Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô hình nuôi cá Hồi Vân ở Sa Pa (Lào Cai)- một hướng đi khai thác hiệu quả nguồn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Xuân Trường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 127 - 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 127
MÔ HÌNH NUÔI CÁ HỒI VÂN Ở SA PA (LÀO CAI) - MỘT HƯỚNG ĐI KHAI THÁC
HIỆU QUẢ NGUỒN “TÀI NGUYÊN LẠNH” Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cá hồi vân (onchorhynchus mykiss) là một loại cá sinh sống ở vùng có khí hậu ôn đới, nhưng hiện
nay được nuôi thử nghiệm và nhân rộng ở một số vùng thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới, nhất là
các vùng núi cao có điều kiện phù hợp với đặc tính sinh thái của cá hồi vân. Trên cơ sở phân tích
các đặc điểm địa lý tự nhiên của Sa Pa (một địa phương nằm ở vùng núi cao phía bắc Việt Nam),
tác giả có những đánh giá ban đầu về tính thích ứng của loài cá nước lạnh (cá hồi) đối với môi
trường tự nhiên nơi đây, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá hồi vân Sa Pa, những khó khăn cần
khắc phục, những ý kiến trao đổi về biện pháp để đẩy mạnh và nhân rộng mô hình này ra các địa
phương lân cận. Từ những phân tích và đánh giá, tác giả đi đến nhận định: đây là mô hình nuôi cá
hồi vân đầu tiên ở Việt Nam và bước đầu đang mang lại lợi ích không chỉ cho Sa Pa, mà còn tạo ra
một định hướng mới khai thác hiệu quả nguồn “tài nguyên lạnh” ở vùng núi phía bắc Việt Nam.
Từ khóa: Cá hồi vân, Vùng núi phía Bắc Việt Nam ”Tài nguyên lạnh”; Sa Pa
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá hồi vân (onchorhynchus mykiss) là một loại
cá sinh sống ở vùng có khí hậu ôn đới, nhưng
hiện nay được nuôi thử nghiệm và nhân rộng
phát triển ở một số vùng thuộc vành đai khí
hậu nhiệt đới, nhất là các miền núi cao có
điều kiện phù hợp với đặc tính sinh thái của
cá hồi vân. Đặc điểm khí hậu và môi trường
tự nhiên ở các miền núi cao đang được nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam, tận dụng vào
mục đích nuôi cá hồi và bước đầu mang lại
hiệu quả kinh tế, được chúng tôi tạm gọi là
nguồn “tài nguyên lạnh” của vùng nhiệt đới.
Sa Pa là một huyện miền núi có nhiều tiềm
năng du lịch của tỉnh Lào Cai. Vài năm trở lại
đây, Sa Pa được nhiều người biết đến không
chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều
di tích, danh lam thắng cảnh đẹp và phát triển
du lịch sinh thái, mà còn được biết đến bởi đã
xây dựng thành công mô hình “Nuôi cá hồi
vân thương phẩm”. Đây là mô hình nuôi cá
hồi vân đầu tiên ở Việt Nam và bước đầu
đang mang lại lợi ích không chỉ cho Sa Pa,
cho Lào Cai mà còn tạo ra một định hướng
mới khai thác hiệu quả nguồn “Tài nguyên
lạnh” ở vùng núi phía bắc Việt Nam.
ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA CÁ HỒI VÂN
Tel: 0914765087; Email: [email protected]
Cá hồi là một trong những loài cá được xếp
vào nhóm thủy sản nước lạnh. “Thuỷ sản
nước lạnh” ở đây được hiểu là các loài cá
được sinh sống trong môi trường tự nhiên và
nuôi thả tại các ao, hồ, sông, suối có chứa
nguồn nước lạnh. Các loài “thuỷ sản nước
lạnh” mặc dù không có một giới hạn cụ thể về
nhiệt độ nước được đưa ra, nhưng thường
được mô tả là các loài cá sống tại khu vực có
nhiệt độ nước không vượt quá + 180C đến +
200C và không thấp quá 0 đến + 50C.
Trong các loài thủy sản nước lạnh, cá hồi
được nuôi phổ biến hơn cả vì là loài cá mang
lại giá trị kinh tế cao. Cá hồi bao gồm nhiều
loài khác nhau, có loài chuyên sinh sống ở
thuỷ vực ngọt, có loài chuyên sinh sống ở
thủy vực mặn và có loài sinh ra ở thuỷ vực
ngọt rồi lại theo dòng nước (sông, suối) ra
biển sinh sống, khi phát dục lại quay trở lại
thuỷ vực ngọt nơi đã sinh ra để sinh sản rồi
chết ở đó. Nhìn chung, các loài cá hồi đều có
đặc điểm chung: sinh sống ở khu vực nước
lạnh và có dòng chảy.
Cá hồi vân có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ.
Sau đó được du nhập vào nuôi ở châu Âu từ
1890, rồi lan sang một số nước châu Á: Nhật
Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nêpan,
Apganixtan, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Đây là
loại cá hồi được gia đình hoá và nuôi thành
công sớm nhất trong các loại cá hồi. Hiện
nay, cùng với cá hồi tuyết, cá hồi vân được