Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh vụ logistics
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT
MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN
TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN
TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thƣ
Học viên: Châu Thị Ngọc Tuyết
Lớp: Cao học Luật, Khóa 30
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Châu Thị Ngọc Tuyết, lớp Cao học Luật khóa 30, chuyên ngành
Luật Kinh tế, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan Luận
văn Thạc sĩ “Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thƣ, đảm bảo tính trung thực, khách
quan khi phân tích, trích dẫn tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cho
lời cam đoan của mình.
Tác giả
Châu Thị Ngọc Tuyết
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
LTM 2005
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005
BLDS 2015
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm
2015
BLHH 2015
Bộ luật Hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 được
sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018
Luật GTĐTNĐ
Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày
15/06/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 48/2014/QH13
ngày 17/06/2014, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số
35/2018/QH14 ngày 20/11/2018
Luật HKDDVN
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày
29/06/2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
61/2014/QH13ngày 21/11/2014
Luật GTĐB
Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày
13/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 48/2014/QH13
ngày 17/06/2014
Nghị định
163/2017/NĐ-CP
Nghị định số 163/2017/ND-CP của Chính phủ ngày
30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics
Nghị định
87/2009/NĐ-CP
Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
19/10/2009 về vận tải đa phương thức, được sửa đổi bởi Nghị
định số 89/2011/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP
Nghị định
10/2020/NĐ-CP
Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/01/2020
quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô
Thông tư
22/2018/TTBGTVT
Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
ngày 02/05/2018 quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt
quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt
quốc gia
HĐXX Hội đồng xét xử
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................4
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................6
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận ............................6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ
GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH
VỤ LOGISTICS........................................................................................................7
1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm...........................7
1.1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm ..............................................................7
1.1.2. Khái niệm về giới hạn trách nhiệm.........................................................8
1.2. Khái quát về dịch vụ logistics ........................................................................9
1.2.1. Khái niệm dịch vụ logistics.....................................................................9
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics.............................................................13
1.3. Cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thƣơng
nhân kinh doanh dịch vụ logistics......................................................................16
1.3.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics...............................................................................16
1.3.2. Cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics...............................................................................................................18
1.3.3. Cơ sở lý luận về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics..................................................................................................20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM CỦA
THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS- KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN.........................................................................................................24
2.1. Thực trạng pháp luật về miễn trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh
dịch vụ logistics ....................................................................................................24
2.1.1. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm .................24
2.1.2. Phạm vi trách nhiệm được miễn của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics...............................................................................................................26
2.1.3. Các căn cứ được miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics...............................................................................................................27
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trách
nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics......................................45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................48
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM
CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS - KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN.........................................................................................................49
3.1. Thực trạng pháp luật về giới hạn trách nhiệm của thƣơng nhân kinh
doanh dịch vụ logistics.........................................................................................49
3.1.1. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được giới hạn trách nhiệm............49
3.1.2. Phạm vi trách nhiệm được giới hạn.........................................................49
3.1.3. Các căn cứ được giới hạn trách nhiệm....................................................55
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giới hạn
trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics............................65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................70
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, logistics là một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Theo Hiệp hội Doanh
nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics ở
Việt Nam những năm gần đây đạt 14-16%, với quy mô 40-42 tỉ USD/năm. Tham
gia thị trường logistics gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 25
tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức. Thị trường
logistics của Việt Nam tương đương 21-25% GDP, nhưng 80% thị phần này rơi vào
tay doanh nghiệp nước ngoài1
.
