Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mạng thông tin di động GSM
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
368.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1926

Mạng thông tin di động GSM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯ

ỜNGNG ĐẠIẠI HỌCỌC BÁCHCH KHOAOA HÀHÀ

NỘIỘI

KHOAOAOA ĐIỆNỆNỆN TỬTỬTỬ VIỄNỄNỄN

THÔNGNGNG

BÁO CÁO THỰC TẬP

Đề tài: Mạng thông tin di động GSM

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Công Hùng

Sinh viên thực hiện :

Lớp :

HÀ NỘI, 1- 2005

BÁO CÁO THỰC TẬP

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay trong cuộc sống hàng ngày thông tin liên lạc đóng một vai trò rất

quan trọng không thể thiếu được, nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội,

giúp con người nắm bắt nhanh chóng các giá trị văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật

rất đa dạng và phong phú.

Bằng những bước phát triển thần kỳ, các thành tựu công nghệ Điện Tử – Tin

Học – Viễn Thông làm thay đổi cuộc sống con người từng giờ từng phút , nó tạo ra

một trào lưu "Điện Tử – Tin Học – Viễn Thông " trong mọi lĩnh vực ở thế kỷ 21.

Lĩnh vực Thông Tin Di Động cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Cùng với

nhiều công nghệ khác nhau Thông Tin Di Động đang không ngừng phát triển đáp

ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo nhiều thuận

2

BÁO CÁO THỰC TẬP

lợi trong miền thời gian cũng như không gian. Chắc chắn trong tương lai Thông Tin

Di Động sẽ được hoàn thiện nhiều hơn nữa để thoả mãn nhu cầu thông tin tự nhiên

của con người.

Trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được qua 5 năm học tập chuyên

ngành Điện Tử – Viễn Thông tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và hơn một

tháng thực tập tại phòng kỹ thuật công ty thông tin di động VMS, tôi đã hoàn thành

bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Để hoàn thành bản báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS

Phạm Công Hùng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của trưởng phòng Đỗ

Vũ Anh cùng các cán bộ phòng kỹ thuật trong suốt quá trình thực tập .

CHƯƠNG 1. CẤU HÌNH MẠNG GSM

1.1 Giới thiệu chung về mạng thông tin di động GSM

1.1.1. Vài nét lịch sử về mạng GSM

Hệ thống thông tin di động từ lâu đã là một ước mơ lớn của con người, và

ước mơ này đã trở thành hiện thực ngay khi kỹ thuật cho phép. Sự thực hiện đầu

tiên bằng sóng vô tuyến được thực hiện từ cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên việc đưa hệ

thống thông tin di động vào phục vụ chỉ được thực hiện sau chiến tranh thế giới lần

thứ 2, khi mà công nghệ điện tử cho phép. Đó là một dịch vụ thông tin đặc biệt, nó

cho phép nối thông các cuộc gọi không cần dây dẫn. Ngay đó ngay cả khi di

chuyển, các thuê bao di động vẫn trao đổi thông tin được với nhau. Do sự phát triển

ngày càng cao của công nghệ điện tử và thông tin, mạng thông tin ngày càng phổ

3

BÁO CÁO THỰC TẬP

biến, giá cả ngày một hạ và độ tin cậy ngày càng tăng lên. Quá trình phát triển của

mạng thông tin đã trải qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn thứ nhất: Sau 1946, khả năng phục vụ nhỏ, chất lượng không

cao, giá cả dắt.

- Giai đoạn thứ hai: Từ 1970 – 1979, cùng với sự phát triển của các thiết bị

điện tử tổ hợp cỡ lớn và các bộ vi xử lý, ta có thể thực hiện được một hệ thống phức

tạp hơn. Bởi vì vùng phủ sóng của anten phát của các máy di động bị hạn chế nên

hệ thống được chia thành một vài trạm nhận cho một trạm phát.

- Giai đoạn thứ ba: Từ1979 -1990, là mạng tổ ong tương tự. Các trạm thu

phát được đặt theo các ô tổ ong. Mạng này cho phép sử dụng lại tần số và cho phép

chuyển giao giữa các ô trong cuộc gọi. Các mạng điển hình là:

+ AMPS (Advanced Mobile Phone Service): được đưa vào hoạt động tại Mỹ

năm 1979.

+NMT ( Nordic Mobile Telephone): là hệ thống của các nước Bắc Âu và

được đưa vào sử dụng vào tháng 12/1981.

+TACS ( Total Access Communication System): được đưa vào phục vụ tại

Vương quốc Anh năm 1985.

Tất cả các mạng trên dựa trên mạng truyền điện thoại tương tự băng điều chế

tần số. Chúng sử dụng tần số 450 hoặc 900 Mhz. Vùng phủ sóng của nó chỉ ở mức

quốc gia và phục vụ được vài trăm thuê bao. Hệ thống lớn nhất ở Anh là TACS đạt

hơn một triệu thuê bao vào năm 1990.

- Giai đoạn thứ tư: Từ đầu những năm 1980, sau khi các hệ thống NMT đã

hoạt động thành công thì nó cũng biểu hiện một số hạn chế. Một là do yêu cầu cho

dịch vụ di động quá lớn vượt qua con số mong đợi của các nhà thiết kế hệ thống nên

hệ thống này không đáp ứng được. Hai là các hệ thống khác nhau đang hoạt động

không thể phục vụ cho tất cả các thuê bao ở châu Âu, nghĩa là thiết bị của mạng này

không thể truy nhập vào mạng khác. Ba là nếu thiết kế một mạng lớn phục vụ cho

cả châu Âu thì không một nước nào có thể đáp ứng được vì vốn đầu tư quá lớn. Tất

cả những hạn chế trên dẫn đến một nhu cầu là phải thiết kế một hệ thống loại mới

được làm theo kiểu chung để có thể dùng cho nhiều nước. Năm 1988, viện tiêu

chuẩn viễn thông châu âu – ETSI (Europe Telecommunication Standard Institute)

đã thành lập nhóm đặc trách di động – GSM (Groupe Special Mobile). GSM còn có

nghĩa là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile

Communication). GSM là tiêu chuẩn điện thoại di động số toàn châu Âu sử dụng

dải tần số 900Mhz.

Năm 1990, Vương quốc Anh đưa ra hệ thống DCS (Digital Cellular System).

DCS dựa trên hệ thống GSM với việc sử dụng tần số 1800Mhz.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ viễn thông mới,

các hệ thống thông tin di động đang tiến tới thế hệ thứ ba. Ở thế hệ thứ ba này, các

hệ thống thông tin di động có xu thế hoà nhập thành một tiêu chuẩn duy nhất và có

khả năng phục vụ ở tốc độ lên đến 2Mbit/s.

MS

AUC

HLR

MSC

EIR

BSC

BTS

OSS

ISDN

PSPDN

CSPDN

PSTN

PLMN

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!