hùng Vương tương ứng với thời đại
kim khí (thời đại đồng thau và sơ kỳ đồ sắt), phát triển qua các giai đoạn:
8
- Giai đoạn Phùng Nguyên (có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 - 3.500
năm), thuộc sơ kỳ đồng thau.
- Giai đoạn Đồng Đậu (có niên đại cách ngày nay khoảng 3.500 - 3.100 năm),
thuộc trung kỳ đồng thau.
- Giai đoạn Gò Mun (có niên đại cách ngày nay khoảng 3.100 - 2.700 năm),
thuộc hậu kỳ đồng thau.
- Giai đoạn Đông Sơn (có niên đại cách ngày nay khoảng 2.700 - 1.900 năm),
thuộc thời kỳ đồng thau phát triển và sơ kỳ sắt.
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển đỉnh cao của đồ đồng sang sơ kỳ
đồ sắt. Giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn kéo dài đến một vài thế kỷ sau công
nguyên. Tuy nhiên, thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc chỉ tương ứng với giai đoạn từ khoảng
thế kỷ VII TCN đến năm 179 TCN.
Thời Hùng Vương, kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển, công cụ lao động
bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế. Sự tiến bộ của công cụ bằng sắt đã thúc đẩy
nền kinh tế ngày càng phát triển.
Nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo, phổ biến từ trung du đến đồng
bằng. Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nông nghiệp
dùng cuốc trước đó, đánh dấu bước tiến trong nông nghiệp. Sự xuất hiện của các công
cụ bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân Việt cổ lúc bấy
giờ.
Họ còn biết trồng lúa trên các loại ruộng nước, bãi và nương rẫy với những
hình thức canh tác phù hợp. Ngoài trồng lúa là chính, cư dân lúc bấy giờ còn biết
nghề làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả.
Cùng với nông nghiệp còn có chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng phát
triển. Đế phục vụ nông nghiệp, cư dân lúc bấy giờ đã biết chăn nuôi trâu bò. Nhiều
di tích văn hóa Đông Sơn có nhiều xương trâu bò. Các gia súc, gia cầm được nhân
dân chăn nuôi rộng rãi. Nghề thủ công cũng có những bước tiến quan trọng. Trong
đó, kĩ thuật luyện kim đạt đến trình độ điêu luyện khiến các học giả nước ngoài kinh
ngạc và phủ nhận tính bản địa của nó. Trống đồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu
9
biểu cho trí tuệ, thẩm mĩ và tài năng của người thợ thủ công lúc bấy giờ. Bên cạnh
đó, nghề làm đồ gốm cũng phát triển thêm một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn
xoay được cải tiến, chất lượng gốm ngày càng tăng. Hình thức trang trí ngày càng
phong phú, đa dạng như: nồi (đáy tròn, đáy bằng, đáy lồi), hoa văn (hình chữ S, dấu
thừng, hình ô van)...
Chính sự phát triển của kinh tế trên nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện mở rộng
trao đổi hàng hóa với nước ngoài, chủ yếu với các nước trong khu vực. Hiện tượng
một số trống đồng loại 1 Hegơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia đã chứng tỏ
điều đó.
Tóm lại, trong khoảng 2000 năm trước công nguyên, sức sản xuất và nền kinh
tế thời đại Hùng Vương đã có những chuyển biến lớn lao: từ chỗ còn mang dáng dấp
nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy ở giai đoạn đầu đã chuyển dần sang nền kinh tế sản
xuất là chủ yếu ở giai đoạn sau; thể hiện sự chủ động của con người trong cuộc sống
của mình.
1.1.2. Sự phân hóa của xã hội
Sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện tăng thêm nhiều của cải, sản phẩm
dư thừa ngày càng nhiều, tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Sự phân hóa này biểu
hiện ở những đặc điểm sau:
- Cuối thời kỳ Hùng Vương, những gia đình nhỏ đã ra đời, chế độ mẫu hệ
chuyển dần sang phụ hệ. Sự xuất hiện của các gia đình nhỏ với chế độ hôn nhân một
vợ một chồng thể hiện một sự phân hóa xã hội rất cao so với chế độ quần hôn của
thời kỳ nguyên thủy.
