Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Môi trường việt nam và việc thực thi công ước basel 1989 trong thời kỳ hội nhập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Môi trường Việt Nam và việc thực thi Công
ước Basel 1989 trong thời kỳ hội nhập
Nguyễn Đức Việt
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lan Nguyên
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc gia nhập Công
ước BASEL, phân tích một số nội dung cơ bản của công ước như: Đối tượng điều
chỉnh của công ước; các qui định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia công
ước; cơ chế thực hiện đối với các quốc gia tham gia Công ước; vấn đề tranh chấp và
giải quyết tranh chấp. Nghiên cứu quá trình tổ chức, thực thi Công ước tại Việt Nam
trong việc kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại (là đối tượng điều
chỉnh của Công ước) và việc tiêu hủy chúng, thông qua đó đưa ra những kiến nghị, đề
xuất, giải pháp để thực hiện công ước có hiệu quả.
Keywords: Công ước Basel; Luật Quốc tế; Hội nhập quốc tế; Môi trường Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở nên nóng bỏng trên phạm vi
toàn cầu. Môi trường sống quanh ta đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các nguồn chất thải
độc hại như: Bụi công nghiệp, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt… từ
những hoạt động sống của con người sinh ra. Đặc biệt ở các nước chậm phát triển và các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam, môi trường ở những nước này chẳng những phải chịu
tác động từ những nguồn phế thải nguy hại sinh ra từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ, khu dân cư tại
chỗ như nói ở trên mà đang hàng ngày, hàng giờ phải gánh chịu thêm nguồn phế thải nhập khẩu
từ các nước phát triển.
Từ khi Việt Nam mở cửa buôn bán thương mại, giao lưu kinh tế với các nước trên thế
giới và phát triển nền sản suất hàng hóa, vấn đề môi trường cũng bắt đầu trở thành một vấn
nạn. Lĩnh vực này càng trở nên phức tạp hơn từ khi có hiện tượng nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất các phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có dính hoặc chứa chất thải nguy hại ngày càng
nhiều và tính chất ngày càng phức tạp. Trong số các vụ nhập khẩu đó có rất ít những trường
hợp hợp pháp, nghĩa là tuân thủ Công ước quốc tế BASEL 1989 (sau đây gọi tắt là Công ước
BASEL) về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng mà
có rất nhiều trường hợp là bất hợp pháp do nhiều lý do khác nhau. Hậu quả là buộc Nhà nước
ta phải bỏ tiền ra để xử lý bằng cách hoặc là buộc các pháp nhân nhập khẩu có nghĩa vụ tái