Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô hình cây quyết định và ứng dụng trong “mũi nhân tạo” để nhận dạng đối tượng từ mùi vị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Hoài Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 127 - 131
127
MÔ HÌNH CÂY QUYẾT ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG “MŨI NHÂN TẠO”
ĐỂ NHẬN DẠNG ĐỐI TƯỢNG TỪ MÙI VỊ
Trần Hoài Linh1*, Trương Tuấn Anh2
1
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội;
2
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo để cập tới mô hình nhận dạng ứng dụng trong thiết bị “mũi nhân tạo” để xác định thành
phần của các “mùi” thoát ra từ đối tượng, từ đó đưa ra được kết quả nhận dạng về đối tượng. Mô
hình cây quyết định sẽ được đề xuất sử dụng. Các thông số của cây sẽ được xác định bởi thuật toán
ID3. Đối tượng để nhận dạng là các loại bia khác nhau. Khí mùi thoát ra từ dung dịch bia sẽ được
thu thập bởi một hệ thống đo với 7 cảm biến khí khác nhau để khắc phục hiện tượng trùng phổ của
các cảm biến điện trở này. Các kết quả tính toán và mô phỏng sẽ minh chứng được sự đơn giản,
hiệu quả và tính khả thi để triển khai giải pháp trên các mạch vi xử lý của thiết bị đo.
Từ khóa: mũi nhân tạo, cây quyết định, thuật toán ID3, cảm biến khí, nhận dạng bia
GIỚI THIỆU CHUNG*
Bài toán phân tích và nhận dạng các khí
thành phần trong một hỗn hợp khí có nhu
cầu sử dụng cao trong thực tế [2,3]. Có thể
kể tới các ứng dụng quan trọng như nhiệm
vụ phát hiện rò rỉ khí cháy nổ, khí độc trong
nhà máy, trong dân dụng, phân tích đánh giá
chất lượng thực phẩm, đánh giá các điều
kiện môi trường,... Trong các thiết bị đo và
phân tích nồng độ khí, các cảm biến đóng
vai trò rất quan trọng. Các thiết bị đo sử
dụng phân tích phổ có độ chính xác rất cao
nhưng lại cồng kềnh, phức tạp, thường chỉ
phù hợp cho việc sử dụng trong phòng thí
nghiệm. Để có được các thiết bị gọn nhẹ,
đơn giản cho các ứng dụng ngoài hiện
trường hoặc xách tay ta thường sử dụng một
trong ba loại cảm biến sau:
- Cảm biến sợi đốt: có phủ một lớp ô-xít kim
loại, được một sợi đốt nhỏ nung lên nhiệt độ
cần thiết (thường là lớn hơn 250oC) để tạo
điều kiện phản ứng, khi cho hỗn hợp khí chạy
qua thì các phần tử khí nhất định sẽ tác động
với lớp ô-xít kim loại để tạo ra tín hiệu điện
trở, điện áp hoặc dòng điện để đưa tới đầu ra
của cảm biến.
- Cảm biến polymer: có phủ một lớp màng
polymer có khả năng hấp thụ một lượng phân
tử khí, khi đó điện trở bề mặt của polymer sẽ
*
Tel: 0912 316629, Email: [email protected]
thay đổi. Đo điện trở này ta sẽ ước lượng
được nồng độ của thành phần khí vừa đo.
- Cảm biến tinh thể: Có chứa một tinh thể đã
được lựa chọn sẵn cho mỗi loại khí có thể đo.
Khi hỗn hợp khí được đưa qua cảm biến, một
số phân tử khí được hấp thụ bởi tinh thể này
khiến cho tần số dao động riêng của tinh thể
thay đổi. Đo tần số dao động của tinh thể ta
có thể ước lượng được nồng độ của thành
phần khí trong hỗn hợp.
Các loại cảm biến vừa nêu có ưu điểm là gọn
nhẹ, dễ thao tác, tuy nhiên nhược điểm chung
lớn nhất của chúng là có đặc tính phi tuyến,
đồng thời tính chọn lọc của cảm biến thấp, có
nghĩa là cảm biến tác động với nhiều loại khí
khác nhau, do đó nếu trong hỗn hợp xuất hiện
đồng thời các khí đó thì ta không thể xác định
được nồng độ của từng thành phần. Một ví dụ
dạng đặc tính của các cảm biến này được cho
trên hình 1. Trong đó trục hoành là nồng độ
của thành phần khí (Tính theo %LEL - Lower
Level of Explosion), trục tung là điện áp đầu
ra của cảm biến.
Để khắc phục được nhược điểm này ta có thể
xây dựng một thiết bị đo sử dụng một ma trận
cảm biến. Khi sử dụng số chỉ của nhiều cảm
biến đồng thời ta có thể ước lượng được chính
xác hơn các thành phần của hỗn hợp khí. Tuy
nhiên có hai vấn đề lớn cần phải khắc phục
khi đó là: 1. Sử dụng bao nhiêu cảm biến là
đủ? 2. Thuật toán xử lý tín hiệu từ các cảm