Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
865

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐỖ ANH PHƢƠNG

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH

VỚI NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 8310201

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này hoàn toàn do tôi thực hiện trong quá trình

hoàn thành khóa học tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Các đoạn trích dẫn và số

liệu sử dụng trong nghiên cứu đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất

trong phạm vi hiểu biết của tôi. Đồng thời, nghiên cứu này cũng không nhất thiết

phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

Bình Định, ngày …… tháng …… năm 2021

Đỗ Anh Phƣơng

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thùy – Giảng viên Bộ

môn Triết học - Kinh tế - CNXHKH đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, truyền

đạt những kiến thức và ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận

văn này. Xin chân thành cảm ơn các giảng viên của Trƣờng Đại học Quy Nhơn

đã giảng dạy và hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thế Hùng, Trƣởng khoa Lý

luận chính trị - Luật – Quản lý Nhà nƣớc và PGS.TS. Hồ Xuân Quang, Trƣởng

phòng sau đào tạo sau Đại học đã dành thời gian cho tôi nhiều ý kiến về lý luận

và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Bình Định, ngày …… tháng …… năm 2021

Đỗ Anh Phƣơng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH SÁCH KÝ TỰ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4

5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................5

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................5

7. Kết cấu của luận văn..........................................................................................6

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI....................................7

1.1 Khái lƣợc về vấn đề đồng thuận xã hội.............................................................7

1.1.1 Khái niệm đồng thuận xã hội ...................................................................8

1.1.2 Một số tƣ tƣởng về đồng thuận xã hội trong lịch sử chính trị..................9

1.1.3 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt

Nam về xây dựng đồng thuận xã hội...............................................................18

1.1.4 Các đặc trƣng cơ bản về đồng thuận xã hội trong lĩnh vực chính trị.....22

1.2 Tính tất yếu và cơ sở để xây dựng đồng thuận xã hội ....................................26

1.2.1 Tính tất yếu phải xây dựng đồng thuận xã hội.......................................26

1.2.2 Cơ sở để xây dựng đồng thuận xã hội....................................................29

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...................................................................................................37

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI CỦA MẶT

TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH ....................................................38

2.1 Khái quát MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định và vai trò của MTTQ Việt Nam

tỉnh trong xây dựng đồng thuận xã hội trên địa bàn tỉnh. .......................................38

2.1.1 Giới thiệu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định trong hệ

thống chính trị..................................................................................................38

2.1.2 Vai trò của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định trong việc xây dựng sự

đồng thuận xã hội trên địa bàn tỉnh .................................................................40

2.2 Những kết quả đạt đƣợc trong công tác xây dựng đồng thuận xã hội của

MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh Bình Định......................................................44

2.2.1 Một số kết quả chung .................................................................................44

2.2.2 Tạo lập sự đồng thuận đối với sự đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam .........................................................................................48

2.2.3 Đồng thuận xã hội trong việc thực thi hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, vận

động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận

động, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội....................51

2.2.4 Đồng thuận xã hội trong việc phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm

chủ của nhân dân .............................................................................................56

2.2.5 Tạo lập nền tảng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mở rộng

hợp tác đối ngoại .............................................................................................60

2.3 Những hạn chế đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định trong

xây dựng đồng thuận xã hội. ....................................................................................62

2.3.1 Những hạn chế........................................................................................66

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế ...........................................................69

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...................................................................................................69

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC

VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN XÃ

HỘI......................................................................................................................................70

3.1 Phƣơng hƣớng, mục tiêu của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định trong xây

dựng đồng thuận xã hội thời gian đến......................................................................70

3.1.1 Phƣơng hƣớng ........................................................................................70

3.1.2 Mục tiêu..................................................................................................75

3.2 Giải pháp phát huy vai trò xây dựng đồng thuận xã hội của MTTQ Việt

Nam tỉnh Bình Định .................................................................................................77

3.2.1 Quán triệt nhận thức về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Bình Định trong xây dựng đồng thuận xã hội ....................................................77

3.2.2 Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Bình Định trong xây dựng đồng thuận xã hội.................................................82

3.2.3 Đổi mới phƣơng thức hoạt động ............................................................88

3.2.4 Tinh gọn bộ máy hoạt động và chú trọng công tác xây dựng, đào tạo,

bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận .................................................................92

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...................................................................................................96

KẾT LUẬN........................................................................................................................97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)

DANH SÁCH KÝ TỰ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

BTTND Ban Thanh tra nhân dân

BGSĐTCCĐ Ban Giám sát Đầu tƣ của cộng đồng

CNXH Chủ nghĩa xã hội

HĐND Hội đồng nhân dân

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

MTTW Mặt trận Trung ƣơng

TAND Tòa án nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

hiệu

Tên bảng Trang

2.1

Kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa” giai đoạn 2015 – 2020.

