Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Marie và Pierre Curie với việc khám phá ra Polonium và Radium pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
© hiepkhachquay | http://www.thuvienvatly.com 87
Marie và Pierre Curie với việc khám phá ra
Polonium và Radium
Nanny Fröman
Giới thiệu
Nghiên cứu tiên phong của Marie và Pierre Curie lại được ghi nhận một lần nữa khi vào
hôm 20/04/1995, thi thể của họ được mang từ nơi chôn cất ở Sceaux, ngay bên ngoài Paris, và
trong một lễ kỉ niệm trang trọng đặt yên nghỉ dưới mái vòm đồ sộ của đền Panthéon. Như vậy,
Marie Curie trở thành người phụ nữ đầu tiên được hưởng vinh dự này do danh giá riêng của bà.
Một người phụ nữ, Sophie Berthelot, cũng vừa được chấp thuận cho yên nghỉ ở đó nhưng vì bà
là vợ của nhà hóa học Macerlin Berthelot (1827 – 1907).
Chính Francois Mitterand, trước khi kết thúc nhiệm kì tổng thống kéo dài 14 năm của
mình, đã đưa ra sáng kiến này, như ông nói “nhằm tôn trọng triệt để sự bình đẳng nam nữ trước
pháp luật và trong thực tế”. Theo quan điểm này – như bản thông cáo đã chỉ rõ – sáng kiến này
mang tính tượng trưng ba lần. Marie Curie là một phụ nữ, bà là một người nhập cư và bà có sự
đóng góp lớn làm tăng uy tín của nước Pháp trong giới khoa học.
Vào cuối thế kỉ 19, một số khám phá đã được thực hiện trong vật lí lát đường cho sự đột
phá của vật lí hiện đại và đưa đến sự phát triển công nghệ mang tính cách mạng tiếp tục làm thay
đổi cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Khoảng năm 1886, Heinrich Hertz đã chứng minh bằng thực nghiệm sự tồn tại của các
sóng vô tuyến. Người ta nói rằng Hertz chỉ mỉm cười ngờ vực khi có ai đó dự đoán rằng các sóng
của ông một ngày nào đó sẽ truyền đi khắp trái đất. Hertz qua đời năm 1894 ở tuổi 37. Tháng 9
năm 1895, Guglielmo Marconi đã gửi tín hiệu vô tuyến đầu tiên đi xa 1,5 km. Năm 1901, ông đã
nối xuyên Đại Tây Dương. Hertz không sống đủ lâu để nhìn thấy những tác động xác thực ảnh
hưởng sâu rộng của khám phá lớn của ông, tất nhiên ông cũng không nhìn thấy cảnh nó bị lạm
dụng trong các chương trình truyền hình tồi. Thật khó mà đoán trước hệ quả của những khám
phá mới trong vật lí học.
Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895, Wilhelm Conrad Röntgen tại Đại học Würzburg phát
hiện ra một loại bức xạ mới mà ông gọi là tia X. Đúng lúc ấy, nó có thể được nhận ra là thành
phần bước sóng ngắn, tần số cao của sóng Hertz. Khả năng của bức xạ đi xuyên qua chất mờ đục
không thể xuyên qua đối với ánh sáng thông thường, tất nhiên tạo ra ấn tượng mạnh. Chính