Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU KHÁC (Migraine and other headache syndromes) pot
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
270.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1100

MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU KHÁC (Migraine and other headache syndromes) pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU

KHÁC

(Migraine and other headache syndromes)

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

- Đau đầu là chứng bệnh vùng sọ - mặt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Các

tác động gây đau đầu có thể ở ngoài sọ - mặt, nằm trong các cấu trúc nội sọ hoặc

nằm trong xương vùng sọ - mặt.

- Migaine là chứng đau đầu thành cơn, tái diễn với các đặc điểm sau:

+ Cơn dài từ 4-72 giờ.

+ Đau 1 bên, cường độ vừa đến dữ dội kèm theo buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, tiếng động.

+ Bệnh thường gặp ở nữ giới.

+ Cơn thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết, mất ngủ, căng thẳng.

2. Lịch sử.

Cho tới nay những mô tả lâm sàng đầu tiên về các bệnh thần kinh có niên giám

vào những năm 1590- 1340 TCN (vào khoảng thời đại thứ XVII của Ai cập cổ

đại) do Elber phát hiện được coi là cổ xa nhất. Đó là những bảng lâm sàng về 3

chứng bệnh chính: đau đầu, chóng mặt và động kinh. Như vậy ta có thể nói rằng

đau đầu là một trong những chứng bệnh thần kinh mà loài người sớm biết tới nhất.

Sau sự kiện trên, hơn 2 thế kỷ (từ năm 1125- 1110 TCN) ngời ta đã phân biệt

được một cách rõ ràng bệnh đau nửa đầu với các chứng đau đầu khác. Tên gọi

Migraine được các tác giả Pháp sử dụng từ thế kỷ thứ XIV và tồn tại cho tới nay.

Cùng thời gian trên loài người cũng đã tìm thấy nhiều bài thuốc chữa trị các chứng

đau đầu khác nhau.

Cho tới nay nền khoa học tiên tiến trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về

chứng bệnh này, tuy nhiên đau đầu vẫn luôn là sự thách thức với nền y học hiện

đại, là nỗi đau đớn và trăn trở của mọi người.

3. Phân loại đau đầu.

Năm 1988 Hiệp hội đau đầu thế giới (International Headache Society) đã

nhóm họp và cho ra đời bảng phân loại đau đầu quốc tế lần thứ I. Năm 2003 bảng

phân loại đau đầu quốc tế lần II cũng đã được hoàn thiện, xuất bản và thông báo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!