Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam :Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1807

Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam :Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI

VÀ TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

Mã số đề tài: 21/1TCNH04

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Đơn vị thực hiện: Khoa Tài chính Ngân hàng

Tp. Hồ Chí Minh, 2022

i

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại

học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Ban Lãnh đạo Phòng Quản lý khoa học và

Hợp tác quốc tế, Ban chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng đã luôn tạo mọi điều kiện

thuận lợi nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

Bên cạnh đó, Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến Quý đồng nghiệp đã hỗ trợ và

chia sẻ thông tin liên quan trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2022

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Kim Liên

ii

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THỰC

ĐA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

1.2. Mã số: 21/1TCNH04

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị) Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 Nguyễn Thị Kim Liên Khoa TCNH Chủ nhiệm

2 Đoàn Thị Thu Trang Khoa TCNH Thành viên

3 Bùi Ngọc Toản Khoa TCNH Thành viên

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Tài chính Ngân hàng

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: 12 từ tháng 03 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022

1.5.2. Gia hạn (nếu có): 6 tháng, đến tháng 09 năm 2022

1.5.3. Thực hiện thực tế: 15 tháng, từ tháng 03 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Không

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;

Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 45.000.000 đồng (Bốn mươi lăm triệu

đồng).

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề:

Theo Mishkin và Eakins (2009), trong một thế giới toàn cầu hóa về kinh tế thì thương

mại, đầu tư quốc tế bị ảnh hưởng bởi tỷ giá trao đổi các loại tiền tệ tham gia giao dịch.

Tỷ giá đóng vai trò quan trọng đối với chuyển dịch vốn đầu tư giữa các quốc gia cũng

như mức độ hoạt động thương mại giữa các quốc gia, thể hiện qua chỉ số độ mở

thương mại. Ngược lại, độ mở thương mại của một quốc gia cũng chính là nguyên

nhân góp phần gây nên biến động tỷ giá. Quốc gia có độ mở thương mại càng lớn thì

càng chịu ảnh hưởng nhanh và mạnh từ những biến động trên thị trường thế giới, trong

đó có các biến động liên quan tỷ giá trao đổi đồng tiền giữa các quốc gia.

Từ sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, năm 1971, các nền kinh tế tiên tiến dần

chuyển từ hệ thống tỷ giá cố định sang hệ thống thả nổi. Theo Stockman (1983), sự

iii

chuyển đổi này tạo ra sự biến động lớn hơn cho cả tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.

Dornbusch (1976) cho rằng yếu tố tiền tệ là nguyên nhân chính gây ra biến động tỷ

giá. Tuy nhiên, Calderon (2004) tranh luận rằng, bên cạnh các yếu tố tiền tệ ảnh hưởng

đến tỷ giá thì các yếu tố phi tiền tệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc giải thích

biến động tỷ giá. Trong số các yếu tố phi tiền tệ này, Calderon (2004) đã đề cập đến

một yếu tố quan trọng, đó là mức độ mở của nền kinh tế. Calderon (2004) cho rằng tỷ

giá thực ít biến động hơn ở các nền kinh tế cởi mở hơn, và ngược lại, các nền kinh tế

cởi mở hơn đối với thương mại sẽ giúp giảm tác động của các cú sốc bên ngoài đối với

biến động tỷ giá thực.

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và độ mở

thương mại như Edwards (1988); Calderon (2004); Drine và Rault (2006); Combes,

Kinda và Plane (2012); Jongwanich và Kohpaiboon (2013); Ricci, Milesi‐Ferretti và

Lee (2013); Calderón và Kubota (2018). Phần lớn nghiên cứu của cho thấy, độ mở

thương mại tăng dẫn đến giảm giá trị thực của đồng nội tệ. Tuy nhiên, có nghiên cứu

cho thấy tác động của độ mở thương mại đến tỷ giá thực còn phụ thuộc vào đặc điểm

của từng quốc gia về mức độ phát triển, cách thức điều hành nền kinh tế cũng như vị thế

của quốc gia trên thị trường quốc tế. Mặt khác, nghiên cứu của Li (2004); Hausmann,

Panizza, Rigobon (2004); Bagella, Becchetti và Hasan (2006) chỉ ra rằng tăng trưởng

GDP tương đối là một trong những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá

thực.

Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và độ mở

thương mại ở Việt Nam. Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan tỷ giá và độ mở

thương mại phần lớn là các nghiên cứu nghiên cứu riêng lẻ về các nhân tố tác động

đến tỷ giá (Hạ Thị Thiều Dao, 2012; Đỗ Văn Lâm, 2014), hoặc phân tích chênh lệch

giữa các loại tỷ giá (Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh, 2012); hoặc mối

quan hệ giữa tỷ giá và các biến số vĩ mô khác (Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết

Trinh, 2010; Trinh (2014); Trương An Bình, 2015; Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2015).

Liên quan đến độ mở thương mại, nhóm nghiên cứu tìm thấy có ít nghiên cứu liên

quan mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng (Quách Doanh Nghiệp,

2015; Phạm Thị Hồng Vân, 2019) hay mối quan hệ giữa độ mở thương mại và vốn

iv

FDI (Lê Thanh Tùng, 2014). Nhóm tác giả chưa tìm thấy có nghiên cứu định lượng về

mối quan hệ giữa tỷ giá và độ mở thương mại ở Việt Nam.

Về bối cảnh thực tiễn, kể từ khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng với cộng đồng kinh tế

khu vực và quốc tế. Theo số liệu thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (2018), nền

kinh tế Việt Nam có độ mở thương mại khá cao trong những năm gần đây và có xu

hướng tăng nhanh. Bên cạnh những cơ hội cho nền kinh tế, độ mở thương mại gia tăng

đã tạo ra thách thức trong điều hành tỷ giá trước những biến động của thị trường tài

chính quốc tế như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay sự mất giá của

đồng Nhân dân tệ (CNY) so với đô la Mỹ vào năm 2018.

Bối cảnh lý thuyết và thực tiễn đã đặt ra vấn đề liệu có tồn tại mối quan hệ giữa độ mở

thương mại và biến động tỷ giá ở Việt Nam hay không? Bản chất của mối quan hệ

giữa biến động tỷ giá và độ mở thương mại ở Việt Nam là gì? Thứ nhất, các nghiên

cứu đã có trên thế giới đã đạt được một số bằng chứng thống kê khẳng định tồn tại mối

quan hệ giữa tỷ giá và độ mở thương mại. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu đã có trên

thế giới, tác động của độ mở thương mại đến tỷ giá có thể xảy ra chiều hướng khác

nhau (làm tăng hoặc làm giảm giá trị nội tệ). Điều này còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của

từng quốc gia cũng như các biến số lựa chọn. Do đó, cần tiếp tục bổ sung thêm các

nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là cho trường hợp các quốc gia đang phát triển như

Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu đã có về tỷ giá ở Việt Nam và trên thế giới sử dụng

các biến số khác nhau đại diện cho yếu tố tỷ giá như tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực

song phương hay tỷ giá thực đa phương với số lượng đối tác ít. Đây chính là điểm hạn

chế của các nghiên cứu đã có. Theo Carrieri, Errunza và Majerbi (2006); Berdiev, Kim

và Chang (2012), các nhà nghiên cứu nên xem xét tỷ giá thực hơn là tỷ giá danh nghĩa

vì tỷ giá thực loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát và là chỉ số tốt hơn phản ánh tác động

của tỷ giá đến vốn ĐTNN. Đặc biệt, các chỉ số tỷ giá đa phương (với tương quan đối

tác thương mại lớn) sẽ phản ánh chính xác hơn hành vi của tỷ giá.