- Sự hình thành và tồn tại bền vững của công xã nông thôn với chế độ sở hữu
chung về ruộng đất. Công xã nông thôn thường được gọi là kẻ, chiềng, chạ và sau
này được gọi là làng xã. Đây là hình thái tổ chức xã hội xuất hiện phổ biến vào giai
đoạn tan rã của công xã nguyên thủy và quá độ sang xã hội có giai cấp. Công xã nông
thôn có đặc trưng cơ bản là trong công xã nông thôn tuy ruộng đất vẫn thuộc quyền
sở hữu của công xã nhưng đã được phân chia cho các thành viên công xã để canh tác
và được quyền sở hữu sản phẩm lao động của mình. Nghĩa là ruộng đất thuộc quyền
10
sở hữu của công xã, các thành viên công xã chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng. Công
xã nông thôn là hình thái tổ chức mang tính chất trung gian, chuyển tiếp giữa công
xã thị tộc và chế độ tư hữu. Ở phương Tây, sự chuyển tiếp này chỉ diễn ra trong một
thời gian ngắn. Còn ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, công xã nông
thôn tồn tại trong một thời gian rất dài và rất bền vững. Điều này đã dẫn đến đặc điểm
của sự phân hóa xã hội ở nước ta là không sâu sắc như ở các nước phương Tây.
- Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển, xã hội phân hóa giàu
nghèo. Ngay từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện. Trong
số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hòa (Vĩnh Phú) có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo
người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 14 hiện vật, một số mộ còn lại có phổ biến từ
3 - 13 hiện vật. Đồ tùy táng giống nhau gồm: công cụ, bằng đá, gốm. Điều đó chứng
tỏ ở thời kỳ này xã hội đã có sự phân hóa. Sự phân hóa đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ
nét và trải qua quá trình lâu dài. Tuy nhiên, sự phân hóa chưa sâu sắc và gắn liền với
phân hóa tài sản, trong xã hội lúc bấy giờ đã xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau:
+ Quý tộc: gồm các Tộc trưởng, Tù trưởng bộ lạc, Thủ lĩnh liên minh bộ lạc
và những người giàu có khác.
+ Dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng
sản xuất chủ yếu.
+ Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
Mặc dù sự phát triển của nền kinh tế và sự phân hóa xã hội diễn ra còn chậm
chạp và chưa sâu sắc nhưng đó là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của nhà
nước đầu tiên ở Việt Nam.
1.1.3. Các yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước
- Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp lúa nước đòi hỏi ngày càng bức thiết
công tác trị thủy, thủy lợi, khai khấn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một
số tài liệu cho thấy, cư dân lúc bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới tiêu “tưới ruộng
theo nước triều lên xuống.
11
- Vị trí địa lý nằm trên đầu mối của những luồng giao thông quan trọng từ Bắc
xuống Nam, từ Đông sang Tây, nên yếu tố tự vệ chống lại các mối đe dọa từ bên
ngoài ngày càng trở nên bức thiết.
Cuộc đấu tranh tự vệ và trị thủy - thủy lợi là những việc lớn lao, đặc biệt quan
trọng, phải tiến hành thường xuyên, có tính chất cấp bách vì nó liên quan trực tiếp tới
sự tồn vong của cả cộng đồng. Đây là những việc đòi hỏi sức mạnh tập thể, đoàn kết,
đồng thời cũng đòi hỏi một sự quản lý, lãnh đạo.Vì vậy, mặc dù các tiền đề để hình
thành nhà nước theo lý thuyết là chưa chín muồi nhưng do có các yếu tố thúc đẩy nói
trên, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời sớm hơn so với quy luật chung. Sự thúc
đẩy đó được thể hiện: Các công xã nông thôn không còn đủ sức để thực hiện công
việc lớn lao trong tự vệ và trị thủy - thủy lợi mà đòi hỏi phải có một loại cơ cấu tổ
chức mới lớn hơn, có nhiều sức mạnh hơn. Và nhà nước ra đời là một tất yếu. Mặt
khác, các thủ lĩnh ngày càng có địa vị và vai trò quan trọng trong xã hội. Quyền lực
và tài sản của họ tích tụ ngày càng lớn, các phương pháp, hình thức hoạt động nhằm
duy trì trật tự xã hội cũng như địa vị xã hội của họ ngày càng thể hiện tính tập trung,
độc đoán, đòi hỏi phải có những cơ cấu tổ chức mới, thôi thúc sự ra đời của nhà nước.
Nhận xét: Khác với nhiều nước trên thế giới, đấu tranh giai cấp và chiến tranh
là nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của nhà nước; ở Việt Nam nói riêng và các nước
Phương Đông nói chung, sự phân hóa xã hội chưa đến mức sâu sắc, giai cấp đang
hình thành nhưng nhà nước đã phải ra đời từ những nhu cầu bức thiết hơn. Đó là nhu
cầu trị thủy các con sông lớn, nhu cầu chống lại các cuộc xâm lược của các triều đại
phương Bắc... đòi hỏi phải thống nhất các địa phương, các tộc người thành một quốc
gia. Vì vậy, nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan, hợp quy luật lịch sử, là kết
quả của một quá trình phát triển lâu dài của người Việt cổ.
