Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô tả sự biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp trước và sau khi điều chỉnh thời điểm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh thường gặp trong lâm sàng, là bệnh lý hay
gặp nhất trong các bệnh tim mạch ở hầu hết các nước trên thế giới, tần suất mắc
bệnh THA trên thế giới từ 5 đến 30% dân số. Trên toàn thế giới năm 2000 có
khoảng 972 triệu người bị THA (khoảng 20% ở người lớn) và ước tính đến năm
2025 sẽ có trên 1,5 tỷ người bị THA (khoảng 29% ở người lớn) [3]. Ở Việt Nam, tỉ
lệ mắc bệnh THA khoảng 15%-19% [2]. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh THA
gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả khi đã có chẩn đoán thì sự tuân thủ điều trị và mức
huyết áp kiểm soát thường không đạt yêu cầu. Hàng năm trên thế giới có tới 75% số
bệnh nhân THA không được điều trị một cách có hiệu quả [4]. Khi được điều trị
tích cực và hiệu quả bệnh THA sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong, nếu giảm mỗi 10mmHg
huyết áp tâm thu sẽ làm giảm tới 20-25% các biến cố tim mạch trầm trọng.
Đo huyết áp bằng phương pháp thông thường không phát hiện được những
bệnh nhân tăng huyết áp ẩn giấu. THA ẩn giấu được định nghĩa khi không có THA
bằng phương pháp thông thường nhưng có THA trên phương pháp theo dõi huyết
áp 24 giờ [4]. Tỷ lệ THA ẩn giấu khoảng 10% dân số và chiếm 40% bệnh nhân
đang điều trị bằng thuốc hạ áp [5]. Nhiều bằng chứng cho thấy các biến chứng tim
mạch liên quan chặt chẽ với giá trị huyết áp 24 giờ hơn so với giá trị huyết áp đo
bằng phương pháp thông thường [11]. Các tác giả nhận thấy không giảm huyết áp
khi ngủ sẽ có tỉ lệ cao về tổn thương cơ quan đích như: Phì đại thất trái, tai biến
mạch máu não, bệnh võng mạc và tổn thương thận [6]. Còn nếu huyết áp tăng
nhanh, đột ngột vào lúc thức dậy sẽ tăng tỉ lệ đột quỵ và nguy cơ mắc bệnh tim vành
hơn so với người bình thường [8]. Việc kiểm soát huyết áp theo phương pháp theo
dõi huyết áp 24 giờ giúp làm giảm các biến cố tim mạch độc lập với các nguy cơ
tim mạch kinh điển. Căn cứ vào giá trị huyết áp trung bình và sự biến thiên huyết áp
trong 24 giờ sẽ giúp cho lựa chọn thuốc hạ huyết áp và thời điểm dùng thuốc [5].
Tại Việt Nam, việc dùng thuốc hạ huyết áp chủ yếu dựa vào giá trị huyết áp
buổi sáng mà không căn cứ vào giá trị huyết áp theo dõi trong 24 giờ, điều này sẽ
khiến việc kiểm soát huyết áp không được đầy đủ và làm gia tăng các biến cố tim
mạch. Trong khi đó, người điều dưỡng chỉ có vai trò thực hiện theo hướng dẫn của
bác sỹ, chưa có tính chủ động trong việc theo dõi, xác định sự thay đổi huyết áp 24
2
giờ để giúp các bác sỹ ra y lệnh cho bệnh nhân uống thuốc theo thời điểm thích hợp,
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định giá trị huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp trước và sau
khi điều chỉnh thời điểm dùng thuốc hạ áp.
2. Mô tả sự biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp trước và
sau khi điều chỉnh thời điểm dùng thuốc hạ áp.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về bệnh tăng huyết áp
Theo Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization: WHO) và Hội THA
quốc tế (International Society of Hypertention: ISH) năm 2003 [9], đối với người
trên 18 tuổi THA được xác định khi huyết áp tâm thu (HATT) 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) 90 mmHg khi đo tại phòng khám bệnh
hoặc 130 - 135/85 mmHg khi đo huyết áp (HA) tại nhà, hoặc HA trung bình 24
giờ 125 - 130/80 mmHg hoặc HA trung bình ban ngày 130 - 135/85 mmHg,
hoặc HA trung bình ban đêm 120/80 mmHg.
THA được chia làm hai loại: THA thứ phát và THA nguyên phát. THA thứ
phát là THA có nguyên nhân, chiếm từ 5 - 10% tổng số THA, do các bệnh thận mạn
tính, hẹp động mạch thận, cường aldosterone tiên phát, hội chứng Cushing, u tuỷ
thượng thận... THA nguyên phát là THA chưa rõ nguyên nhân, còn gọi là bệnh
THA, chiếm khoảng 90 - 95% các trường hợp THA.
1.2. Phân loại tăng huyết áp
1.2.1. Phân loại theo mức độ THA
Bảng1.1. Phân loại THA theo WHO/ISH (2003)[9]
Phân loại
HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương
(mmHg)
HA tối ưu < 120 < 80
HA bình thường < 130 < 85
HA bình thường cao 130 - 139 85 - 89
THA độ 1 140 - 159 90 - 99
THA độ 2 160 - 179 100 - 109
THA độ 3 180 110
Khi HA tâm thu và tâm trương không ở cùng một phân loại thì mức độ THA
được lựa chọn ở phân độ cao nhất.
1.2.2. Phân loại theo giai đoạn tăng huyết áp
Theo Tổ chức y Tế thế giới năm 1993: