Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mặt trận quảng nam - đà nẵng trong chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954 và chiến dịch điện biên phủ 1954.
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1230

Mặt trận quảng nam - đà nẵng trong chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954 và chiến dịch điện biên phủ 1954.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

: Mặt trận Quảng Nam - Nẵng trong chiến cuộc

ông Xuân 1953-1954 và chiến dịch ện Biên Phủ 1954

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hương Thủy

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

p : 11SLS

Ngườ hư ng n : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng

Đà Nẵng tháng 5 năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

4. Mục đích .......................................................................................................................... 3

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3

6. Đóng góp của đề tài......................................................................................................... 3

7. Bố cục của đề tài.............................................................................................................. 3

NỘI DUNG......................................................................................................................... 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT – CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG

ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA QUÂN DÂN QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG ......... 4

1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 4

1.1.1. Địa lí hành chính ................................................................................................ 4

1.1.2. Địa lí tự nhiên ..................................................................................................... 5

1.2. Đời sống của cư dân Quảng Nam - Đà Nẵng............................................................ 8

1.2.1. Đời sống kinh tế .................................................................................................. 8

1.2.2. Đời sống văn hóa.............................................................................................. 11

1.3. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng .................................................... 14

1.3.1. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng trước năm 1945................... 14

1.3.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng sau năm 1945...................... 21

Chương 2: MẶT TRẬN QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG TRONG CHIẾN CUỘC

ĐÔNG XUÂN 1953-1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954. ...................... 26

2.1. Đặc điểm, tình hình mặt trận trong nước trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954

và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954................................................................................. 26

2.1.1. Đặc điểm, tình hình trong nước........................................................................ 26

2.1.2. Đặc điểm, tình hình tại mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng................................ 28

2.2. Mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.......... 32

2.2.1.Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy ............................................................ 32

2.2.2. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, xây dựng hậu phương vững chắc ................... 34

2.2.3. Đẩy mạnh tiến công, phối hợp với chiến trường toàn quốc trong chiến cuộc

Đông Xuân 1953-1954................................................................................................ 41

2.2.3.1. Chủ động tấn công chiến lược tiêu diệt địch trên toàn địa bàn................. 41

2.2.3.2. Phát huy sức mạnh tấn công và phối hợp với toàn quốc trong chiến cuộc

Đông Xuân 1953-1954 ............................................................................................ 45

2.2.3.3. Kết quả, ý nghĩa của chiến lược................................................................. 49

2.3. Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ................ 51

2.3.1. Công tác phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ trên mặt trận Quảng Nam –

Đà Nẵng năm 1954 ..................................................................................................... 51

2.3.2. Kết hợp giữa chiến tranh du kích và đấu tranh cách mạng, liên tiếp bùng nổ

những trận tấn công lớn, phối hợi với cả nước thực hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

trên đất Quảng Nam - Đà Nẵng ................................................................................. 54

2.3.3. Chiến thắng Bồ Bồ - một chiến dịch Điện Biên Phủ trên đất Quảng Nam - Đà

Nẵng............................................................................................................................ 58

2.4. Những đóng góp của mặt trận Quảng Đà trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954

và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954................................................................................. 62

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 68

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 70

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

không chỉ là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ của miền Trung Việt Nam mà

còn là cửa ngõ của cả Đông Dương. Chính vì địa thế quan trọng mà hết thực dân Pháp

đến đế quốc Mĩ đều chọn mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng làm nơi nổ súng xâm lược

đầu tiên.

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, thắng lợi

đó là kết quả cuộc chiến đấu trường kỳ của quân dân cả nước trong đó mặt trận Quảng

Nam - Đà Nẵngđã có những đóng góp quan trọng.

Tháng 5 năm 1953, Nava sang Việt Nam làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp đã đưa

ra kế hoạch mang chính tên mình – kế hoạch Nava với hi vọng giành lại thế chủ động

trên chiến trường chính đã mất, dựa vào sự hỗ trợ về trang thiết bị vũ khí và phương tiện

chiến tranh của Mĩ, Nava đã dốc toàn lực cho một trận đánh chiến lược quyết định nhằm

tiêu diệt cách mạng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh tại Việt Nam và Đông Dương. Để

đối phó với âm mưa của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, đồng thời phá tan cố gắng

cuối cùng trong kế hoạch Nava,Bộ chính trị và Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương và

phương án tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954.

Thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng và Quân ủy Trung ương ta đã mở các

cuộc tấn công ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm phân tán lực lượng địch và phá tan kế

hoạch Nava. Trong các cuộc tấn công đó, mặt trậnQuảng Nam - Đà Nẵng có vai trò cực

kì quan trọng,tiêu hao, tiêu diệt, kìm chân địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội chủ lực

cơ động ta đánh những đòn quyết định trên từng hướng chiến dịch, góp phần làm thay đổi

cục diện chuyển hướng có lợi cho ta.

Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương anh hùng giàu truyền

thống đấu tranh cách mạng, với mong muốn tìm hiểu về lịch sử, về quá khứ hào hùng của

quê hương mình, chúng tôi chọn đề tài “Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng trong chiến

cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954”.

2

2. Lịch sử vấn đề

Liên quan đến nội dung của đề tài đã có các công trình nghiên cứu sau:

Cuốn “Quảng Nam - Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng” – Tập 1, 2 xuất

bản năm 1985, 1988 đã trình bày được những nét cơ bản về đất nước, con người và

truyền thống yêu nước đấu tranh của quân và dân Quảng - Đà, về kháng chiến giành

chính quyền, giới thiệu chiến tranh nhân dân vô cùng phong phú và sinh động trong

kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là

Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo của Liên khu ủy, Đảng ủy và Bộ tư lệnh quân khu V.

Cuốn“Khu V – 30 năm chiến tranh giải phóng” gồm 3 tập, của Bộ tư lệnh Quân

khu V, xuất bản năm 1986 và 1989 viết về cuộc chiến tranh nhân dân, toàn diện trên địa

bàn Quân khu V. Tác phẩm đã nêu bật quá trình phát sinh và phát triển chiến tranh cách

mạng của quân và dân Miền Trung trong đó có mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng dưới sự

lãnh đạo của Đảng. Làm rõ đường lối cách mạng, tiến trình lịch sử tại các địa phương

trong quá trình tác chiến cũng như đấu tranh quần chúng ở vùng sau lưng địch, các sự

kiện lịch sử, những trận đánh của quân và nhân dân các tỉnh thành.

Hồi kí: “Những năm tháng đời tôi” của trung tướng Phan Hoan, xuất bản năm

2004, đã mô tả một phần lịch sử chiến đấu của quân và dân miền Trung. Hồi kí đã nêu

bật ý chí, nghị lực chiến đấu cao trong những năm tháng còn trong quân ngũ trên nhiều

chiến trường miền Trung, đặc biệt là trên quê hương Quảng Nam của ông. Kể về những

trận đánh ác liệt, những giờ phút quyết liệt căng thẳng, sống mái với quân thù được tái

hiện một cách sinh động qua trí nhớ của Trung tướng, đồng thời nói lên sự gắn bó kéo

sơn của cán bộ quân sự và nhân dân tại mảnh đất miền Trung.

Cuốn “Lịch sử tiểu đoàn 29 Quảng Nam - Đà Nẵng” của Đảng ủy – Bộ chỉ huy

quân sự tỉnh Quảng Nam, xuất bản năm 1999. Tác phẩm đã tái hiện lại một cách sinh

động không khí chiến trường, tinh thần chiến đấu gan dạ “vì nước quen thân, vì dân phục

vụ” của nhiều tập thể, cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn cũng như nhiều các tiểu đoàn khác.

Chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng đã được miêu tả và tái hiện lại trong suốt quá trình

tiểu đoàn thành lập và hoạt động.

