Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô hình cải tạo đàn bò đến với bà con dân tộc ở huyện Cưmga, Đăk Lăk
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
32
Tạp chí chăn nuôi số 1 – 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
Mô hình cải tạo đàn bò đến với bà con dân tộc ở huyện Cưmga, Đăk Lăk
Nguyễn Văn Bắc
Được sự hỗ trợ kinh phí từ Trung Tâm
KNKNQG, Trung Tâm Nghiên cứu và Huấn luyện
Chăn nuôi Gia súc lớn thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam đã triển khai mô hình cải tạo
đàn bò theo hướng chuyên thịt tại 6 điểm là thị trấn
Eapốp, xã Quảng Hiệp, thị trấn Quảng Phú, xã
EaMnang, xã Eakpam và xã EaMdroh thuộc huyện
CưMga, tỉnh Đaklak. Mô hình thực hiện cải tạo đàn
bò theo 2 phương thức là nhảy trực tiếp, sử dụng bò
lai Brahman và thụ tinh nhân tạo với nguồn tinh cọng
rạ giống thuần chủng Brahman vàng.
Kết quả sau gần 2 năm thực hiện, mô hình đã
mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội khá rõ nét cho bà
con trong vùng. Đã có 425 bê lai được sinh ra. Khối
lượng bê lai sơ sinh cao hơn hẳn so với bê cỏ tại địa
phương 4,78 kg/con. Bê lai nuôi đến 6 tháng tuổi đạt
khối lượng 109 kg, cao hơn bê tại địa phương là
26,5kg. Tính trung bình một bê lai 1 năm tuổi bán
được 5 triệu đồng, nhiều hơn 1-1,5 triệu đồng/con so
với bê cỏ cùng thời gian nuôi và đặc biệt là bê lai rất
dễ bán do ngoại hình đẹp, màu lông cánh dán hoặc
vàng đậm, trường khung, tai to và dài. Bê lai tỏ ra
thích hợp với vùng núi cao Tây Nguyên, tỷ lệ bê nuôi
sống đến 6 tháng tuổi đạt 98%. Anh Đinh Văn Hà,
một trong những hộ tham gia mô hình tại xã
EaMdroh phấn khởi tiết lộ nhờ tham gia mô hình mà
hiện nay trang trại của anh đã có tổng đàn bò 100 con
với gần 40 con bê lai, 3 ha cỏ voi, lợi nhuận 100 triệu
đồng sau gần 2 năm thực hiện mô hình. Ngoài đàn bò
trong trang trại, anh còn cho bò đực giống phối giống
cho gần 50 bò cái có chửa cho bà con xung quanh,
góp phần tích cực trong việc cải tạo đàn bò của địa
phương.
Theo Anh Phạm Trí Thức, Trưởng trạm Khuyến
nông huyện CưMgar, thông qua mô hình cải tạo đàn
bò theo hướng chuyên thịt này đã làm thay đổi dần
nhận thức, tập quán chăn nuôi của bà con trong vùng
qua việc phân biệt, so sánh những lợi thế giữa nuôi
giống bê lai và bê cỏ, bà con được nâng cao tay nghề,
đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh nhân tạo của một số cán
bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông tại địa phương.
Ông Nguyễn Doãn Thành, Trưởng phòng Chăn
nuôi thuộc Sở NN&PTNT Đaklak cho biết hiện nay
tổng đàn bò thịt của tỉnh là 223.915 con (một trong
10 tỉnh có đàn bò lớn nhất cả nước) nhưng chủ yếu là
bò cỏ, bò địa phương, tỷ lệ bò lai đạt thấp chiếm
khỏang 23%. Chính vì vậy kết quả khả quan từ mô
hình khuyến nông cải tạo đàn bò theo hướng chuyên
thịt này đã góp phần tích cực vào chủ trương chung
của tỉnh là đẩy mạnh cải tạo đàn bò của địa phương
trong những năm tới.
TTKNKNQG