Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế việt nam.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương I
LÝ THUYẾT LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
I. Lạm phát
1, Khái niệm lạm phát.
- Lạm phát: là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
- Tỷ lệ lạm phát:là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá
chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức:
Gp(%)= 100%
0
1 0
×
−
Ip
Ip Ip
Trong đó: gp là tỷ lệ lạm phát (%)
Ip1 là chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu
Ip0 là chỉ số giả cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh
2, Phân loại lạm phát.
Căn cứ vào mức độ lạm phát:
• Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát
dưới 10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ
này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn
định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không
tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng
lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ
trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu
nhập ổn định, ít rủi ro.
• Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hoặc
3 con số một năm. Ở mức này lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng,
gây biến động lớn về kinh tế. Điều này sẽ làm người dân tích trữ hàng hóa, vàng
bạc và không cho vay tiền ở mức lãi suất thông thường. Loại này khi đã trở nên
vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
• Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh,
tiền lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường
biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.
Căn cứ vào định tính:
• Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng :