Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Minh Bạch Trong Sản Xuất Lâm Nghiệp Các Phát Hiện Chính Từ Kết Quả Điều Tra Vpa Flegt Im
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
230.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1207

Minh Bạch Trong Sản Xuất Lâm Nghiệp Các Phát Hiện Chính Từ Kết Quả Điều Tra Vpa Flegt Im

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MINH BẠCH TRONG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP:

CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VPA FLEGT-IM

Nguyễn Thanh Hiền và Vũ Thị Bích Hợp

Minh bạch từ lâu đã được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong

quản lý kinh tế xã hội cũng như trong quản lý nhà nước. Kể từ khi gia nhập Tổ chức

Thương mại Thế giới - WTO, Việt Nam đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh thực hiện minh

bạch trong tất cả các lĩnh vực vì nó là một trong những yêu cầu thiết yếu của việc nâng

cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tính dân chủ cũng như thực hiện các cam kết

quốc tế. Trong sản xuất lâm nghiệp, đứng trước bối cảnh Liên minh châu Âu và Chính

phủ Việt Nam đã chính thức ký kết hiệp định VPA-FLEGT vào ngày 19 tháng 10 năm

2018 tại Brussel- Bỉ và cấp phép FLEGT cũng sẽ được tiến hành trong thời gian sau năm

2020 thì việc thực thi đầy đủ nguyên tắc minh bạch cũng là một nhiệm vụ hết sức quan

trọng, cấp bách hiện nay. Trong quá trình khảo sát, điều tra về tác động của VPA-FLEGT

do FAO tài trợ và SRD thực hiện tại 4 tỉnh, nhóm nghiên cứu nhận thấy có 4 vấn đề liên

quan đến tính minh bạch đối với hộ trồng rừng, doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô siêu

nhỏ và nhỏ trong sản xuất lâm nghiệp.

1- Minh bạch trong các khoản phí liên quan trồng và khai thác rừng. Theo kết quả

khảo sát thì ở mỗi địa phương khác nhau cũng tồn tại các hình thức thu và mức thu phí

khác nhau. Tại tỉnh Phú Thọ, chính quyền cấp xã thu 80 kg thóc/1 ha rừng trồng khi hộ

tiến hành khai thác gỗ, trong khi đó tại tỉnh Quảng Nam thì khi khai thác mỗi hộ phải nộp

10 nghìn đồng/sào đối với diện tích đất rừng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

50 nghìn đồng/sào đối với diện tích đất rừng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hơn nữa, phần lớn các hộ dân đều không biết được việc quản lý và sử dụng nguồn quỹ

này được thực hiện và chi tiêu như thế nào, họ hoàn toàn không rõ về mục đích chi, định

mức chi, cũng như không có một báo cáo nào công bố về tình hình thu chi nguồn quỹ

này. Do vậy, theo kết quả đánh giá về tính minh bạch trong các khoản phí liên quan đến

trồng và khai thác rừng thì có 33% số hộ khảo sát đánh giá là rất kém, 18,8% đánh giá là

kém, và 30,7% cho là trung bình, 17,5% cho là tốt và rất tốt.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!