Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ giữa hành chính công và quản lí công – liên hệ việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mối quan hệ giữa hành chính công và
quản lí công – Liên hệ việt nam
Hành chính công vừa là khoa học vừa là nghệ thuật quản lí. Trong nhiều tài
liệu của các nước, hành chính công (public administration), quản lí công
(public management), quản trị quốc gia hay quản lí hành chính nhà nước
(governance) có sự đồng nhất với nhau và trong nhiều trường hợp, được sử
dụng thay thế cho nhau. Theo cách hiểu chung, hành chính công là thiết chế
thực hiện quyền hành pháp, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Theo
cách tiếp cận rộng, hành chính công là nền hành chính (cũng public
administration). Nền hành chính là khái niệm tổng quát, bao gồm các yếu
tố: hệ thống thể chế, pháp luật, thủ tục hành chính; chức năng, nhiệm vụ,
cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các
cấp; đội ngũ cán bộ, công chức; nguồn lực tài chính, công sản và các điều
kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực thi công vụ hiệu quả. Đặc trưng và
ranh giới của hành chính công hay nền hành chính phụ thuộc vào loại hình
và quy mô của mỗi nhà nước.
Cung ứng dịch vụ công là một trong những chức năng cơ bản mà các nhà
nước giao cho nền hành chính đảm trách. Trong quá trình phát triển của nền
hành chính, dịch vụ công được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, với
yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Nền hành chính phát triển phải phối
hợp và điều hoà các nguyện vọng cá nhân với lợi ích của cộng đồng, của đất
nước, hướng tới các mục tiêu của một xã hội dân chủ. Nhà nước không ôm
đồm, tự mình giải quyết tất cả các vấn đề xã hội mà đẩy mạnh dân chủ hoá
gắn với phân quyền, xã hội hoá nhằm tập trung thực hiện tốt vai trò “lái
thuyền”. Nhiều hoạt động cung ứng dịch vụ công được chuyển cho các khu
vực ngoài nhà nước thực hiện. Theo cách tiếp cận này, hành chính công
được coi là quản lí công hay mô hình quản lí công mới (New Management).
Đó là sự điều hành, giám sát và quản lí các chủ thể khác nhau của xã hội
nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu chính đáng của nhân dân. Có thể nói
quản lí công là cách tiếp cận mới đối với hành chính công truyền thống,
nhằm cải cách chất lượng quản lí nhà nước, hướng tới một nền hành chính
năng động, linh hoạt hơn. Quản lí công quan tâm đến hiệu quả tác động,
mức độ ảnh hưởng của nền hành chính đối với xã hội. Quản lí công đặc biệt
nhấn mạnh đến chức năng phục vụ, đến yếu tố chuyên nghiệp của nền hành
chính và các nội dung về hợp tác công - tư. Trong đó, nhiều nguyên tắc và
cách thức quản lí hiện đại của khu vực tư được các nhà nước vận dụng để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính. Nhiều cơ
quan đã áp dụng mô hình chi phí – kết quả trong quản lí, cung ứng dịch vụ
công nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội trong điều kiện hạn chế về nguồn
lực. Thuật ngữ “khách hàng là thượng đế” được nhiều nước sử dụng để đổi
mới mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền với công dân.
Căn cứ vào đặc trưng thể chế nhà nước và đặc thù chính trị – kinh tế - xã
hội trong từng giai đoạn phát triển mà hành chính công mỗi nước có những
nét riêng. Tính thích ứng của hành chính công với điều kiện cụ thể của mỗi
quốc gia là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý. Xét trên góc độ
nhà nước, hành chính công là một thiết chế để thực hiện quyền lực nhà
nước, bao gồm hoạt động quản lí của các cơ quan hành chính nhà nước từ
Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, từ thực tế hệ thống chớnh trị của
chỳng ta, hành chính công không giới hạn thuần tuý trong cơ quan hành