45

2.2

Tổng hợp số liệu kết quả phản biện xã hội của MTTQ các cấp

trong tỉnh giai đoạn 2015 – 2020.

47

2.3

Kết quả hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam

ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2015 – 2020.

53

2.4

Tổng hợp nguồn thu Qũy “Vì ngƣời nghèo” giai đoạn 2015 –

2020.

54

2.5

Tổng kết số liệu kết quả giám sát của MTTQ các cấp trong

tỉnh giai đoạn 2015 – 2020. 58

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cụm từ “đồng thuận xã hội” đƣợc đề cập nhiều

trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, vấn đề đồng thuận ngày càng trở thành

nhu cầu phổ biến, trên phạm vi rộng lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn

tại và phát triển bền vững của xã hội. Để phát triển đất nƣớc, bên cạnh việc dựa

vào nội lực, thì phải tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, tức là phải tập hợp mọi

lực lƣợng, thành phần trong xã hội và điều đó chỉ đạt đƣợc khi dựa trên cơ sở

đồng thuận xã hội.

Tuy nhiên, để thực hiện đồng thuận xã hội còn nhiều vấn đề cần đƣợc xem

xét và nghiên cứu. Bởi, đa phần những mâu thuẫn xã hội đều xuất phát từ vấn đề

lợi ích. Không thể có đồng thuận xã hội khi lợi ích của các thành viên trong xã

hội bị vi phạm hoặc không đƣợc tôn trọng, bảo vệ. Chính vì vậy, xây dựng đồng

thuận xã hội là nhiệm vụ quan trọng đƣợc đặt ra cho hệ thống chính trị, các lực

lƣợng xã hội, trong đó có vai trò của Mặt trận. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là

biểu tƣợng khối đại đoàn kết toàn dân, là tổ chức tập hợp đông đảo, rộng rãi các

tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc, tôn giáo, các thành phần kinh tế, các cá nhân tiêu

biểu vì mục tiêu chung: vì dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Để thực hiện mục tiêu chung đó, nhân tố đồng thuận xã hội đƣợc coi là nhân tố

quan trọng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thuận xã hội

là sự thỏa thuận về cái chung, cái cơ bản đồng thời chấp nhận những khác biệt

nhất định về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa,… trong xã hội. Việc đoàn kết

vì mục tiêu chung ngoài hành động tập hợp thì cần có sự nhất trí trong nhận

thức, có nhất trí trong nhận thức thì mới nhất trí trong hành động. Nghiên cứu

việc xây dựng sự đồng thuận xã hội là nghiên cứu đến các phƣơng thức, cơ sở để

đạt đƣợc mục tiêu là sự đồng lòng, chấp thuận của hầu hết các tầng lớp, giai cấp

vì mục tiêu chung.

2

Do vị trí, tính chất và đặc điểm nên Mặt trận có khả năng và ƣu thế trong

hoạt động này. Dƣới góc độ nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chuyên môn đƣợc

học và gắn với thực tế nhiệm vụ công việc đã và đang thực hiện, trong phạm vi

hiểu biết và khả năng của mình, tôi lựa chọn vấn đề “Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam tỉnh Bình Định với nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội giai đoạn

(2015 – 2020)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ.

Việc nghiên cứu kết quả cũng nhƣ thực trạng xây dựng đồng thuận xã hội gắn

với tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2015 – 2020 và tìm ra những phƣớng hƣớng,

giải pháp góp phần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định

trong xây dựng đồng thuận xã hội thời gian đến là công việc hết sức cấp thiết.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những nghiên cứu về đồng thuận xã hội, phần lớn các tác giả đã tiếp

cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản nhƣ: khái niệm, vai trò, ý

nghĩa và tầm quan trọng. Hầu hết các quan điểm về đồng thuận xã hội có nội

dung đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhƣ

kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, nhận thức, tín ngƣỡng, tôn giáo… đây là

những lĩnh vực cần sự đồng thuận cao về mọi mặt, chính vì vậy vấn đề đồng

thuận xã hội ngày càng đƣợc quan tâm, chú trọng và là đề tài nghiên cứu của

nhiều nhà lý luận, chuyên gia trong nƣớc, nhất là trong lĩnh vực chính trị. Có thể

kể đến những công trình, bài viết nghiên cứu trên lĩnh vực chính trị về xây dựng

đồng thuận xã hội ở Việt Nam nhƣ:

Trần Đắc Hiến (2010), “Đồng thuận xã hội - một số vấn đề lý luận và thực

tiễn”. Tác giả khẳng định đồng thuận xã hội là nhân tố quan trọng góp phần bảo

đảm ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi

mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bài viết

phân tích về những nội dung cơ bản trong việc xây dựng đồng thuận xã hội và

phản ánh yêu cầu khách quan của việc xây dựng đồng thuận xã hội của đất nƣớc

trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc

xây dựng đồng thuận xã hội thời gian đến.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!