Các công trình trên đây đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc chiến đấu của

quân và dân Quảng Nam – Đà Nẵng trong giai đoạn 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên

Phủ 1954. Đây là nguồn tư liệu quý giá giúp tôi thực hiện và hoàn thành đề tài mà mình

đã chọn.

3. Đố tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. ố ượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động của lực lượng vũ trang và nhân

dân tại mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến

dịch Điện Biên Phủ 1954.

3

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quân sự và các trận đánh tiêu biểu

của quân dân Quảng Nam – Đà Nẵng, sự đóng góp của nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng

trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biện Phủ 1954.

4. Mục đích

Sưu tầm, tập hợp các công trình đã có nhằm làm rõ các hoạt động của quân và dân

Quảng Nam – Đà Nẵng và đóng góp của họ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1953 và

chiến địch Điện Biên Phủ 1954.

Góp phần giáo dục lịch sử quê hương mình cho các thế hệ sau này

5. Nguồn tư l ệu và phương pháp ngh ên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nguồn tư liệu trong sách chuyên

khảo, các văn kiện Đảng, các tài liệu sách báo có liên quan, các tạp chí nghiên cứu lịch

sử, tạp chí cộng sản và các tài liệu tham khảo khác

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đứng vững trên quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về

nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra chúng tôicòn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý

thuyết để xem xét, trình bài vấn đề một cách chi tiết và cụ thể. Dùng phương pháp lôgic

và điều tra để nhìn nhận một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề theo trình tự thời gian.

6. Đóng góp của đề tài

Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, mong muốn của chúng tôi là góp

phần làm sáng tỏ lịch sử địa phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ,

đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch

Điện Biên Phủ 1954.

Thông qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp cho bản thân hiểu sâu sắc hơn về nội dung

của lịch sửđịa phương quê mình đang sinh sống. Mong muốn của chúng tôi là kết quả của

đề tàilà tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạysau này và là nguồn tài liệu tham khảo cho

những ai quan tâm.

7. Bố cục của đề tài

Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận

Phần nội dung có 2 chương

Chương 1: Tổng quan về vùng đất - con người và truyền thống đấu tranh cách mạng của

quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng

Chương 2: Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và

chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

4

NỘI DUNG

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT – CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU

TRANH CÁCH MẠNG CỦA QUÂN DÂN QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. ịa lí hành chính

Quảng Nam – Đà Nẵng là một phần đất của Tổ quốc Việt Nam, gắn bó với Tổ

quốc trong suốt chiều dài lịch sử.

Nhìn lại lịch sử mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng thì từ đầu thế kỉ XIV (khoảng

1306) vùng đất này thuộc Chăm pa, vua Chăm pa là Chế Mân cắt hai Châu Ô và Châu Lý

dân cho vua Trần nước ta tức (Trần Anh Tông) để cưới công chúa Huyền Trân. “Từ năm

1307, Châu Ô và Châu Lý được đổi thành Châu Thuận và Châu Hòa từ đó mảnh đất

Quảng Nam – Đà Nẵng xưa chính là Châu Thuận và Châu Hòa” [13; tr.11] năm 1471,

vua nhà Lê (Lê Thánh Tông) trực tiếp chỉ huy hai sáu vạn quân đi trừng phạt quân

Chiêm, thu phục vùng đất từ phía Bắc Quảng Nam đến đèo Cả (ranh giới giữa tỉnh Phú

Yên và Khánh Hòa ngày nay) và ra Thừa Tuyên Đạo – Quảng Nam (Đạo thứ mười ba

của Đại Việt).