1.2. Quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở việt Nam
1.2.1. Nhà nước thời kỳ Văn Lang
Giai đoạn Phùng Nguyên, công xã nguyên thủy đã bắt đầu tan rã, các công xã
nông thôn bắt đầu xuất hiện. Các mâu thuẫn, xung đột xảy ra ngày càng thường xuyên
hơn giữa các thị tộc, bộ lạc. Điều đó thúc đẩy sự quần tụ thống nhất dân cư sống trong
12
các khu vực khác nhau có cùng tiếng nói và phong tục thành một cộng đồng dân cư
thống nhất. Mặt khác, sự cần thiết phải tập trung sức người, sức của để thực hiện công
việc chung và chống thiên tai, địch họa đã dẫn tới đòi hỏi có sự liên hiệp giữa các thị
tộc, bộ lạc để hình thành cơ cấu lớn hơn, đó là các liên minh thị tộc, bộ lạc. Trong
Vân đài loạn ngữ, Lê Quý Đôn viết: “trong số 15 bộ lạc của Văn Lang, 14 bộ là các
thần tộc, còn Văn Lang là nơi vua đóng đô". Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi,
15 bộ đó là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Hải Ninh, Dương
Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức,
Văn Lang. Liên minh bộ lạc Văn Lang là ngưỡng cửa của một quốc gia đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam[1, tr 9].
Dựa vào tài liệu khảo cổ học, thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc có thể phác
họa cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp: Đứng đầu nước
Văn Lang là Hùng Vương, có tính chất cha truyền con nối. Hùng Vương vừa là người
chỉ huy quân sự, vừa chủ trì các lễ nghi tôn giáo.
Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các Lạc hầu, Lạc tướng.
Lạc hầu là những tướng lĩnh to nhỏ, trong tay có quân đội có thể trấn áp các địa
phương không chịu thuần phục. Lạc tướng trực tiếp cai quản công việc của các bộ.
Nước Văn Lang được chia thành các bộ (bộ lạc). Đứng đầu bộ là các Lạc tướng (còn
gọi là Phụ đạo, Bộ tướng), cũng được đời đời cha truyền con nối. Lạc tướng thực chất
là tù trưởng hay thủ lĩnh đứng đầu một vùng.
Dưới bộ là các công xã nông thôn (còn gọi là kẻ, chiềng, chạ). Đứng đầu công
xã là Bồ chính (già làng). Bồ chính lúc đầu là người đại diện cho công xã nhưng sau
đó lại nghiêng dần về phía quý tộc. Bên cạnh nhà nước có lẽ còn có một nhóm người
có chức năng như một Hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc. Mỗi công
xã có nơi trung tâm để hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công
cộng.
Như vậy, nhà nước Văn Lang gồm có 3 cấp chính quyền với các chức vụ đứng
đầu như sau:
13
Cấp chính quyền Người đứng đầu
Nhà nước Vua (có lạc hầu giúp việc)
Bộ lạc Lạc tướng
Công xã nông thôn Bồ chính (có Hội đồng công xã hỗ trợ)
1.2.2. Nhà nước thời kỳ Âu Lạc
Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng đã sai Hiệu úy Đồ Thư chi huy 50 vạn quân
xâm lược đất đai của Bách Việt phía Nam sông Trường Giang. Hàng vạn quân Tần
tràn vào lãnh thổ phía Bắc và Đông Bắc nước ta lúc đó.
Lúc bấy giờ, hai tộc người Lạc Việt và Tây Âu vốn gần gũi về dòng máu, địa
vực cư trú, văn hóa và kinh tế đã không chịu khuất phục, sát cánh cùng nhau trong
cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tần, liên minh Tây Âu - Lạc Việt hình thành và ngày càng mạnh lên. Uy tín của Thục
Phán - thủ lĩnh của bộ lạc Tây Âu ngày càng được củng cố. Việc Thục Phán thay thế
Hùng Vương có lẽ được thực hiện sau khi cuộc kháng chiến thành công (năm 208
TCN). Thục Phán lên làm vua, lập ra nước Âu Lạc và xưng là An Dương Vương,
đóng đô ở Cổ Loa. Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của một cuộc
chiến tranh thôn tính mà là sự hợp nhất cư dân, đất đai của Lạc Việt và Tây Âu. Nước
Âu Lạc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, khoảng từ năm 208 - 179 TCN [4,
tr19].
Nhìn chung, xã hội Âu Lạc không khác gì xã hội Văn Lang trước đó. Về bộ
máy nhà nước, đứng đầu có Vua (An Dương Vương thay thế Hùng Vương). An
Dương Vương nắm quyền tối cao về quân sự. Dưới vua có lạc hầu, lạc tướng (lạc hầu
ở trung ương, ở địa phương các bộ lạc vẫn do các lạc tướng cai quản đơn vị hành
chính). Đơn vị cơ sở của nhà nước là công xã nông thôn.
