Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ giữa yếu tố tự phục vụ, sự hài lòng, ý định hành vi và ý định truyền miệng tích cực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Đông Sài Gòn, 2022
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TẠ THỊ KIỀU TRANG
MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ TỰ PHỤC VỤ, SỰ HÀI LÒNG,
Ý ĐỊNH HÀNH VI VÀ Ý ĐỊNH TRUYỀN MIỆNG TÍCH CỰC
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TẠ THỊ KIỀU TRANG
MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ TỰ PHỤC VỤ, SỰ HÀI LÒNG,
Ý ĐỊNH HÀNH VI VÀ Ý ĐỊNH TRUYỀN MIỆNG TÍCH CỰC
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐẠT
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Mối quan hệ giữa yếu tố tự phục vụ, sự hài lòng, ý định hành vi và ý định truyền miệng tích cực tại Ngân hàng
TMCP Á Châu Chi nhánh Đông Sài Gòn” này chưa từng được trình nộp để lấy
học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên
cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội
dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại
trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
Tác giả
Tạ Thị Kiều Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh và quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức, tạo điều kiện cho tôi tham gia học tập và hoàn thành khoá học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Văn Đạt đã quan tâm, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn, các anh chị đồng nghiệp và các khách hàng đã hỗ trợ
tôi trong quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi
thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè
đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành chương trình
học vừa qua. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
Tác giả
Tạ Thị Kiều Trang
iii
TÓM TẮT
1. Tên đề nghiên cứu
Mối quan hệ giữa yếu tố tự phục vụ, sự hài lòng, ý định hành vi và ý định truyền
miệng tích cực tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đông Sài Gòn. 2. Tóm tắt
Công nghệ tự phục vụ (SST) là một chủ đề được nhiều tác giả nghiên cứu trong
những năm gần đây. Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa các
yếu tố tự phục vụ, sự hài lòng, ý định hành vi và ý định truyền miệng tích cực trong
lĩnh vực ngân hàng. Một thiết kế nghiên cứu khảo sát được sử dụng để thu thập dữ
liệu từ những khách hàng đã sử dụng công nghệ tự phục vụ của Ngân hàng TMCP Á
Châu Chi nhánh Đông Sài Gòn. Dữ liệu đã được thu thập từ 265 khách hàng. Bảng
câu hỏi khảo sát cuối cùng bao gồm 27 câu hỏi tập trung vào sự thú vị, sự thuận tiện, tính dễ sử dụng, kiểm soát nhận thức, độ tin cậy, sự hài lòng, ý định hành vi và ý
định truyền miệng tích cực. Tất cả các biến được đo lường trên thang điểm Likert từ
một đến năm điểm, từ rất không đồng ý (1) đến rất đồng ý (5), với điểm ở giữa (3)
trung tính. Nghiên cứu này sử dụng mô hình SEM để phân tích dữ liệu. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy các yếu tố tự phục vụ như sự thú vị, sự thuận tiện, tính dễ sử
dụng, độ tin cậy có mối quan hệ tích cực và đáng kể với sự hài lòng và sự hài lòng có
mối quan hệ tích cực và đáng kể với ý định hành vi và ý định truyền miệng tích cực. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa kiểm soát cảm nhận và sự hài lòng được tìm thấy là
không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra
các hàm ý quản trị để thu hút sự hài lòng của khách hàng, nâng cao ý định hành vi và
ý định truyền miệng tích cực của khách hàng tại ngân hàng. 3. Từ khóa
Công nghệ tự phục vụ, sự hài lòng, ý định hành vi, ý định truyền miệng tích cực
iv
ABSTRACT
1. Title
The relationship between the self-service elements, satisfaction, behavioral
intentions and positive word-of-mouth intentions at Asia Commercial Joint Stock
Bank, East Saigon Branch. 2. Abtract
Self-service technology (SST) has been a topic of extensive inquiry for recent years. The purpose of this study is to determine the relationship between self-service
elements, satisfaction, behavioral intentions and positive word-of-mouth intentions
within the banking sector. A survey research design was used to generate data from
customers who have used the self-service technology of Asia Commercial Joint
Stock Bank East Saigon Branch. The data have been collected from the 265
customers. The final survey questionnaire consisted of 27 questions focusing on
enjoyment, convenient, ease of use, perceived control, reliability and satisfaction, behavioral intentions, positive word-of-mouth intentions. All variables are measured
on a Likert scale of one to five points, ranging from strongly agree (5) to strongly
disagree (1), with a score in the middle (3) neutral. This study uses the SEM model
to analyze the data. The results of the study show that self-service elements such as
enjoyment, convenient, ease of use, reliability have positive and significant
relationship with satisfaction and satisfaction has positive and significant
relationship with behavioral intentions and positive word-of-mouth intentions. However, relationship between perceived control and satisfaction was found to be
statistically insignificant. The findings provide management implications to attract
customer satisfaction, improve behavioral intentions and positive word-of-mouth
intentions of customers at the bank. 3. Keywords
Self-service technology, satisfaction, behavioral intentions, positive word-of-mouth
intentions
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
ATM Máy rút tiền tự động
CFA Phân tích nhân tố khẳng định
EFA Phân tích nhân tố khám phá
SST Công nghệ tự phục vụ
SEM Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
TMCP Thương mại cổ phần
BI Ý định hành vi
CO Sự thuận tiện
EN Sự thú vị
EU Dễ sử dụng
PC Kiểm soát nhận thức
PW Ý định truyền miệng tích cực
RE Sự tin cậy
SAT Sự hài lòng
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................iii
