Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng thương
MIỄN PHÍ
Số trang
45
Kích thước
297.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1397

Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng thương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PSG.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập là tập làm việc trong thực tế để củng cố và đem những kiến thức đã

được học vận dụng vận dụng vào thực tiễn, trau dồi thêm về nghiệp vụ. Từ đó bổ

sung thêm kiến thức và có kỹ năng làm việc thực tiễn khi ra trường. Chính vì vây,

thực tập là quá trình đóng vai trò quan trọng đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là

những sinh viên sắp tốt nghiệp.

Là sinh viên học chuyên ngành Tài chính quốc tế thuộc khoa Ngân hàng- Tài

chính, em đã rất may mắn khi được sự cho phép của Nhà trường và Ban lãnh đạo

Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam về thực tập tại Sở. Sở giao dịch I

là một đơn vị lớn, hoạt động hiệu quả thuộc hệ thống Ngân hàng công thương Việt

Nam- một trong những ngân hàng lớn và phát triển nhất cả nước. Đây sẽ là cơ hội

tốt cho em có thể nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh cũng như các

nghiệp vụ của ngân hàng, được tiếp cận với các trang thiết bị vật chất, công nghệ

hiện đại phục vụ cho hoạt động của ngân hàng. Điều đó sẽ là kinh nghiệm quý báu

cho em khi ra trường

Qua 5 tuần thực tập, nghiên cứu, em đã được trực tiếp quan sát các hoạt

động của các phòng khác nhau, được đọc nhiều tài liệu liên quan đến các nghiệp vụ

được thực hiện tại Ngân hàng, các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả kinh

doanh của Ngân hàng.Với sự thu nhận của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo và toàn thể cán bộ nhân viên Sở giao dich I – Ngân

hàng công thương Việt Nam đã giúp em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này.

Báo cáo được chia làm 3 phần chính:

CHƯƠNG 1: Tổng quan về Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt

Nam

CHƯƠNG 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân

hàng Công thương Việt Nam

CHƯƠNG 3: Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

SV: Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp: Tài chính Quốc tế 48

1

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PSG.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch I – NHCT Việt

Nam

Ngày 01/07/1988, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập

và đi vào hoạt động trên cơ sở Vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT (26/03/1988)

của Hội đồng bộ trưởng về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh

doanh và hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp.

Cùng với sự phát triển, đổi mới của đất nước và ngành ngân hàng,

NHCT VN ngày càng phát triển vững chắc và là một trong bốn Ngân hàng thương

mại lớn nhất Việt Nam. Hiện NHCT VN đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa

năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong

cả nước; bao gồm 1 Hội sở chính, 3 Sở giao dịch, 138 Chi nhánh, 188 Phòng giao

dịch, 258 Điểm giao dịch, 191 Quỹ tiết kiệm, 742 máy ATM. Ngoài ra, NHCT VN

cón có 2 Văn phòng đại diện, 3 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính,

Công ty TNHH Chứng khoán (Vietinbank SC), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài

sản và 3 đơn vị sự nghiệp gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin,

Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Sự phát triển lớn mạnh của NHCT đã

góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, cùng với

NHNNVN thực thi các chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát.

Sở giao dịch I của NHCT VN có trụ sở chính đặt tại 34 Hai Bà Trưng,

phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Tiền thân của SGD I là Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội, trực thuộc

NHCT thành phố Hà Nội, khi mới thành lập nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay

còn ít, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nghèo nàn, đơn điệu chủ yếu là cho vay

ngắn hạn và huy động tiết kiệm.

SV: Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp: Tài chính Quốc tế 48

2

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PSG.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

Từ tháng 12/1989 đến tháng 11/1992, Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà

Nội đổi tên thành Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội, đây cũng là năm Trung tâm

giao dịch NHCT Hà Nội triển khai hoạt động kinh doanh đối ngoại.

Ngày 24/03/1993, Tổng giám đốc NHCT VN ra quyết định số 93/NHCT￾TCCB chuyển hoạt động của chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội vào Hội sở chính

NHCT VN.

Ngày 30/05/1995, Tổng giám đốc NHCT VN ra quyết định số 83/NHCT-QĐ

chuyển bộ phận giao dịch trực tiếp tại Hội sở chính NHCT VN để thành lập Sở giao

dịch - NHCT VN. Trong giai đoạn này cùng với những thành quả ban đầu của công

cuộc đổi mới, hoạt động của kinh doanh của Sở giao dịch đã thu được nhiều kết quả

quan trọng như củng cố và mở rộng mạng lưới, trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, đa

dạng hóa sản phẩm dịch vụ nên đã có sự tăng trưởng cao.

Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ra quyết định số

134/QĐ - HĐQT - NHCT 1chuyển hoạt động của Sở giao dịch thành Sở giao dịch 1

- NHCT Việt Nam kể từ ngày 01/01/1999. Một lần nữa cơ cấu tổ chức bộ máy thay

đổi, các phòng ban được sắp xếp lại để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tình hình

mới.

Ngày 20/10/2003, mô hình tổ chức của SGD I được đổi mới theo dự án hiện

đại hoá ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ. Theo đó bộ máy tổ chức không

ngừng được củng cố và hoàn thiện.

Kế thừa thành quả và kinh nghiệm sau 20 năm hoạt động và phát triển, SGD

I - NHCT Việt Nam đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, áp dụng công nghệ

tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng,

mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ và ngày càng được

khách hàng tin cậy, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng. Đến nay SGD I - NHCT

Việt Nam đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, hiệu

quả, có uy tín cao trong toàn hệ thống NHCT VN nói riêng và trong cộng đồng tài

chính ngân hàng cả nước nói chung.

SV: Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp: Tài chính Quốc tế 48

3

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PSG.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

1.2. Các hoạt động chính của SGD I – NHCT VN

Sở giao dịch I – NHCT VN là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT

VN, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch

tại NHNN như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Do đó, bên cạnh việc thực

hiện đầy đủ chức năng của một Chi nhánh thì SGD I còn thực hiện các hoạt động

kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một NHTM. Các hoạt động chính của SGD I –

NHCT VN:

Huy động vốn

• Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ

chức kinh tế và dân cư.

• Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm

không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết

kiệm tích luỹ...

• Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Cho vay, đầu tư

• Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

• Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

• Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

• Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn

dài

• Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức

(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

• Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

• Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài

chính trong nước và quốc tế

• Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

SV: Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp: Tài chính Quốc tế 48

PHÒNG QUẢN LÝ

RỦI RO

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!