Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Bước lên từ nền kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ, lại phải trải qua hai
cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt, nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu lại càng
thêm kiệt quệ bởi chiến tranh. Vào thời bình, bắt đầu từ cơ sở kinh tế lạc hậu, trì
trệ đó, nước ta xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp,
khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trong
khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường mà CNTB đã đạt được những
thành tựu về kinh tế- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất
lao động. Cũng nhờ kinh tế thị trường, quản lý xã hội đạt được những thành quả
về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạy cảm, tinh tế, với
khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển. Trước tình hình đó, trong
Đại hội Đảng VI, Đảng ta kịp thời nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi, chuyển
sang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kích thích sản xuất,
phát triển kinh tế nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn
minh.
Mới chập chững bước vào nền kinh tế thị trường đầy gian khó, phức tạp, nền
kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ
sở cân nhắc, chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.
Trong quá trình học hỏi đó, triết học Mác- Lênin, đặc biệt là phạm trù triết học
cái chung và cái riêng có vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức về
kinh tế thị trường.
Để góp thêm một tiếng nói ủng hộ đường lối phát triển kinh tế mà Đảng
và nhà nước ta đang xây dựng, tôi chọn vấn đề "Mối quan hệ giữa cái riêng và
cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta"
làm công trình nghiên cứu của mình.
Hoàn thành tiểu luận này, tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ của mình
trong việc làm rõ, củng cố lòng tin của mọi người vào công cuộc đổi mới của
nhà nước ta, và giúp mọi người quen thuộc hơn với một nền kinh tế mới được áp
1
dụng ở Việt Nam- nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện thế
giới hiện nay.
2