Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MẤY SUY NGHĨ VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG  CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
262.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1503

MẤY SUY NGHĨ VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế

hoạt động theo cơ chế thị trường. Thị trường tiêu thụ luôn là một vấn đề sống còn

của mọi doanh nghiệp thị trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các doanh

nghiệp sản xuất nói riêng và đối với nền kinh tế quốc dân nói chung. Mọi hoạt

động của doanh nghiệp đều gắn với thị trường.

Trong cơ chế thị trường hiện nay buộc các doanh nghiệp phải tìm cho mình

hướng đi đúng đắn và phải luôn vươn lên sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao

để cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất vì

doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, sản xuất với khối lượng nhiều hay ít đều phải

căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Người mua có chấp nhận hay không giá cả có

phù hợp với người tiêu dùng hay không, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất,

sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm cung cấp

phải đảm bảo chất lượng chủng loại phong phú, mẫu mã kiểu dáng hấp dẫn, giá cả

hợp lý. Ngoài ra việc sản xuất sản phẩm phải phù hợp với quan điểm kinh tế, phải

hạch toán kinh doanh theo đúng luật định lấy thu nhập bù đủ chi phí đã bỏ ra đảm

bảo thu được doanh lợi ngày càng cao để tiếp tục tồn tại và phát triển. Chính vì

vậy ngoài phần vốn do Nhà nước cấp phát khi thiếu vốn các doanh nghiệp phải vay

một phần vốn của Ngân hàng và luôn bổ sung một phần vốn trên cơ sở kinh doanh

có hiệu quả được Nhà nước cho phép trích lại một tỷ lệ nhất định để bổ sung quĩ

đầu tư phát triển nhằm tái tạo lại tài sản cố định hoặc mở rộng chiều sâu cho sản

xuất,... một phần huy động vốn của cán bộ công nhân viên hoặc liên doanh, liên

kết nhằm bổ sung đủ vốn cố định, vốn lưu động tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị

trường.

Trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải tự mình tìm kiếm thị

trường nơi tiêu thụ sản pham, hàng hoá. Chính qua những thử thách đó mà doanh

nghiệp đã nhận thức một cách đúng đắn về tiêu thụ sản phẩm. Có tiêu thụ được

nhiều sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Tiêu thụ là

một khâu quan trọng trong quá trình luân chuyển vốn. Dựa vào chỉ tiêu này mác

các doanh nghiệp có thể được đánh giá là làm ăn có hiệu quả hay không. Hàng hoá

mà doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ nhanh cũng chứng tỏ được vị trí của

mình trên thị trường đang cạnh tranh khốc liệt.

Trong các doanh nghiệp sản xuất việc tổ chức quản lý tiêu thụ sản phẩm luôn được

coi trọng. Thông qua việc tổ chức bán hàng, việc tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ

tại doanh nghiệp được đặt ở vị trí xứng đáng trong toàn bộ công tác kế toán.

Đề án này được viết dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ quá trình học tập và

sự tích luỹ từ việc tham khảo các tài liệu, giáo trình do Khoa kế toán - Đại học Kinh

tế quốc dân biên soạn. Các thông tư hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán, các quy định

của Bộ tài chính - kế toán và sự hướng dẫn của các thầy giáo trong khoa.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa đã hướng dẫn để em hoàn

thành đề án môn học này.

1

I-/ Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ BÁN

HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT:

Theo qui luật tái sản xuất, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

- Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, các giai đoạn này diễn ra một cách

tuần tự. Kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được đem ra tiêu thụ:

Tức là đã thực hiện giá trị và giá trị sử dụng. Trong cơ chế thị trường hiện nay sự

sống còn của doanh nghiệp chính là sản phẩm sản xuất ra có bán được hay không, sản

phẩm muốn tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sản xuất có đảm bảo

chất lượng, mẫu mã, giá cả có thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thường

xuyên trong xã hội hay không. Xuất phát từ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm, trong đó sản xuất là tiền đề quyết định tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra với khối

lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ thì mới tạo điều kiện cho quá trình bán hàng

được dễ dàng. Ngược lại thông qua việc bán hàng thì sản phẩm mới được thực hiện

giá trị và giá trị sử dụng. Sản phẩm đưa ra tiêu thụ được một khối lượng lớn chứng tở

doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và đã

được xã hội chấp nhận cả về số lượng cũng như chất lượng.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm gắn với quá

trình bán hàng. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bản thân doanh

nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khâu bán hàng là khâu tiêu thụ cuối

cùng của doanh nghiệp, nó đảm bảo ổn định nền tài chính để cho doanh nghiệp tồn

tại và tiếp tục phát triển. Nó còn giữ vững trong việc luân chuyển bảo toàn phát

triển vốn kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tiếp tục sản xuất thì phải có vốn mua

nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động, tích luỹ cho ngân sách Nhà nước,

đảm bảo tính cân đối trong nền kinh tế, giữa tiền - hàng, giữa cung và cầu, giữa sản

xuất và tiêu dùng. Bán hàng là thực hiện quan hệ trao đổi, thông qua mua bán thực

hiện giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá. Doanh nghiệp giao sản phẩm hàng hoá cho

người mua hàng và được người mua hàng trả tiền theo giá cả qui định hoặc giá thoả

thuận giữa người mua và người bán.

Trong các doanh nghiệp sản xuất kế toán được coi là công cụ có hiệu lực về

quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán thành phẩm và bán hàng là một

trong những phần hành kế toán chủ yếu của Bộ máy kế toán doanh nghiệp. Mặt

khác hiệu quả của khâu sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm không tách rời nhau

mà nó gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở một thời kỳ

nhất định, do vậy công tác kế toán thành phẩm và bán hàng phải là: thông qua việc

đo lường, tính toán, ghi chép phản ánh một cách thường xuyên, tổng hợp các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiêu thụ, bán hàng trong quá trình sản xuất kinh

doanh luôn đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ

chức quản lý các mặt. Trong đó tổ chức kế toán thành phẩm một cách khoa học,

hợp lý đúng với chế độ tài chính của Nhà nước là yêu cầu cần thiết và hết sức quan

trọng. Kế toán thành phẩm là công cụ trong việc tính toán, kiểm tra, phản ánh một

cách chính xác tình hình nhập, xuất tồn kho thành phẩm, tình hình thực hiện kế

hoạch bán hàng và xác định doanh thu, kết quả bán hàng ở tại một thời điểm nhất

định.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!