Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Và sự vận dụng lý luận ấy trong xây dựng kinh tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận triết học Phạm Thị Lý_QTNL50B
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay ý thức hay vật chất là yếu tố thông qua hoạt động
thực tiễn của con người quyết định đường lối chủ trương phát triển kinh tế luôn thu
hút sự quan tâm của nhiều đối tượng.
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất
cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về mối quan hệ biện chứng giữa ý
thức và vật chất luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn,
xây dựng và phát triển xã hội.
Từ lý luận chủ nghĩa Mác Lênin Đảng ta đã rút ra bài học ”Mọi đường lối, chủ
trương của Đảng phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan”. Nước
ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nguyên nhân
sự phát triển kinh tế vững mạnh xuất phát từ mối quan hệ nào? Mối quan hệ giữa
biện chứng vật chất giữ ý thức và vật chất ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào?
Và sự thành công hay thất bại, phát triển hay lạc hậu của bất kì nền kinh tế nào đều
do có lập trường triết học đúng đắn. Là một sinh viên kinh tế để góp phần nhỏ vào
toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước thoát ra khỏi tình cảnh kém phát
triển, “thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với
nhận thức đó và muốn tìm hiểu thêm về thực trạng nên kinh tế việt Nam hiện nay
vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức. Và sự vận dụng lý luận ấy trong xây dựng kinh tế Việt Nam hiện nay” làm
bài tiểu luận của mình.
1
1
Tiểu luận triết học Phạm Thị Lý_QTNL50B
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Phương thức tồn tại của vật chất.
1.Định nghĩa phạm trù vật chất của thế giới.
1.1. Quan điểm trước Mác về vật chất.
* Chủ nghĩa duy vật trước Mác có rất nhiều định nghĩa về vật chất, trong đó
nổi lên các định nghĩa điển hình sau đây: Phạm trù vật chất là nền tảng của thế giới
duy vật xác lập trên cơ sở thừa nhận bản chất của thế giới là duy vật. Giống như
mọi phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát sinh phát triển gắn liền hoạt
động thực tiễn của con người trong giới tự nhiên.
* Thời cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với
những dạng cụ thể của nó, tức là những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở
thế giới bên ngoài. Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại là thuyết nguyên tử của
Lơxíp và Đêmôcrít.
VD: -Talet cho rằng vật chất là nước
-Anaximen cho rằng vật chất là không khí.
-Đêmôcrit cho rằng vật chất là nguyên tử.
=> Quan niệm vật chất thời kì cổ đại mang tính trực quan, cảm tình. Nó chỉ có
tác dụng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.Theo quan điểm
duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là bản nguyên tinh thần nào
đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất cái
tồn tại một cách vĩnh cửu tạo nên mọi sự vật và hiện tượng với những thuộc tính
vốn có của nó.
2
2