Xuất phát từ bối cảnh lý thuyết và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu này

được thực hiện với mục tiêu phân tích mối quan hệ của độ mở thương mại và biến

động tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam với các điểm chính sau: (1) Xem xét mối quan

v

hệ của độ mở thương mại và biến động tỷ giá thực ở Việt Nam, nhằm bổ sung đối với

các tài liệu nghiên cứu hiện có trên thế giới một bằng chứng thực nghiệm về trường

hợp của các nước đang phát triển với độ mở thương mại ngày càng tăng; (2) Sử dụng

tỷ giá thực đa phương với một số lượng các đối tác thương mại lớn (khác với các

nghiên cứu trước đây sử dụng tỷ giá thực song phương hoặc đa phương với một số ít

đối tác); (3) Hàm ý chính sách về quản lý độ mở thương mại và điều hành tỷ giá trong

bối cảnh Việt Nam hiện nay

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại

và tỷ giá thực ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu xác định các

mục tiêu cụ thể là:

(1) Nghiên cứu tác động của tỷ giá thực đa phương đến độ mở thương mại ở Việt Nam

(2) Nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam

(3) Đề xuất hàm ý chính sách quản lý độ mở thương mại và quản lý tỷ giá tại Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời các câu hỏi

nghiên cứu như sau:

(1) Tỷ giá thực đa phương có tác động đến độ mở thương mại ở Việt Nam không? và

tác động như thế nào (nếu có)?

(2) Độ mở thương mại có tác động đến tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam không? và

tác động như thế nào (nếu có)?

(3) Những hàm ý chính sách quản lý độ mở thương mại và chính sách tỷ giá có thể áp

dụng ở Việt Nam là gì?

3. Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, nghiên cứu thực hiện kết hợp phương pháp

nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau:

 Để đạt mục tiêu 1 và mục tiêu 2 “Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại

và tỷ giá ở Việt Nam” nhóm tác giả sử dụng nghiên cứu định tính lược khảo các

vi

nghiên cứu trước nhằm đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình

nghiên cứu. Tiếp theo, nhóm tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng để kiểm định

mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa giữa độ mở thương mại và tỷ giá tại Việt

Nam. Cuối cùng, nhóm tác giả sử dụng nghiên cứu định tính nhằm thảo luận các

kết quả nghiên cứu định lượng, so sánh với các nghiên cứu trước và điều kiện thực

tiễn Việt Nam để phân tích chi tiết về mối quan hệ giữa giữa độ mở thương mại và

tỷ giá tại Việt Nam.

 Để đạt được mục tiêu cụ thể 3 là “Khuyến nghị hàm ý chính sách quản lý độ mở

thương mại và chính sách điều hành tỷ giá tại Việt Nam” nhóm tác giả sử dụng

nghiên cứu định tính đánh giá các kết quả nghiên cứu và tình hình thực tiễn nhằm

đề xuất các hàm ý chính sách quản lý độ mở thương mại và chính sách tỷ giá ở

Việt Nam.

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu:

Với mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu như trên, nghiên cứu về mối

quan hệ giữa độ mở thương mại và tỷ giá trong bối cảnh Việt Nam cung cấp bằng

chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa biến động tỷ giá thực đa

phương và độ mở thương mại ở Việt Nam. Độ mở thương mại có tác động tích cực

đến sự biến động của tỷ giá thực đa phương ở độ trễ 1 kỳ và 4 kỳ. Ngược lại, biến

động tỷ giá thực tế cũng cho thấy tác động tiêu cực đến độ mở thương mại ở Việt

Nam. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cũng có tác động tiêu cực đến biến động tỷ giá

thực tế và tác động tích cực đến độ mở thương mại.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam chưa thực

sự ổn định và lâu dài. Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động

không nhỏ từ những cú sốc bên ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp

tục tăng độ mở thương mại, Chính phủ cần có chính sách nâng cao giá trị gia tăng

của hàng hóa xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng độ mở thương mại. Bên cạnh đó,

Chính phủ cần điều chỉnh chính sách điều hành tỷ giá danh nghĩa theo hướng đa

phương, đảm bảo theo kịp diễn biến của thị trường tài chính quốc tế, tránh biến động

lớn đối với tỷ giá thực tế. Việc triển khai các hàm ý chính sách sẽ tạo điều kiện thúc

đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

vii

5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận

Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu đã có, nhóm tác giả đã xác định được khung lý

thuyết của nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở thương mại và biến động tỷ giá.

Từ khung lý thuyết, nhóm tác giả tiếp tục đánh giá các nghiên cứu trước nhằm xác

định khoảng trống nghiên cứu, từ đó xây dựng các mục tiêu nghiên cứu và phát triển

các giả thuyết nghiên cứu.

Sau khi đề xuất giả thuyết nghiên cứu, nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu

nhằm kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa độ mở thương mại và biến động tỷ

giá phù hợp với đặc điểm của trường hợp Việt Nam. Nghiên cứu đã mô tả thiết kế mô

hình nghiên cứu với diễn giải chi tiết về đặc điểm số liệu, phương pháp thu thập dữ

liệu và phương pháp phân tích. Do đặc tính dữ liệu, các mô hình nghiên cứu đều đủ

điều kiện sử dụng mô hình VAR ở dạng tổng quát và không sử dụng mô hình VECM.

Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước, nghiên cứu cũng đưa vào mô hình biến

kiểm soát có ảnh hưởng đến mối quan hệ của độ mở thương mại và biến động tỷ giá

thực đa phương ở Việt Nam, đó là yếu tố tăng trưởng kinh tế.

Trong quá trình kiểm định các giả thiết nghiên cứu, nghiên cứu đã thực hiện các bước

phân tích và lựa chọn được mô hình tối ưu nhất (có tính ổn định và phù hợp với quy

tắc thống kê) để giải thích mối quan hệ giữa độ mở thương mại và biến động tỷ giá là

mô hình VAR với độ trễ 4 là tối ưu nhất.

Nghiên cứu đã thực hiện và đạt được mục tiêu tổng quát là phân tích mối quan hệ giữa

độ mở thương mại và biến động tỷ giá tại Việt Nam thông qua việc đạt được các mục

tiêu cụ thể là: (1) Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tỷ giá ở Việt Nam;

(2) Phân tích tác động tăng trưởng kinh tế đến mối quan hệ giữa độ mở thương mại và

tỷ giá ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiếp tục hoàn thành mục tiêu còn lại là

Khuyến nghị hàm ý chính sách tỷ giá và quản lý độ mở thương mại tại Việt Nam,

được trình bày trong mục 5.2. “Hàm ý chính sách” của nghiên cứu này.

Kết luận về mối quan hệ giữa độ mở thương mại và biến động tỷ giá thực đa

phương ở Việt Nam:

Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa độ mở thương mại và biến động tỷ giá thực đa

phương ở Việt Nam có những điểm chính sau:

viii

- Chấp nhận giả thuyết H1: ““Biến động tỷ giá thực đa phương có quan hệ nhân quả

với độ mở thương mại ở Việt Nam”.

- Chấp nhận giả thuyết H2: ““Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ

giữa độ mở thương mại và biến động tỷ giá thực đa phương tại Việt Nam”.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh):

Tiếng việt:

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy vector tự động và kiểm định nhân quả Granger

để khảo sát mối quan hệ nhân quả giữa độ mở thương mại và biến động tỷ giá hối đoái

thực tế ở Việt Nam giai đoạn 2004-2020. Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh

chỉ số mở cửa thương mại của Việt Nam ngày càng tăng, gây ra những thách thức

không nhỏ trong điều hành vĩ mô, trong đó có điều hành tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu

áp dụng một số cách tiếp cận mới: (i) sử dụng tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực của Việt

Nam so với 143 đối tác thương mại; (ii) xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế đối

với độ mở thương mại và biến động tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng độ

mở thương mại có quan hệ nhân quả Granger hai chiều với biến động tỷ giá hối đoái

thực tế hiệu quả ở Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, tác động của độ mở thương

mại đối với biến động tỷ giá hối đoái thực là dương ở độ trễ 1 kỳ và độ trễ 4 kỳ. Trong

khi đó, biến động tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng tiêu cực đến độ mở thương mại

với độ trễ 1 kỳ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế gia tăng

làm giảm biến động tỷ giá hối đoái thực tế và tăng độ mở thương mại của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những hàm ý đối với việc quản lý độ mở thương

mại và điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Tiếng Anh:

The study used vector auto regression model and Granger causality test to investigate

the causal relationship between trade openness and real effective exchange rate

volatility in Vietnam with the period 2004-2020. The study was conducted in the

context that Vietnam's trade openness index is increasing, causing significant

challenges in macro management, including exchange rate management. The study

takes some new approach: (i) using Vietnam's real effective exchange rate relative to

143 trading partners; (ii) examine the impact of economic growth on trade openness

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!