Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TIỂU LUẬN:
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu
dùng tại ngân hàng thương mại Cổ
phần Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank)
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đang trở thành một
trong những lĩnh vực được quan tâm nhất. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập
WTO, các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn phải đối mặt với những thách thức,
những cạnh tranh gay gắt trong việc dành thị phần giữa các ngân hàng trong và ngoài
nước. Trước điều kiện thị trường khắc nghiệt như vậy, các ngân hàng Việt Nam phải
có những kế hoạch, chiến lược cụ thể để giữ vững vị thế của mình.
Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức sống con người ngày một cải
thiện, người dân với thu nhập tăng lên đáng kể hơn trước thì ngày càng có nhiều nhu
cầu hơn trong cuộc sống của mình. Nếu cách đây vài năm, mọi người chỉ cần đủ ăn,
đủ mặc và có xu hướng tiết kiệm thì nay trong xã hội, mọi người không chỉ cần
những nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn muốn nâng cao điều kiện sống, chất
lượng cuộc sống của mình (nhà đẹp, ô tô xịn, trang thiết bị hiện đại hay đi du học, đi
du lịch). Tuy nhiên, mức lương của họ không đủ để họ thực hiện mục đích đắt tiền
của mình. Vì vậy, nếu người dân có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể đáp
ứng nhu cầu ngay trong hiện tại. Điều đó không chỉ làm tăng tiêu dùng hàng hoá,
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
một cách nhanh chóng.
Trong bối cảnh ấy, cho vay tiêu dùng trở thành mảng tín dụng có nhiều tiềm
năng nhất. Thị trường vay tiêu dùng cá nhân là thị trường rộng lớn, quan trọng là
ngân hàng có đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng hay không hay có đưa ra
sản phẩm phù hợp hay không? Bên cạnh đó, mảng cho vay tiêu dùng cũng tiềm ẩn
những rủi ro nhất định. Nếu các ngân hàng không có những chiến lược và chính sách
linh hoạt, mềm dẻo thì sẽ vấp phải những khó khăn gây tổn thất cho mình. Còn
ngược lại, ngân hàng có chính sách, chiến lược phù hợp sẽ ngày một sinh lời và mở
rộng được chiến lược ngân hàng bán lẻ. Hoạt động này giúp các ngân hàng thương
mại tạo nên sự hoà hợp giữa cung và cầu tiêu dùng, giải quyết tốt nhiệm vụ kích cầu
tiêu dùng của nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển và mở rộng cho vay tiêu
dùng hiện nay, ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
đã và đang đề ra những chiến lược cụ thể để phát triển mảng cho vay tiêu dùng của
mình. Techcombank được biết tới là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu,
hoạt động cho vay tiêu dùng là mảng hoạt động hiệu quả và được coi là trọng tâm,
nhưng Techcombank vẫn đang gặp phải những khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt
từ phía thị trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình thực tập tại Hội sở chính
Techcombank em đã chủ động lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mở rộng hoạt động cho
vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank)”.
Chuyên đề được chia làm 3 phần:
- Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.
- Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý thuyết về Cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về Cho vay của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất
của nền kinh tế, có nhiệm vụ luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.
Ngân hàng huy động nguồn vốn từ trong nền kinh tế và thông qua hoạt động cho vay
đem nguồn vốn đó đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng có mục đích và trong thời gian nhất
định theo thoả thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi (theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng).
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cho
vay chỉ là giao dịch về tiền giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng sẽ
chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng cho mục đích của mình trong một thời hạn
thoả thuận nhất định và khách hàng có trách nhiệm hoàn trả lãi và gốc cho ngân hàng
khi đến hạn thanh toán. Như vậy, hoạt động cho vay được thực hiện trên cơ sở tín
nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng.
1.1.2. Phân loại Cho vay của Ngân hàng thương mại
Việc phân loại cho vay tuỳ theo tính chất và đặc điểm của nhu cầu cho vay và
việc quản lý cho vay của ngân hàng dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức sử dụng khoản vay
Theo tiêu chí này, cho vay được chia làm 3 loại khác nhau: Cho vay tiêu dùng,
Cho vay kinh doanh và Cho vay đầu tư.
- Cho vay tiêu dùng là hình thức ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng
mà vốn vay được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng. Đối tượng vay tiêu dùng
chủ yếu là các cá nhân và Chính phủ.
Khi khách hàng có nhu cầu muốn vay để mua sắm, tiêu dùng với mục đích
nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng để vay
tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Cho vay tiêu dùng kích thích tiêu dùng trong
xã hội, thúc đẩy chu chuyển hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa
dạng hoá dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro trong cho vay. Ưu điểm: thực hiện mong
muốn tiêu dùng lớn nhất trong thời gian nhanh nhất. Nhược điểm: khách hàng có thể
phải chịu lãi suất cao. Điều kiện cho vay tiêu dùng là khách hàng phải có đủ năng lực
pháp luật dân sự, có thu nhập hợp pháp và ổn định và phải có tài sản đảm bảo cho
khoản vay.
