Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Milton Friedman và chu nghia trong tien pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Milton Friedman và chủ nghĩa trọng tiền
Kinh tế gia vĩ đại Milton Friedman đã từ trần vào tháng 11/2006.
Bài viết sau đây của Paul Krugman về chân dung Friedman đề
cập rất nhiều đến quá trình vận động của các quan điểm kinh tế,
nhìn nhận hành vi thị trường và cách mà FED đối phó với lạm
phát.
Chúng tôi xin trích giới thiệu bài viết này đến độc giả
Để hiểu về chủ nghĩa trọng tiền, điều đầu tiên bạn cần biết là từ “tiền” trong ngôn ngữ kinh tế
không hẳn mang nghĩa giống như trong tiếng Anh bình thường. Khi các nhà kinh tế nói về cung
tiền, họ không nghĩ đến của cải trong nghĩa thông thường. Họ chỉ nghĩ đến những dạng của cải
có thể sử dụng ít nhiều trực tiếp để mua một cái gì đó. Tiền lưu thông - những mảnh giấy mầu
xanh với hình của những ông tổng thống đã chết in trên đó – là tiền, tài khoản trong ngân hàng
mà bạn có thể viết séc cũng là tiền. Nhưng cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản không phải là
tiền, bởi vì chúng phải được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng trước khi có
thể sử dụng được để chi trả.
Nếu nguồn cung tiền chỉ bao gồm tiền tệ đang lưu thông, nó sẽ nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp
của chính phủ - hay chính xác hơn là của Cục Dự trữ Liên bang (CDTLB), một cơ quan chuyên
trách tiền tệ, tương đương Ngân hàng Trung ương ở nhiều nước, là một thể chế phần nào đó
tách biệt với chính phủ. Thực tế, nguồn cung tiền cũng bao gồm tiền gửi ngân hàng làm cho
thực tại trở nên rắc rối hơn. Ngân hàng Trung ương chỉ trực tiếp kiểm soát “cơ số tiền tệ”
(monetary base) - tổng của các loại tiền mặt đang lưu thông, tiền các ngân hàng lưu trữ trong
các tầng hầm và tiền của các ngân hàng gửi Cục Dự trữ – nhưng không gồm những khoản tiền
mà người dân gửi trong ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bình thường, CDTLB kiểm soát
trực tiếp cơ số tiền tệ là đủ để mang lại sự kiểm soát có hiệu quả toàn bộ lượng cung tiền.
Trước Keynes, các nhà kinh tế coi việc điều chỉnh cung tiền là một công cụ cơ bản để quản lý
kinh tế. Nhưng Keynes lập luận rằng trong điều kiện suy thoái, khi lãi suất rất thấp, thay đổi
trong lượng cung tiền có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế. Logic của vấn đề như sau: Khi lãi
suất là 4 đến 5%, không ai muốn ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi. Nhưng trong tình trạng giống
như năm 1935, khi lãi suất kỳ hạn 3 tháng của các loại trái phiếu của Bộ Tài chính chỉ có
0.14%, có quá ít lợi ích để chấp nhận việc sử dụng đồng tiền rủi ro như thế. Ngân hàng Trung
ương có thể kích thích nền kinh tế bằng cách in thêm lượng lớn tiền, nhưng nếu lãi suất đã rất
thấp rồi thì tiền mặt có thêm vào có lẽ cũng sẽ héo úa trong nhà băng hay trong chỗ cất giấu của