Để phát triển dịch vụ logistics, chính sách pháp luật chính là một trong
những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất. Quy định pháp luật phù hợp, minh bạch, đảm
bảo được lợi ích cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ góp phần thúc đẩy
sự phát triển của ngành dịch vụ này. Tuy nhiên, dịch vụ logistics là hoạt động tiềm
ẩn nhiều rủi ro, thương nhân có thể phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại rất lớn
trong quá trình cung ứng dịch vụ. Hàng hóa trong quá trình dịch chuyển đó có thể
xảy ra hư hại do xếp dỡ, nâng hạ, vận chuyển với nhiều lý do chủ quan hoặc khách
quan. Ví dụ, đại dịch Covid 19 vào đầu năm 20202
, tàu Ever Given mắc kẹt ở Suez
vào đầu năm 20213
,… những sự kiện này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
logistics toàn cầu. Do đó, để đảm bảo an toàn pháp lý cho thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics trước những rủi ro có thể gặp phải, pháp luật cần có những quy
định rõ ràng và chi tiết về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics. Đó chính là lý do để quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được đặt ra nhằm bảo vệ các
thương nhân khi gặp phải những rủi ro không thể lường trước được và đảm bảo cân
bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, vấn đề miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
được quy định trong LTM 2005 còn mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng. Bên
cạnh đó, quy định giữa các luật chuyên ngành còn có sự chồng chéo trong quy định
1
“Logistics cộng hưởng 2 làn sóng”, https://www.vla.com.vn/logistics-cong-huong-2-lan-song.html, truy cập
ngày 30/5/2021
2 Ngô Khắc Lễ, “Coronavirus và hạn chế rủi ro trong giao nhận, vận tải”,
https://www.vla.com.vn/coronavirus-va-han-che-rui-ro-trong-giao-nhan-van-tai.html, truy cập ngày 6/5/2021
3 Nguyễn Tương & Ngô Khắc Lễ, “Tắc nghẽn kênh đào Suez: Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nặng”,
https://www.vla.com.vn/tac-nghen-kenh-dao-suez-chuoi-cung-ung-toan-cau-bi-anh-huong-nang.html, truy
cập ngày 23/5/2021
2
giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ vận tải đa phương thức và quy định về vấn đề
giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải ô tô chưa rõ ràng. Do đó, gây ra nhiều
khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên
quan đến miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trên cơ sở quy định của pháp luật
thương mại Việt Nam và thực tiễn áp dụng nhằm tìm ra những bất cập từ đó đề xuất
hướng giải quyết, kiến nghị hoàn thiện pháp luật là vấn đề cần thiết. Đó là lý do tác
giả lựa chọn đề tài: “Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đã có một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài này. Tuy không nhiều nhưng các công trình nghiên cứu cũng đề
cập và nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề miễn trách nhiệm,
giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể như sau:
Sách:
- Giáo trình thương mại hàng hóa và dịch vụ, trường Đại học luật Thành phố
Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam, năm 2017 (tái bản
lần thứ 1, có sửa đổi bổ sung). Giáo trình này đã đề cập và phân tích quy định pháp
luật về hoạt động logistics nói chung, trong đó có miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Tuy nhiên, chưa phân
tích sâu về phần lý luận của miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng như thực tiễn áp dụng.
Luận văn, Luận án:
- Đào Thị Cấm (2020), Pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. Trong Luận án này, tác giả đã tập trung
nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics, thực tiễn giao kết
và thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics, điều kiện giao dịch chung và hợp đồng dịch
vụ logistics theo mẫu của một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với
quy định miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics, tác giả chỉ phân tích một cách khái quát, chưa đi sâu phân tích về
lý luận và thực tiễn của vấn đề này.
- Hà Việt Hưng (2017), Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
3
biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học
Luật Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu quy
định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trong
đó, tác giả đã có những phân tích về trách nhiệm của người chuyên chở nhưng chưa
đi vào nghiên cứu cụ thể vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
- Lê Văn Chung (2015), Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu
chính ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung
nghiên cứu vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vưc bưu chính. Tuy
nhiên, luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm trong lĩnh vực bưu chính.
- Phạm Minh Đức (2010), Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn đã nghiên cứu cụ thể về quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực bưu chính. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu dựa vào Pháp lệnh Bưu
chính viễn thông năm 2002 và hiện nay đã bị hết hiệu lực bởi sự ra đời của Luật
Bưu chính 2010.
- Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Trách nhiệm của người vận chuyển trong
hợp đồng vận tải đa phương thức, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải
đa phương thức. Bên cạnh đó, tác giả có phân tích về giới hạn trách nhiệm của
người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức nhưng công trình này đã
nghiên cứu dựa trên văn bản quy phạm pháp luật đã bị hết hiệu lực và hiện nay quy
định này đã được thay thế bằng nghị định mới.
- Nguyễn Thị Hạ Vy (2007), Pháp luật về kinh doanh logistics tại Việt Nam,
Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Luận văn này, tác
giả nghiên cứu một cách tổng quát về quy định của pháp luật về dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích về lý luận và thực tiễn của vấn đề miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Vấn đề giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics của Luận
văn này được nghiên cứu theo quy định của nghị định cũ và hiện nay nghị định này
đã bị thay thế bằng nghị định mới.
Khóa luận tốt nghiệp:
- Dương Hoài My (2020), Nguyễn Thị Thu Diệu (2020), Đinh Thị Thùy
4
Linh (2019), Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những bài nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản của
miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu này chưa đi sâu tìm hiểu về mặt lý luận của vấn đề này. Ngoài ra, các khóa luận
chỉ tập trung nghiên cứu phần lý thuyết mà chưa phân tích sâu vào phần thực tiễn.
Báo, tạp chí:
- Tác giả Vũ Thị Nhung, “Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt
Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 7 (232)/ 2011, tr. 32-36. Tác giả đã phân
tích và đưa ra một số bất cập trong quy định của pháp luật. Trong đó, tác giả đã đưa
ra một bất cập cụ thể trong quy định của pháp luật liên quan đến giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là không nói rõ giới hạn tổn
thất cho khách hàng là giới hạn tổn thất hiện tại hay giới hạn tổn thất tương lai. Tuy
nhiên, tác giả chưa có sự đối chiếu với thực tiễn và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về dịch vụ logistics còn chung chung.
- Đào Thị Cấm, “Cần sửa đổi một số quy định để minh bạch hóa hoạt động
logistics ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 9 (282)/2015, tr. 28-29 và
Lê Thành Trung, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật dịch vụ logistics
ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 8 (221)/2010, tr. 9-16. Các tác giả
đã đưa ra một số bất cập trong quy định của pháp luật thương mại và đề xuất kiến
nghị sửa đổi. Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập đến những vấn đề pháp lý liên quan
đến miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics.
Những công trình trên đã nghiên cứu một cách khái quát về các quy định của
pháp luật đối với dịch vụ logistics nói chung nhưng chưa đi sâu nghiên cứu những
khía cạnh cụ thể như vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, những quy định pháp luật trong
một số công trình nghiên cứu trước đây hiện nay đã hết hiệu lực và đã được sửa đổi
bổ sung bằng các quy định mới. Như vậy, đến thời điểm hiện tại chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn áp dụng của quy
định miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics được điều chỉnh trong các văn bản mới đang có hiệu lực.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, những quy định pháp luật về miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Trên cơ sở đó, đưa ra đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm, giới hạn trách
nhiệm, dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và những vấn đề
lý luận về trách nhiệm bồi thiệt hại, miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics để từ đó lý giải được nguyên nhân tại sao
quy định của pháp luật lại trao cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics quyền
được miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm.
- Nghiên cứu quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của LTM 2005
Nghị định 163/2017/NĐ-CP và quy định của các pháp luật chuyên ngành trong lĩnh
vực logistics như BLHH, Luật GTĐTNĐ, Luật HKDDVN, Luật Bưu chính,…
nhằm làm rõ chủ thể, phạm vi và căn cứ được miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
- Nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
thông qua các tranh chấp liên quan đến dịch vụ logistics nhằm chỉ ra những bất cập
đã xảy ra trên thực tế liên quan đến đề tài và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm
hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm riêng của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định
trong Điều 237, Điều 238 LTM 2005, Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP và quy
định của pháp luật chuyên ngành về dịch vụ logistics như BLHH, Luật HKDDVN,
Luật GTĐTNĐ, Luật Bưu chính 2010, Luật GTĐB, Luật Đường sắt 2017 Nghị định
87/2009/NĐ-CP.
