Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mạng lưới chợ nông thôn ở Miền Tây Cao Bằng trước năm 1945
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG VĂN QUÂN
MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên - Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG VĂN QUÂN
MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Đàm Thị Uyên
Thái Nguyên - Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những nội
dung trong luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của PGS.TS Đàm Thị Uyên. Tư liệu trong luận văn này là trung thực và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nội dung của
luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả
Nông Văn Quân
Xác nhận
của Trƣởng khoa chuyên môn
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Hà Thị Thu Thủy PGS.TS. Đàm Thị Uyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của
nhiều cơ quan đoàn thể và nhiều cá nhân. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Lịch sử, khoa Sau đại học, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình
tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PSG.TS Đàm Thị Uyên, người
đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực
hiện luận văn này.
Nhân đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cá nhân; với
chính quyền, các cơ quan ban ngành tỉnh Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, Bảo
Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông của tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và
người thân luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Nông Văn Quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ..........................................................................................................i
Lời cam đoan......................................................................................................ii
Mục lục..............................................................................................................iii
Danh mục các bảng ...........................................................................................iv
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................. 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn: ................................................................................ 6
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG...............................7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên............................................................ 7
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................ 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 8
1.2. Khái quát lịch sử hành chính miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 ..... 15
1.3. Các thành phần dân tộc.......................................................................... 19
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của miền Tây Cao Bằng trước 1945 .. 24
Chương 2. MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
TRƯỚC NĂM 1945..........................................................................................32
2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn.......................................... 32
2.1.1. Những quan niệm về chợ.................................................................... 32
2.1.2. Quan niệm về chợ nông thôn.............................................................. 34
2.2. Khái quát mạng lưới chợ miền Tây Cao Bằng ...................................... 37
2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ .............................................................. 50
2.4. Hoạt động mua bán ở chợ...................................................................... 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://lrc.tnu.edu.vn
2.4.1. Thành phần mua bán........................................................................... 53
2.4.2. Phương thức mua bán ......................................................................... 57
2.4.3. Các loại mặt hàng trao đổi ở chợ........................................................ 59
Chƣơng 3. VAI TRÕ CỦA MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI
VỚI KINH TÊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG.....71
3.1. Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội ............... 71
3.1.1. Chợ nông thôn – nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa ...... 71
3.1.2. Chợ nông thôn – nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc ........ 73
3.2. Chợ nông thôn – Thể hiện văn hóa các dân tộc .................................... 78
3.3. Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn miền
Tây Cao Bằng............................................................................................... 99
KẾT LUẬN ...................................................................................................104
PHỤ LỤC............................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 GS, PGS Giáo sư, Phó Giáo sư
2 KT - XH Kinh tế - xã hội
3 Nxb Nhà xuất bản
4 Tt Thị trấn
5 TS Tiến sĩ
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Cao Bằng)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH CAO BẰNG
(Nguồn: Tác giả)
BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CHỢ CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH CAO BẰNG
(Nguồn: Tác giả)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu sự phát triển của kinh tế hàng hóa, không thể không đề cập
đến những địa điểm trao đổi vật phẩm, hàng hóa, thường xuyên và định kỳ -
đó là những chợ. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp
trong từng gia đình, làng xã đòi hỏi phải có sự trao đổi vật phẩm. Trong xã
hội phong kiến mỗi làng xã, gia đình là một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp đến
mức tối đa những nhu cầu sinh hoạt của mỗi cá nhân. Chính sự xuất hiện của
chợ ở những địa điểm nhất định mang tính chu kỳ là nhân tố quan trọng phá
vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp khép kín phong kiến. Vậy nên, chợ ra đời là
nhân tố thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
không chỉ ở mỗi địa phương mà còn ở cả khu vực và quốc gia.
Hoạt động thương mại là cầu nối quan trọng thúc đẩy sự giao lưu kinh
tế, văn hóa giữa các khu vực. Trong đó, chợ nông thôn là một trong những
môi trường tiếp nhận sự tác động của các yếu tố bên ngoài vào cộng đồng
làng xóm, đồng thời là cầu nối cộng đồng làng xóm với thế giới bên ngoài
qua hoạt động sản xuất, trao đổi kinh doanh. Điều đặc biệt, ở vùng miền núi
biên giới “Chợ không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm, hàng hóa mà còn là nơi
tiếp xúc xã hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén”, “Chợ góp phần truyền bá văn
hóa, gieo rắc những cái mới trong cuộc sống và giúp tầm mắt người nông dân
trong xã hội phong kiến vượt ra khỏi lũy tre xanh bao bọc, xóm làng chật hẹp
về nhiều mặt, hướng tới những không gian khoáng đại hơn” [28; tr 50]. Chính
vì lẽ đó, mạng lưới chợ nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống
mang tính toàn diện, khoa học, cụ thể về các loại hình chợ ở khu vực miền
Tây Cao Bằng trước năm 1945 vì những lý do khách quan chưa được giới sử
học quan tâm nghiên cứu.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở
miền Tây Cao Bằng trước năm 1945” để nghiên cứu, nhằm khôi phục lại
2
một cách có hệ thống, khoa học, chân thực về hoạt động trao đổi mua - bán ở
địa phương, qua đó để hiểu rõ hơn về đời sống kinh tế của các dân tộc nơi
đây, sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa địa phương, nhất là quan hệ giao lưu
buôn bán hàng hóa của cư dân hai bên biên giới Việt - Trung. Đồng thời, góp
phần thiết thực vào việc giúp các ngành chức năng của tỉnh Cao Bằng đưa ra
những định hướng, giải pháp mới phù hợp trong quy hoạch, phát triển mạng
lưới chợ hiện nay, để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương và
nâng cao mức sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu đề tài: “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao
Bằng trước năm 1945”, chúng tôi được thừa hưởng kết quả nghiên cứu của
các tác giả đi trước, có đề cập đến vấn đề chợ một cách trực tiếp, hoặc gián
tiếp ở những khía cạnh, lĩnh vực khác nhau.
Ngay từ thế kỷ XVII, trong một số tác phẩm viết về làng Việt của các
giáo sĩ, thương nhân nước ngoài, có những ghi chép về mạng lưới chợ như
các cuốn sách: “Lịch sử Đàng Ngoài” của Riechard, “Vương quốc Đàng
Ngoài” của A de Rhodes.... Tiếp đến, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất
hiện một số tác phẩm chuyên khảo của các tác giả người Pháp như “Làng xã
An Nam ở Bắc Kỳ” của P.Ory, “Thành bang An Nam” của Briffaut.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, việc nghiên cứu làng xã Việt
Nam được mở rộng hơn trước, bên cạnh những tác giả người Pháp, một số tác
giả người Việt Nam đã tham gia nghiên cứu. Như các tác giả Pierre Gourou
với tác phẩm “Nông dân vùng đồng bằng Bắc Kỳ”, Phan Kế Bính với “Việt
Nam phong tục”....
Sau cách mạng tháng Tám thành công, việc nghiên cứu về làng xã
Việt Nam tiếp tục được nhiều học giả quan tâm, trong đó nhiều tác phẩm ít
nhiều đề cập tới mạng lưới chợ ở khu vực nông thôn. Tiêu biểu có Vũ Quốc
Thúc với “Kinh tế làng xã Việt Nam”; “Xã thôn Việt Nam” của Nguyễn Hồng