Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MẠNH TỬ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mạnh Tử là ai?
MẠNH TỬ
372 – 289 TR. tl
1- Thời đại Mạnh-tử
Sau khi Khổng-tử qua đời (479 tr.TL), bảy chục môn đệ phân tán, đem Khổng học đi thuyết
phục từ vua chư hầu nầy đến vua chư hầu khác. Một số người tài giỏi được mời làm cố vấn,
thượng thư. Những người quan trọng khác trở thành thân tín, thầy học các đại thần, số còn
lại bỏ đi ở ẩn biệt tích luôn, không ai gặp lại. Trong thời gian gọi là Chiến Quốc nầy (453-
221 tr.TL), các nước chư hầu khắp nơi gây hấn đánh nhau, chiến tranh loạn lạc. Khổng giáo
suy vi, chỉ có trong hai nước Tề và Lỗ truyền thống bác học còn duy trì được. Dưới thời các
vua Vệ (357-320 tr. TL) và vua Tề Tuyên vương (319-301 tr. TL) có hai Nho gia là Mạnh-tử
và Tuân-tử 6 tiếp tục nghiên cứu nối chí Khổng-tử, được người đương thời hâm mộ. Mạnh-tử
nhận xét thời cuộc lúc bấy giờ rằng: «Mãi đến nay, chẳng có bậc Thánh vương ra đời, các
vua chư hầu thì luông tuồng, hàng trí thức thì mạnh ai nấy bàn ngang luận càn, học thuyết
của Dương Châu 7 và Mặc Địch 8 lan tràn khắp thiên hạ. Thiên hạ nói năng bàn bạc, nếu
không xu hương theo họ Dương thì cũng theo về họ Mặc. Phái họ Dương chỉ chấp lấy mình
mà thôi, đó là phái không vua. Phái họ Mặc thương tất cả mọi người như nhau, đó là phái
không cha. Không vua, không cha, đó là cầm thú vậy» (MT, Đằng Văn công, hạ t. 9).
Mạnh-tử suốt đời ôm ấp chí nguyện kếâ nghiệp Khổng-tử để phát huy Nho giáo: «Thời xưa
ông Vũ dẹp nạn hồng thủy mà thiên hạ bình, ông Chu công thu phục di địch, đuổi loài mãnh
thú mà trăm họ yên, đức Khổng-tử viết xong Kinh Xuân thu mà loạn thần, tặc tử sợ... Nay
ta cũng muốn sửa chính lòng người, ngăn chận tà thuyết, chống cự nết xấu, diệt trừ lời
dâm, để nối nghiệp ba đấng thánh đó. Ta há thích tranh luận đâu ? Chẳng qua bất đắc dĩ mà
thôi.» (MT, Đằng Văn công, hạ t.9).
Tiểu sử của Mạnh-tử
Mạnh-tử họ Mạnh, tên Kha, sinh năm thứ 4 đời Chu Uy Liệt vương, (200 năm sau Khổngtử), mất năm thứ 26 đời Chu Nản vương, thọ 84 tuổi. Tổ tiên dòng dõi của Mạnh Tôn, họ
vua nước Lỗ, sau dời sang nước Trâu, nên Mạnh-tử là người nước Trâu, (nay là huyện Trâu,
tỉnh Sơn Đông), một nước nhỏ gần nước Lổ, quê của Khổng tử. Tương truyền cha có tên là
Kích hay Liệu, tự là Công Nghi, mẹ họ Chương hoặc Lý. Phụ thân mất năm Mạnh-tử mới 3
tuổi, việc nuôi dạy ông do bà mẹ đảm đương một cách rất chu đáo. Bà dời nhà ba lần để
chọn chỗ có láng giềng tốt cho con bắt chước. Mạnh-tử đang đọc sách, chợt ngừng không
đọc nữa, Mẹ thấy thế liền lấy dao cắt đứt tấm vải đang dệt, bảo rằng : «Con lơ là việc học
cũng giống mẹ cắt đứt tấm vải nầy « Từ đó Mạnh-tử trở nên siêng học. Cũng tương truyền
một hôm Mạnh-tử thấy vợ ngồi mình trần trong phòng, liền nặng nề trách vợï vô lễ, muốn
bỏ. Bà mẹ nói : «Theo phép tu thân, khi qua phòng phải nói lớn tiếng để báo trước, khi vào
phòng phải nhìn xuống để không tỏ ý muốn trông thấy lỗi lầm người khác. Như vậy là chính
con phạm lỗi, tại sao còn trách vợ». Mạnh-tử liền nhận lỗi và bỏ ý định ly dị vợ.