Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ giữa pháp luật và công lý – liên hệ với hoạt động giải thích pháp luật của tòa án ở việt
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
838.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1668

Mối quan hệ giữa pháp luật và công lý – liên hệ với hoạt động giải thích pháp luật của tòa án ở việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẦN THANH XUÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CÔNG LÝ –

LIÊN HỆ VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH PHÁP

LUẬT CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2022

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẦN THANH XUÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CÔNG LÝ –

LIÊN HỆ VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH PHÁP

LUẬT CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh

Hà Nội – 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán

tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

TRẦN THANH XUÂN

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i

MỤC LỤC........................................................................................................ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT – CÔNG

LÝ, GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHẰM

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ CÔNG LÝ........................................ 10

1.1. Khái niệm và một số học thuyết về công lý............................................. 10

1.1.1 Khái niệm về Công lý.......................................................................................10

1.1.2. Một số học thuyết về CL.................................................................................12

1.2. Khái niệm và các trường phái pháp luật điển hình .................................. 22

1.2.1. Khái niệm .........................................................................................................22

1.2.2. Trường phái pháp luật điển hình.....................................................................23

1.3. Mối quan hệ giữa công lý và pháp luật.................................................... 28

1.3.1. Sự gần gũi giữa pháp luật và công lý..............................................................28

1.3.2. CL và PL là hai khái niệm không đồng nhất..................................................31

1.3.3. Pháp luật thể hiện CL.......................................................................................34

.4. Mối quan hệ giữa pháp luật và công lý qua hoạt động giải thích pháp luật

của Tòa án nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý..................................... 35

1.4.1. Giải thích pháp luật và bảo vệ công lý............................................................35

1.4.2. GTPL của Tòa án nhằm nhiệm vụ bảo vệ CL. ..............................................39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 50

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA

TÒA ÁN TRONG NHIỆM VỤ BẢO VỆ CL Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............51

2.1. Thực trạng về hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án ở Việt Nam.52

2.1.1. Giải thích pháp luật thông qua ban hành văn bản quy phạm pháp luật........53

2.1.2. Giải thích pháp luật thông qua hoạt động xét xử thông thường....................57

iii

2.1.3. Giải thích pháp luật thông qua lẽ công bằng, án lệ........................................59

2.2 Những vấn đề đặt ra từ hoạt động giải thích pháp luật trong thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ CL của Tòa án ở Việt Nam hiện nay................................... 70

2.2.1. Những bất cập về cơ sở pháp lý......................................................................70

2.2.2. Số lượng án lệ còn hạn chế..............................................................................73

2.2.3. GTPL phụ thuộc nhiều vào việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.....75

2.2.4. Nhận diện về giải thích pháp luật chưa toàn diện và phản ánh đúng bản chất

trong mối quan hệ PL - CL........................................................................................77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 78

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM NHẰM

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ CÔNG LÝ........................................ 79

3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động GTPL của Tòa Án trong bảo vệ CL ở Việt

Nam hiện nay .................................................................................................. 79

3.1.1. GTPL của Tòa án phải đáp ứng từ yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền..................................................................................................................79

3.1.2. GTPL xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế.................................................80

3.1.3. GTPL cần xuất phát từ sứ mệnh bảo vệ CL của Tòa án ...............................81

3.1.4. GTPL cần gắn với thực tiễn pháp lý và thực trạng hoạt động GTPL hiện nay...82

3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án nhằm

thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý ở Việt Nam hiện nay............................... 85

3.2.1. Pháp luật cần ghi nhận quyền GTPL của thẩm phán.....................................85

3.2.2. Nghiên cứu tiến tới quy định thẩm quyền giải thích Hiến pháp của Tòa án........89

3.2.3. Xây dựng và phát triển án lệ............................................................................93

3.2.4. Cải thiện chất lượng của bản án......................................................................97

3.2.5. Nâng cao đạo đức và năng lực giải thích pháp luật của Thẩm phán ............98

3.2.6. Bảo đảm nguyên tắc độc lập Tư pháp ............................................................99

3.2.7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giải thích pháp luật.......................................99

iv

3.2.8. Đẩy mạnh các thiết chế GTPL từ các chủ thể ngoài Nhà nước..................100

3.2.9. Thúc đẩy các nghiên cứu về mối quan hệ CL - PL .....................................101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................ 102

KẾT LUẬN .................................................................................................. 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 105

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CL

PL

GTPL

Công lý

Pháp luật

Giải thích pháp luật

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công lý – cuộc hành trình mải miết và muôn thuở của nhân loại nhằm

hiện thực hóa lý tưởng về lẽ công bằng, về bình đẳng, bác ái; sẽ luôn là giá trị

cốt lõi của bất kỳ Nhà nước nào muốn kiến tạo một trạng thái xã hội ổn định.