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, bình luận: phương pháp này được sử dụng trong
các chương của Luận văn để phân tích các vấn đề lý luận, các quy định của pháp
luật, các vụ việc thực tiễn liên quan đến miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng
phương pháp bình luận để đưa ra nhận xét, đánh giá sự phù hợp của các quy định
pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu trong
Chương 2 và Chương 3 để so sánh những quy định pháp luật thương mại về vấn đề
miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics so với quy định pháp luật chuyên ngành về từng lĩnh vực cụ thể và so sánh
các quy định pháp luật chuyên ngành với một số Công ước Quốc tế. Ngoài ra, tác
giả sử dụng phương pháp này để đối chiếu giữa thực tiễn và cơ sở lý luận, từ đó
thấy rõ những điểm bất cập giữa thực tiễn và luật hoặc ngược lại.
- Phương pháp tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp
những quan điểm của tác giả đối với luật thực định, thực tiễn áp dụng quy định của
pháp luật và hướng kiến nghị hoàn thiện. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp
này để tóm tắt và đưa ra kết luận nội dung từng chương và kết luận chung của Luận
văn.
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
So với tình hình nghiên cứu hiện nay, Luận văn có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm, giới
hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Thứ hai, Luận văn làm rõ vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay bao
gồm các quy định pháp luật hiện hành trong LTM 2005, Nghị định 163/2017/NĐCP, các luật chuyên ngành. Luận văn nêu được bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn
thiện quy định của pháp luật về chủ thể được miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm, các trường hợp được miễn trách nhiệm, phạm vi trách nhiệm được giới hạn
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và sự chồng chéo của
pháp luật chuyên ngành đối với vấn đề này.
7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM
CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
1.1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm
Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm “miễn trách nhiệm” trong hợp
đồng thương mại cũng như trong hợp đồng kinh doanh dịch vụ logistics mà chỉ nêu
ra các trường hợp các bên tham gia hợp đồng được miễn trách nhiệm tại Điều 294,
Điều 237 LTM 2005, Điều 151 BLHH 2015, Điều 41 Luật Bưu chính 2010,… Tuy
nhiên, ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác ở Việt Nam và trên thế giới
không sử dụng cụm từ “miễn trách nhiệm” mà lại sử dụng “không phải chịu trách
nhiệm”. Theo đó, BLDS 2015 sử dụng cụm từ “không phải chịu trách nhiệm”
4
dùng
để chỉ những trường hợp bên vi phạm được loại trừ trách nhiệm khi có hành vi vi
phạm hợp đồng. Ngoài ra, Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức
cũng sử dụng “không chịu trách nhiệm” để thể hiện nội dung loại trừ trách nhiệm
cho thương nhân kinh doanh vận tải đa phương thức. Mặc dù, quy định pháp luật sử
dụng nhiều cụm từ khác nhau, nhưng bản chất ý nghĩa của “miễn trách nhiệm” và
“không phải chịu trách nhiệm” đều mang nghĩa là loại trừ trách nhiệm cho bên vi
phạm khi bên này có hành vi vi phạm hợp đồng.
Do đó, để hiểu rõ về “miễn trách nhiệm” tác giả đã tham khảo một số định
nghĩa sau: theo Từ điển tiếng Việt “miễn là cho khỏi phải chịu, khỏi phải làm”
5
,
theo Baron’s Law Dictionary định nghĩa điều khoản miễn trách nhiệm là “điều
khoản trong một văn bản pháp lý miễn trừ trách nhiệm cho một bên cho hành vi của
bên này trừ những hành vi vi phạm cố ý hoặc bất cẩn nghiêm trọng”
6
. Bên cạnh đó,
theo tác giả Lê Thị Tuyết Hà “miễn trừ trách nhiệm là việc người có quyền trong
hợp đồng thương mại không áp dụng một phần trách nhiệm hoặc toàn bộ trách
nhiệm cho bên có nghĩa vụ khi bên này có hành vi vi phạm hợp đồng”
7
. Theo tác giả
Đỗ Văn Đại, miễn trách nhiệm được hiểu là “trách nhiệm đã phát sinh nhưng được
4 Khoản 2, Khoản 3 Điều 351 và Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015
5 Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 631
6
Steven H. Gifis (2010), Baron’s Law Dictionary, sisxth edition, Baron’s Educational Series, Inc, p. 196.
7 Lê Thị Tuyết Hà (2016), Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ,
Học viện khoa học xã hội, tr.70