Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô típ con người cá nhân với sự tư vấn lương tâm trong truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quảng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân văn
1
MÔ TÍP CON NGƯỜI CÁ NHÂN VỚI SỰ TỰ VẤN LƯƠNG TÂM TRONG
TRUYỆN THẦY LAZARÔ PHIỀN CỦA NGUYỄN TRỌNG QUẢN
Cao Thị Hảo (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)
1. Có thể nói: Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) là tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên
của văn học Việt Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định giá trị của tác phẩm này từ nhiều
phương diện khác nhau. Bùi Đức Tịnh cho rằng Nguyễn Trọng Quản đã “Đi bước đầu trong việc
dùng văn xuôi viết bằng ngôn ngữ thông thường để kể lại một câu chuyện“bày đặt” giống như
những truyện xảy ra trong xã hội đương thời” [1]; Nguyễn Văn Trung đi sâu phân tích kĩ những
ảnh hưởng đậm nét của tiểu thuyết phương Tây hiện diện trong Truyện thầy Lazarô Phiền về các
phương diện: kết cấu, cách kết thúc, tính cách nhân vật…[2]; Hoàng Dũng đặt tác phẩm “Trong
sự đối sánh với những tác phẩm trước và sau nó” trong tiến trình văn học Việt Nam để khẳng
định “Những đóng góp của tác phẩm trên về kĩ thuật viết văn hư cấu” [3]… Những nhận định
này là đúng đắn và có cơ sở nhưng đều giống nhau ở một điểm - đó là các tác giả mới chỉ quan
tâm khảo sát đối tượng ở cấp độ văn học.
Nếu nhìn từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi cho rằng Truyện thầy Lazarô Phiền còn là tác
phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam đã xuất hiện môtíp: con người cá nhân với sự tự
vấn lương tâm - một quan niệm mới về con người có xuất xứ từ phương Tây.
2. Khác với xã hội phương Đông chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo, xã hội
phương Tây lại chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng của đạo Thiên chúa giáo. Trên tinh thần Cơ
đốc giáo, bản chất con người được quan niệm là xấu xa, mang tội tổ tông, cần được cứu rỗi và
rửa tội nơi chúa Jesus. Vì thế, theo quan niệm của phương Tây: con người thường bị day dứt vì
nỗi lo lắng nội tâm và xung đột tâm lý là bản chất của sự tồn tại. Trong văn xuôi quốc ngữ Việt
Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, chúng ta cũng dễ nhận thấy quan niệm về con người như thế
trong tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền.
Toàn bộ cốt truyện tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam này xoay quanh sự tự vấn
của nhân vật chính - thầy Lazarô Phiền. Dường như, cả cuộc đời anh ta sống trong ám ảnh và lo
âu: thuở nhỏ phải chịu cảnh “diệt đạo” trốn chạy khắp nơi cùng cha mẹ, chứng kiến cảnh cha mẹ
chết cháy khi nhà ngục bị phóng hỏa, lớn lên lấy vợ, rồi bị thói ghen tuông nghi kị giày vò dẫn
đến giết vợ, giết bạn và sống trong lo âu day dứt vì tội lỗi của mình. Đây là môtíp nhân vật tiêu
biểu cho những con người chịu nỗi lo âu, ám ảnh của ngày phán xét cuối cùng trong đạo Thiên
chúa – một thứ tôn giáo phổ biến của người phương Tây. Mặc dù hành động tội lỗi của nhân vật
(giết vợ, giết bạn) không hề bị pháp luật phát giác và anh ta vẫn được trọng dụng, lên chức,
nhưng đối với con người phương Tây - thì trách nhiệm về mặt đạo đức lại nằm trong chính lương
tâm họ. Nỗi băn khoăn của thầy Phiền không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ với vợ con gia
đình không tròn mà bao trùm nhân vật này là sự nghi kị, day dứt luôn giày vò, ám ảnh lương tâm
khôn nguôi. Cách xây dựng nhân vật như thế tạo ra một mẫu nhân vật rất khác so với môtíp con
người luôn lo lắng về gia đình, dòng tộc, về nghĩa vụ với cha mẹ, vợ con theo kiểu phương Đông
truyền thống. Thầy Phiền đi tìm sự giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi trong lương tâm bằng việc
xưng tội và rửa tội nơi chúa Jêsus chứ không phải là đi tu hay tìm sự lượng thứ của cha mẹ, của
làng, tổng. Con đường thoát khỏi sự cắn rứt lương tâm, cứu rỗi linh hồn của những con chiên chỉ
có thể là rửa tội làm cho vợi bớt những ô nhục vì tội lỗi do mình gây ra được thực hiện bằng