- Cho vay kinh doanh là hình thức ngân hàng cho vay mà vốn vay được sử
dụng cho mục đích kinh doanh, đối tượng vay chủ yếu là các đơn vị, tổ chức kinh
doanh và một số ít các khách hàng cá nhân.
Khách hàng sẽ được các chuyên gia ngân hàng tư vấn để có được phương án
bổ sung vốn kinh doanh hợp lý và có lợi nhất. Ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi
nhất để khách hàng có thể vay vốn nhanh nhất, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả.
Điều kiện cho vay kinh doanh là khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, có
phương án sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh rõ ràng và đảm bảo hiệu quả, có tài
sản đảm bảo cho khoản vay.
- Cho vay đầu tư là hình thức ngân hàng cho vay mà vốn vay được sử dụng
đem đi đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống
con người. Đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu.
Điều kiện để cho vay đầu tư là khách hàng phải có vốn tự có đầu tư tham gia
vào dự án. Vốn tham gia dự án có thể là tiền hoặc tài sản đưa vào sử dụng cho dự án (
kể cả giá trị quyền sử dụng bất động sản, cơ sở vật chất có giá trị và các chi phí khác
mà khách hàng đã tự đầu tư vào dự án). Nguồn vốn tham gia của chủ đầu tư phải
được đưa vào đầu tư trước. Tuỳ theo loại hình dự án mà khách hàng phải có vốn tự
có tối thiểu tham gia dự án theo tỷ lệ mà mỗi ngân hàng quy định. Khi hết thời hạn
tín dụng mà khách hàng chưa sử dụng hết hạn mức tín dụng trong hợp đồng, nếu
khách hàng muốn tiếp tục sử dụng thì phải có sự đồng ý của Hội đồng tín dụng.
1.1.2.2. Căn cứ vào phương thức cho vay
Với phương thức cho vay thì hoạt động Cho vay được chia làm 5 loại khác
nhau: Cho vay thấu chi, Cho vay trực tiếp từng lần, Cho vay theo hạn mức, Cho vay
luân chuyển và Cho vay trả góp.
- Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn mà qua đó ngân hàng cho phép
người vay được chi trội trên số tiền gửi thanh toán của mình tới một giới hạn nhất
định tại một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
- Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay đối với các khách hàng
không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu
chi hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài. Theo từng kì hạn nợ trong
hợp đồng, ngân hàng sẽ thu cả gốc và lãi, đồng thời sẽ kiểm soát mục đích và hiệu
quả quá trình khách hàng sử dụng tiền vay.
Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. Ưu
điểm của hình thức này là khách hàng có thể rút vốn một lần hoặc nhiều lần sao cho
phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, với điều kiện là số tiền rút vốn không vượt quá số
tiền vay ghi trong hợp đồng tín dụng. Nhược điểm là mỗi lần rút vốn khách hàng phải
thu xếp thời gian để kí giấy nhận nợ và gửi cho ngân hàng bản sao các giấy tờ cần
thiết, sau đó phải mất một khoảng thời gian chờ đợi để ngân hàng thông báo kết quả.
- Cho vay theo hạn mức là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thoả thuận cấp
cho khách hàng hạn mức tín dụng (được tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ). Hình thức cho
vay này thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia
thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có
tín nhiệm đối với ngân hàng.
Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản cầm cố, thế chấp
và khả năng nguồn vốn của mình, ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng phù hợp
với nhu cầu của khách hàng. Khi hợp đồng tín dụng theo hạn mức còn trong hiệu lực,
mỗi lần rút vốn vay khách hàng không phải ký thêm hợp đồng tín dụng mà chỉ cần
lập giấy nhận nợ kèm bảng kê và bản sao chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử
dụng tiền vay. Mỗi giấy nhận nợ có thời hạn phù hợp với từng mục đích sử dụng vốn
nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của hạn mức đã được duyệt.
Trong nghiệp vụ này ngân hàng không xác định trước kì hạn nợ và thời hạn tín
dụng, chỉ khi khách hàng có thu nhập thì ngân hàng mới tiến hành thu nợ. Khách
hàng được phép vay và trả nhiều lần nhưng dư nợ không được phép vượt quá hạn
mức tín dụng thoả thuận.
- Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng
hoá và ngân quỹ của khách hàng. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về
phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu
thụ.
Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng, chủ yếu áp dụng đối
với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất co chu kì tiêu thụ
ngắn ngày, có quan hệ vay - trả thường xuyên với ngân hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành
thu nợ thi doanh nghiệp bán hàng.
- Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách
hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Hình thức cho vay
này thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản
cố định hoặc hàng lâu bền.
Hình thức này thường mang rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng
hàng hoá mua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập của người vay. Khách
hàng phải có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc
chắn ổn định. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất
trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
1.1.2.3. Căn cứ theo thời gian
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc, lãi vốn vay được thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Theo chỉ tiêu thời gian, hoạt động
cho vay của ngân hàng được chia làm 2 loại:
- Cho vay không kỳ hạn là hình thức cho vay không xác định cụ thể thời điểm
trả nợ trên hợp đồng tín dụng, việc vay và hoàn trả của khách hàng diễn ra thường
xuyên theo kế hoạch luân chuyển hàng hoá và kế hoạch doanh thu của khách hàng.