Với sắc thái khá trừu tượng, công lý có thể là một khái niệm lớn lao khi làm

chuẩn mực để phán xét điều gì là công bằng hay bất công - ở khía cạnh này, định

nghĩa về công lý là vô cùng. Xuất phát từ nội hàm, thuật ngữ công lý lại khá

tương thích với các thiết chế áp dụng pháp luật – với sự hiện thân của cơ quan tư

pháp. Và ở một phạm vi gần gũi nhất với ý thức cá nhân, công lý hiểu đơn giản

là khi người ta mong cầu lẽ phải. Dù vậy, bất kỳ một khía cạnh nào – là một giá

trị hay một thiết chế; rất khó để hiện thực hóa mọi nỗ lực lý giải về công lý nếu

như không đặt nó trong mối quan hệ với pháp luật. Công lý không hiện thân bởi

pháp luật thì sẽ là những lý tưởng ly khai với thực tại, pháp luật không hướng tới

công lý thì sẽ xa rời đạo đức, là pháp luật phục vụ cho nền cai trị hỗn loạn, bạo

tàn. Khảo nghiệm này dẫn đến sự quan tâm căn bản về mục tiêu lý giải quy luật

vận hành của pháp luật và công lý trong một mối quan hệ biện chứng.

Về mặt lập pháp, công lý vẫn luôn được coi là chuẩn mực được ghi nhận

trong tuyên ngôn hay các văn bản luật thành văn. Bằng chứng từ buổi sơ khai,

Bộ luật Hammurabi – bộ luật thành văn cổ xưa nhất của nhân loại đã coi công lý

như là cơ sở cho nền cai trị nhân từ và công bằng [4]. Tuy vậy, nhiệm vụ của lập

pháp không chỉ và cũng không thể thể chế hóa được trọn vẹn công lý, luật pháp

phải thực hiện chức năng của riêng nó về đảm bảo trật tự xã hội. Thách thức đặt

ra trong nỗ lực tiến tới công lý của tư pháp lúc này là làm sao để bù đắp những

khoảng trống khi pháp luật không phải luôn tương thích với công lý.

Các công trình nghiên cứu hiện nay về hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện hệ

thống tư pháp hướng tới công lý không phải hiếm gặp – nhất là kể từ khi Hiến

pháp 2013 đã trực tiếp ghi nhận nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án. Tuy nhiên,

khái niệm công lý ở những nghiên cứu này, thường được tiếp cận với vai trò là

2

mục tiêu soi chiếu vào những vấn đề cụ thể như: tiếp cận công lý, sự thể hiện

của công lý trong hiến pháp, công lý và quyền con người, …. Trong khi đó,

nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật - công lý đối với các nghiên cứu hiện

nay vẫn còn là một vùng đất ít được canh tác.

Mối quan hệ giữa PL và CL thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động của tòa

án với hoạt động giải thích pháp luật. Thứ nhất, theo Hiến định, chỉ Tòa án – tư

pháp mới có nghĩa vụ bảo vệ công lý chứ không phải cơ quan lập pháp, vậy rất

cần thiết phải lưu tâm đến thẩm quyền của thẩm phán khi xét xử những trường

hợp không có luật quy định. Giải thích pháp luật của Tòa án chính là bù đắp

những thiếu hụt của lập pháp khi không thể tương thích với công lý. Một phán

quyết công bằng đòi hỏi nhiều nỗ lực của thẩm phán trong nghĩa vụ bổ sung

pháp luật hơn là chỉ dựa vào luật. Thứ hai, giải thích pháp luật có thể tạo ra các

nguyên tắc pháp lý mới – một giải pháp linh hoạt rất gần với công lý. Theo lý

thuyết chung, các nguyên tắc pháp lý thường được thẩm phán lý giải trong án lệ

hoặc dựa vào lẽ công bằng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hai loại nguồn này chủ yếu

thể hiện dưới hình thức giải thích pháp luật của thẩm phán. Do đó, để những

nguồn luật phát huy hết giá trị, tư pháp buộc phải lưu tâm đến đẩy mạnh giải

thích pháp luật. Với đặc trưng ưa chuộng luật thành văn, hoạt động này của tòa

án ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là giải thích pháp luật thông qua án lệ.

Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến sứ mệnh bảo vệ công lý của tòa án. Quá

trình áp dụng pháp luật của thẩm phán đôi khi thể hiện Tòa án giống như một cơ

quan hành chính, cơ quan chấp hành của lập pháp. Một mặt, thẩm phán xét xử

vẫn phụ thuộc nhiều vào các văn bản quy phạm pháp luật, mặt khác chính thẩm

phán cũng không được trao quyền chủ động đối với các phương tiện bảo vệ CL –

mà điển hình là GTPL. Điều này Thực tế này dù đảm bảo hiệu lực cao nhất của

luật thành văn trong thực tiễn nhưng đồng thời làm cản trở con đường khai mở

đến CL – bởi PL không phải lúc nào cũng thể hiện CL. Do đó, nếu GTPL thực tế

và phù hợp với bối cảnh pháp lý Việt Nam trong các phương tiện bảo vệ CL thì

thẩm phán trước hết phải được đảm bảo quyền GTPL và hệ thống pháp lý cũng

3

cần nhận diện rõ một mô hình GTPL hợp lý.

Với nhận thức đó, luận văn hướng tới lý giải những nội dung căn bản về

mối quan hệ của pháp luật – công lý và lấy đó làm nền tảng liên hệ với thực tiễn

của Việt Nam về hoạt động giải thích pháp luật của tòa án như: cách hành xử của

thẩm phán trong những trường hợp khuyết thiếu luật thành văn, quan niệm về

giải thích pháp luật đối với tư pháp hay sự vận động của pháp luật trong đời

sống… Luận giải các nghi vấn này sẽ trở thành những tư liệu quan trọng để đưa

ra những để xuất hợp lý cho mục tiêu lớn nhất: sự hiện thân của công lý trong

đời sống.

2.Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ

giữa pháp luật – công lý; phân tích, đánh giá những hạn chế của luật thành văn

trong khả năng hiện thực hóa công lý và thực trạng giải quyết sự thiếu hụt này

trong thực tiễn xét xử của Tòa án, nhằm đề xuất những giải pháp bảo đảm hoạt

động giải thích pháp luật của Tòa án trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, làm rõ những lý thuyết nền tảng về công lý và pháp luật, bao

gồm: khái niệm, hệ thống các học thuyết, tư tưởng – để làm sáng tỏ mối quan hệ

biện chứng giữa chúng.

Thứ hai, phân tích, đánh giá sự thể hiện của công lý thông qua hoạt động

giải thích pháp luật, sự cần thiết phải đẩy mạnh giải thích pháp luật và liên hệ

với pháp luật một số quốc gia trong vấn đề này. Đánh giá thực trạng giải thích

pháp luật hiện nay của Tòa án thông qua việc làm rõ khung pháp lý, thẩm quyền

thực tế của thẩm phán trong quá trình xét xử.

Thứ ba, từ những nghiên cứu cả về mối quan hệ giữa pháp luật – công lý

và thực tiễn hoạt động giải thích pháp luật của tòa án, luận văn nêu lên những

quan điểm, giải pháp về khắc phục một số những hạn chế cũng như góp phần

nâng cao hiệu quả hoạt động giải thích pháp luật của tòa án trong thực hiện

4

nhiệm vụ bảo vệ công lý.

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài:

Luận văn đánh giá, phân tích và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu

lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật và công lý ở phạm vi trong và ngoài

nước. Từ sự nghiên cứu độc lập các khái niệm mà lý giải sự tác động qua lại,

mối liên kết giữa chúng như: sự gần gũi của pháp luật với công lý được biểu

hiện như thế nào và nguyên nhân dẫn đến sự bất đồng và không thể trùng khớp

của hai thuật ngữ này.

Luận văn hướng đến làm nổi bật vai trò của tòa án với chức năng là một

thiết chế giải quyết hạn chế của lập pháp những khi không tương thích với công

lý, thông qua việc xem xét các căn cứ: vai trò Hiến định của Tòa án, hay từ

khung pháp lý quy định đến thực tiễn xét xử của Tòa án, từ sự so sánh cách thức

điều chỉnh của các quốc gia đến những kinh nghiệm phù hợp với bối cảnh Việt

Nam.

Qua phân tích các dữ liệu trên, luận văn đưa ra những lý giải về hoạt động

giải thích pháp luật của tòa án như là một công cụ cụ thể để bù đắp những hạn

chế của luật thành văn trong nỗ lực tiến tới công lý của Tư pháp. Từ góc nhìn so

sánh với một số hệ thống pháp luật nổi bật trên thế giới, luận văn đưa ra những

đánh giá, nhận định về thực trạng giải thích pháp luật ở Tòa án hiện nay thông

qua hai quy trình: ban hành Nghị quyết và ban hành án lệ.

Các đề xuất, kiến nghị xuất phát từ thực tiễn đối với giải thích pháp luật

cũng sẽ được luận văn tập trung phân tích. Mặc dù, các công trình nghiên cứu đi

trước cũng đã ít nhiều đề cấp đến giải pháp để nâng cao hoạt động giải thích

pháp luật ở Việt Nam, tuy nhiên chưa làm rõ vấn đề này trong vai trò là một

công cụ nhằm hoàn thiện công lý của pháp luật. Do vậy, luận văn sẽ hướng tới

những kiến nghị về giải thích pháp luật với chức năng là biện pháp cấp thiết của

tư pháp trong sứ mệnh bảo vệ công lý.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Mối quan hệ giữa pháp luật và công lý – liên hệ với hoạt động giải thích pháp luật của tòa án ở việt | Siêu Thị PDF