Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô hình tổ chức KTNN ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
MIỄN PHÍ
Số trang
41
Kích thước
266.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
826

Mô hình tổ chức KTNN ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trên toàn thế

giới thì Kiểm toán nhà nước(KTNN) đóng một vai trò quan trọng thực hiện chức

năng kiểm tra các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ công khác.

Đóng vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, KTNN là công cụ

không thể thiếu của Quốc hội và Chính phủ trong điều hành nền kinh tế nói

chung và quản lý nguồn tài sản quốc gia nói riêng. Tuỳ thuộc vào thể chế chính

trị và sự phân chia quyền lực của mỗi nước mà KTNN có thể có các loại mô

hình tổ chức khác nhau.

Tại Việt Nam, KTNN được thành lập theo Nghị định số 70/CP, ngày

11/7/1994, nhằm giúp Thủ Tướng Chính Phủ thực hiện các chức năng được

giao. Theo quy định này, KTNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống

nhất theo hai cấp là KTNN trung ương và KTNN địa phương. Mới đây trong

Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước, KTNN Việt Nam

trở thành một cơ quan thuộc Quốc hội, “là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực

kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật”.

Trong quá trình hoạt động, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã có những

thành công và đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung

việc kiểm soát, quản lý sử dụng Ngân sách Nhà nước(NSNN) nói riêng. Tuy

nhiên, bên cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước vẫn còn

những hạn chế nhất định. Để ngày càng phát triển và thực hiện tốt chức năng và

nhiệm vụ của mình, cũng giống như bất cứ đơn vị nào khác, Kiểm toán nhà

nước cần phải liên tục kiện toàn tổ chức, cải tiến hoạt động của mình để phù hợp

với tình hình mới và đáp ứng được những yêu cầu mới.

Nhận thấy đây là một vấn đề cần đi sâu tìm hiểu nên em đã chọn đề án:

"Mô hình tổ chức KTNN ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường" cùng

1

với sự hướng dẫn của cô giáo THS. Tạ Thu Trang. Bài viết của em gồm có ba

phần chính:

Phần 1: Lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước.

Phần 2: Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt

Nam.

Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị.

2

Phần 1.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động

của Kiểm toán nhà nước

1.1.1. Tất yếu khách quan hình thành Kiểm toán Nhà nước

" KIỂM TOÁN" thuật ngữ nghề nghiệp và cũng là một hoạt động nghiệp

vụ đã xuất hiện và được chấp nhận phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Yêu

cầu bình đẳng, minh bạch, công khai trong hoạt động kinh tế , yêu cầu bảo đảm

và nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính của nền kinh tế thị trường là đòi

hỏi sự ra đời và là nền cho sự phát triển Kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

Yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý

Nhà nước, yêu cầu lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia trong cơ chế quản lý

kinh tế mới, trong công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi sự hình thành Kiểm toán

Nhà nước.

Cùng với sự ra đời của nhà nước, sự ra đời và phát triển của tài chính công

mà chủ yếu là ngân sách nhà nước, yêu cầu, đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát

việc chi tiêu ngân sách và công quỹ từ phía nhà nước ngày càng lớn, việc ra đời

của Kiểm toán nhà nước là một tất yếu.

Kinh nghiệm nhiều năm ở nhiều quốc gia trên thế giới đó là sự hiện diện và

hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc

thiết lập và giữ vững kỷ cương tài chính, chấp hành Luật Ngân sách Nhà nước,

phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu xài phung phí tiền của Nhà

nước. Kiểm toán nhà nước đã thực sự trở thành một bộ phận hợp thành không

thể thiếu của hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Vai trò, tác dụng của

Kiểm toán nhà nước đã được thừa nhận và không một tổ chức nào khác có thể

thay thế được vị trí của nó trong việc kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử

dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực nhà nước trong các đơn vị trong khu

vực công cộng.

3

1.1.2. Khái niệm Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực

hiện các chức năng kiểm toán tài sản công. Ở thời kỳ trung đại, Kiểm toán nhà

nước đã xuất hiện để đối soát tài sản của vua chúa. Qua quá trình phát triển cho

đến nay, Kiểm toán nhà nước ở các nước phát triển đều thực hiện chức năng

kiểm toán các đơn vị ở khu vực công cộng.

1.1.3. Chức năng của Kiểm toán nhà nước.

Là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, Kiểm toán nhà

nước thực hiện các chức năng sau:

● Thứ nhất, chức năng kiểm tra, kiểm soát.

Kiểm toán nhà nước có chức năng xác minh tính đúng đắn, trung thực, hợp

pháp của số liệu kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu - chi, sử dụng

ngân sách nhà nước và việc thi hành pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán,

ngân sách của nhà nước ở các đơn vị trong khu vực công. Đây là chức năng vốn

có và mang tính chất truyền thống của Kiểm toán nhà nước.

● Thứ hai, chức năng tư vấn.

Kiểm toán nhà nước là cơ quan giúp việc bên cạnh cơ quan lập pháp và hành

pháp, tư vấn cho Quốc hội hay Chính phủ trong việc xây dựng những văn bản

quy phạm pháp luật, ban hành những quyết định liên quan đến tài chính, ngân

sách; hoặc trong việc đưa ra những quyết định quan trọng về quản lý và sử dụng

nguồn tài sản công như phương án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm

quốc gia, thực hiện các chương trình trên tầm vĩ mô.

Thông qua công tác kiểm toán của mình, Kiểm toán nhà nước nghiên cứu,

đề xuất các kiến nghị và giải pháp góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ngăn

ngừa các hành vi vi phạm, sử dụng kém hiệu quả, lãng phí công quỹ, vốn và tài

sản quốc gia.

Ngoài ra, với tư cách là cơ quan kiểm toán tối cao của quốc gia, Kiểm toán

nhà nước còn có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực mà nó phụ trách.

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!