Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô hình tăng trưởng: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92) Đối ngoại Việt Nam
3/2013 47 1 48 3/2013
MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Trần Chí Trung*
Tóm tắt
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã để lại những
hệ lụy tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế thế giới (KTTG), buộc
các quốc gia trên thế giới phải thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng.
1
Đổi mới mô hình tăng trưởng (MHTT) theo hướng phù hợp hơn với xu
thế của thế giới được nhiều quốc gia xác định là nhiệm vụ trọng tâm
nhằm ứng phó với những thách thức mới ở cấp độ toàn cầu, hướng tới sự
phát triển bền vững hơn trong tương lai. Sau gần ba thập kỷ Đổi mới,
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu phát triển to lớn được thế giới ghi nhận.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, nền kinh tế cũng bộc lộ một số
khiếm khuyết, cho thấy cần chuyển đổi về MHTT. Đảng và Nhà nước đã
xác định tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới MHTT là chủ trương, nhiệm vụ
* Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao.
1
“Mô hình tăng trưởng” là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Trong lịch sử, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế với rất nhiều mô hình, lý thuyết kinh
điển về tăng trưởng kinh tế như của D. Ricardo, R. Solow, trường phái Tân Cổ Điển hay
J.M. Keynes v.v… Những mô hình này chủ yếu sử dụng các mô hình toán học tập trung
giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế. Sau Chiến
tranh Thế giới thứ hai, nhiều “mô hình” mới được nhắc đến, tiêu biểu như mô hình kinh
tế kế hoạch hóa tập trung tại các nước xã hội chủ nghĩa, mô hình thị trường tự do tại
Mỹ, Anh, mô hình kinh tế thị trường xã hội ở Đức, mô hình nhà nước phát triển ở Hàn
Quốc, Nhật Bản hay mô hình kinh tế “kiểu Trung Quốc” v.v… và được tổng kết chủ yếu
dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về bài học thành công và thất bại của từng
quốc gia
quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Từ nghiên cứu
kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, tác giả bài viết muốn cung cấp
một cách hiểu đơn giản nhất về mô hình tăng trưởng nhằm phục vụ công
tác hoạch định chính sách; tập trung đánh giá, phân tích kinh nghiệm và
xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay và
trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
Ba thành tố của mô hình tăng trưởng
Mô hình tăng trưởng (MHTT) được xác định là hình thái, mô thức
sử dụng các nguồn lực sẵn có (tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ)
nhằm tăng sản lượng của nền kinh tế. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn
phát triển kinh tế và chuyển đổi MHTT của các nước, có thể khái quát
các cấu phần của mô hình tăng trưởng bao gồm:
Động lực tăng trưởng: Tăng trưởng của một nền kinh tế có thể
được thúc đẩy từ nhiều động lực khác nhau. Theo cách tính GDP,
2
các
động lực tăng trưởng bao gồm: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu công, xuất
khẩu. Các động lực tăng trưởng có một số đặc điểm đáng lưu ý: (i) tính
bổ trợ lẫn nhau: một số động lực có thể mang tác động lan tỏa, hỗ trợ
cho các động lực khác phát huy; (ii) tính triệt tiêu lẫn nhau: sự vượt trội
của động lực này có thể ảnh hưởng xấu đến động lực khác; (iii) tính giai
đoạn và hữu hạn: tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau, một hay một
số động lực sẽ nổi lên trở thành then chốt; tuy nhiên, đến một thời điểm
nhất định, động lực đó có thể được khai thác hết hoặc giảm thế mạnh,
thậm chí trở thành trở ngại. Để xác định được những động lực tăng
2 Theo công thức tính GDP = C + I + G + NX (tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu công, xuất
khẩu ròng).
, 3/2013: 47-65.