14
Nước Âu Lạc ra đời là một bước kế tục và phát triển cao hơn nước Văn Lang.
Kinh tế, chính trị, văn hóa thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành
tựu đã đạt được của nước Văn Lang. Đặc biệt, do yêu cầu của cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm nên kỹ thuật quân sự thời Âu Lạc có những tiến bộ vượt bậc.
- Sáng chế ra nỏ bắn một lần nhiều phát tên thường gọi là nỏ liễu hay nỏ liên
châu. Loại vũ khí lợi hại này được thần thánh hóa thành “nỏ thần". Năm 1957, khảo
cổ học đã phát hiện ở Cầu Vực (phía Nam thành Cổ Loa) một kho mũi tên đồng gồm
hàng vạn chiếc.
- Kiến trúc quân sự nổi tiếng thể hiện sức mạnh của nước Âu Lạc là thành Cổ
Loa. Dấu tích còn lại ngày nay của thành Cổ Loa là 3 vòng thành. Thành ngoài dài
hơn 8.000m, cao 4 - 8m, vây quanh một khu đất (nay là xã Cổ Loa và một phần các
xã Dục Tú, Dục Nội thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội)). Thành giữa dài 6.500m, cao
từ 12 - 16m. Thành trong dài 1.600m, độ cao trung bình 5m. Chân thành dày từ 20 -
30m, mặt trên của thành rộng từ 6 - 12m. Quanh thành đều có hào sâu và rộng từ 10
- 30m [3, tr 6].
Thành Cổ Loa thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của nhân dân Âu
Lạc. Đây là một công trình phòng ngự kiên cố và lợi hại, một căn cứ bộ binh gồm
nhiều công trình phòng thủ (hào, lũy, ụ công sự, lũy tiền vệ) liên tiếp nhau. Cổ Loa
vừa là một căn cứ bộ binh, vừa là một căn cứ thủy quân quan trọng. Thuyền chiến có
thể vận động khắp 3 vòng thành phối hợp với bộ binh, vừa có thể từ Cổ Loa ra Hoàng
Giang, ngược sông Hồng, xuôi sông Cầu, thông ra cả hai hệ thống sông Hồng và sông
Thái Bình để đi đến mọi miền đất nước.
Nhận xét:
Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc tồn tại trong lịch sử Việt Nam khoảng trên dưới
2.000 năm TCN. Bằng sự lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường bền bỉ, người
Việt cổ đã góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đưa nền kinh tế - xã
hội trải những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiêu biểu
là sự hình thành và phát triển của nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta: văn minh Văn
Lang - Âu Lạc.
15
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là nền văn minh sông Hồng) được
hình thành cùng với sự hình thành nhà nước Văn Lang và sự phát triển đời sống vật
chất, tinh thần của người Việt cổ.
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn lâu đời của cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước ở vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, mang tính bản địa đậm nét, kết tinh
bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống của người Việt cổ.
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đã trải qua một quá trình hình thành và phát
triển lâu dài, liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, từ sơ kỳ thời đại đồng thau
đến sơ kỳ thời đại sắt; cùng với quá trình hình thành và ra đời của nhà nước Văn Lang
- Âu Lạc ở thế kỷ VII - VI TCN.
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đã trở thành cội nguồn của các nền văn
minh tiếp theo của dân tộc Việt Nam, đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho bản sắc
dân tộc, là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân ta vượt qua thử thách to lớn
trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
1.3. Sự ra đời của pháp luật
1.3.1. Nguyên nhân ra đời của pháp luật
Xét về phương diện khách quan, nhà nước và pháp luật cùng phát sinh từ một
nguồn gốc. Đó là sự phát triển của nền kinh tế và phân hoá xã hội. Khi kinh tế phát
triển, xã hội phân hóa thì các quan hệ xã hội mới xuất hiện ngày càng nhiều và càng
phức tạp. Các phong tục tập quán được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
trước đây với tính chất là khó thay đổi đã không còn đủ sức để điều chỉnh các quan
hệ xã hội mới phát sinh. Vì vậy, một loại quy phạm mới có khả năng điều chỉnh các
quan hệ xã hội trên một phạm vi rộng lớn, dễ bổ sung, thay đổi và có các biện pháp
đảm bảo thực hiện, phục vụ đắc lực cho sự thống trị của tầng lớp trên ra đời là một
tất yếu. Đó chính là quy phạm pháp luật.
Xét về mặt chủ quan, pháp luật do nhà nước ban hành và thừa nhận và trở
thành phương tiện của nhà nước để bảo vệ địa vị của lực lượng thống trị và điều hành,
quản lý xã hội. Các quy định pháp luật có thể là do nhà nước thừa nhận những quy
định đã có từ trước đây (ví dụ thừa nhận các phong tục tập quán), có thể là do nhà