Năm 1520 vua Lê đổi Quảng Nam Thừa Tuyên thành trấn Quảng Nam. Đến năm

1602, Nguyễn Hoàng đổi trấn Quảng Nam thành dinh Quảng Nam và sở lị dinh Quảng

Nam đựng tại lành Thanh Chiêm (nay là xã Điện Phương huyện Điện Bàn), năm 1806

Gia Long đổi tên là “Trực lộ Quảng Nam dinh”. Năm 1833 vua Minh Mạng đổi tên thành

“tỉnh Quảng Nam” và di dời thành tỉnh từ làng Thanh Chiêm ra làng La Qua (nay là thị

trấn Vĩnh Điện - Điện Bàn).

Như vậy, từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV Quảng Nam – Đà Nẵng là miền “biên viễn

phiên dậu” phía nam của đất Việt. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là pháo đài trấn thủ phía

nam kinh thành Huế, là yết hầu miền Thuận – Quảng.

Trong thời kì thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất từ tháng 9 năm 1858

đến tháng 8 năm 1945, do việc kí kết các bản hòa ước của triều đình nhà Nguyễn với

Pháp, chấp nhận sự thống trị của thực dân trên đất nước ta, vùng đất Quảng Nam – Đà

Nẵng tạm thời bị tách ra “19/09/1905 toàn quyền Đông Dương kí nghị định tách Đà Nẵng

5

ra khỏi Quảng Nam” tước đoạt mảnh đất này và đặt tên là “Tua-ran” (Touran)[10,

tr.11].Phần đất còn lại của tỉnh Quảng Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì bộ máy phong

kiến Nam triều, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước bảo hộ do một viên công sứ đứng

đầu.

Đến sau cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân ta

“Tua-ran” không còn là nhượng địa của Pháp mà trở về với tên cũ là Đà Nẵng lấy tên là

Thành Thái Phiên thuộc Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng cũng có lúc tách ra thuộc Khu

Ủy khu V. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước Quảng Nam – Đà Nẵng vẫn là một

tỉnh, nhưng đến 1962, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Khu Ủy Khu V lại

quyết định chia Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai tỉnh. Tỉnh Quảng Nam từ Quế Sơn trở

vào giáp với tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Đà từ Duy Xuyên trở ra giáp với Thừa Thiên

Huế. Đến 1965 thì Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Đà và trực thuộc khu ủy khu V.

Tháng 7 năm 1967 để chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 Khu

ủy khu V quyết định xác nhập tỉnh Quảng Đà vào thành phố Đà Nẵng thành đặc khu

Quảng Đà.

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn thống nhất, Đà Nẵng được giải phóng tỉnh

Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà lại được xác nhập thành tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Đến năm 1997 thì Quốc hội khóa XIX quyết địnhtách Đà Nẵng ra khỏi Quảng

Nam - Đà Nẵng thành đơn vị hành chính trực thuộc trưng ương gồm một huyện và một

huyện đảo. Như vậy, qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử có những lúc do yêu cầu

khách quan của phong trào kháng chiến và cách mạng mà tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần

tách nhập – nhập tách, nhưng nhìn chung mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng vẫn là chiến

trường chung,là trọng điểm của cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đặc

biệt là vùng kháng chiến và hậu phương của Liên khu V.

1.1.2. ịa lí tự nhiên

Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng nằm đoạn giữa của chiều dài đất nước Việt Nam vào

khoảng vĩ độ 15 độ 13 phút – 16 độ 12 phút bắc, kinh độ là 107 độ 13 phút – 108 độ 44

phút. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây chung dãy Trường Sơn hùng vĩ với

nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, phía nam là giáp với hai tỉnh Quảng Ngãi và

Kom Tum, phía Đông là bờ biển trải dài trên một trăm năm mươi ki lô mét với vùng

thềm lục địa bao la, trên đó có nhiều đảo có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế và quốc

phòng. Quảng Nam – Đà Nẵng rộng hơn mười hai ngàn ki lô mét vuông nhưng phần lớn

là núi rừng, đồng bằng chỉ chiếm hơn mười hai phần trăm diện tích tự nhiên. Là một dãi

đất hẹp, trải dài theo ven biển và khá màu mỡ. Từ xưa người dân trên quê hương Quảng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!