ABSTRACT................................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... v
MỤC LỤC...................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................ 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
1.6. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................6
1.6.1. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................6
1.6.2. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................7
1.7. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................9
2.1. Tổng quan về công nghệ tự phục vụ ..............................................................9
2.2. Các loại công nghệ tự phục vụ.......................................................................9
2.3. Vai trò của công nghệ tự phục vụ................................................................ 10
2.4. Khái niệm về sự hài lòng..............................................................................11
2.5. Các mô hình lý thuyết liên quan .................................................................. 12
vii
2.5.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)...............................................12
2.5.2. Mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT)....... 13
2.5.4. Mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự (2000)..... 14
2.6. Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện...................................................... 16
2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................ 16
2.6.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................19
2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết............................................ 27
2.7.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................... 27
2.7.2. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 28
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................35
3.1. Xây dựng quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................... 35
3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................36
3.2.1. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 36
3.2.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................... 49
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................54
4.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát................................................................ 54
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..57
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................59
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)........................................................... 63
4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM................................................ 66
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận giả thuyết thống kê ................... 68
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................71
5.1. Kết luận .........................................................................................................71
5.2. Hàm ý quản trị.............................................................................................. 71
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 75
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... i
PHỤ LỤC.....................................................................................................................v
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt các thuyết và mô hình liên quan ................................................... 15
Bảng 2.2: Thống lược các nghiên cứu liên quan ........................................................ 22
Bảng 2.3: Thống kê biến độc lập trong các đề tài nghiên cứu đã lược khảo..............26
Bảng 3.1: Thang đo Sự tin cậy ....................................................................................38
Bảng 3.2: Thang đo Tính dễ sử dụng..........................................................................39
Bảng 3.3: Thang đo Sự thú vị..................................................................................... 40
Bảng 3.4: Thang đo Kiểm soát nhận thức ...................................................................41
Bảng 3.5: Thang đo Sự thuận tiện...............................................................................42
Bảng 3.6: Thang đo Sự hài lòng ..................................................................................42
Bảng 3.7: Thang đo Ý định hành vi............................................................................43
Bảng 3.8: Thang đo Ý định truyền miệng tích cực .....................................................44
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát sơ bộ................................................................................44
Bảng 3.10: Thang đo chính thức ................................................................................. 47
Bảng 4.1: Thông tin chung của đáp viên.................................................................... 54
Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ........................................... 57
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA cho các khái niệm đo lường ................................. 59
Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy và giá trị hội tụ của mô hình ....................................65
Bảng 4.5: Kiểm định tính phân biệt của mô hình ....................................................... 66
Bảng 4.6: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết........................................68
Bảng 5.1: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố Sự thuận tiện....... 72
Bảng 5.2: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố Sự thú vị..............72
Bảng 5.3: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố Tính dễ sử dụng .. 73
Bảng 5.4: Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố Độ tin cậy............74