Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mạch điện tử - chương 4 - Ảnh hưởng của nội trở nguồn tín hiệu và tổng trở tải lên mạch khuếch đại
MIỄN PHÍ
Số trang
15
Kích thước
345.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1415

Mạch điện tử - chương 4 - Ảnh hưởng của nội trở nguồn tín hiệu và tổng trở tải lên mạch khuếch đại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 4: Ảnh hưởng của nội trở nguồn và tổng trở tải

Chương 4

ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI TRỞ NGUỒN TÍN HIỆU (RS) VÀ

TỔNG TRỞ TẢI (RL) LÊN MẠCH KHUẾCH ÐẠI

Trong các chương trước, chúng ta đã phân tích và tính toán các thông số của mạch

khuếch đại dùng BJT và FET khi không có tải và nguồn tín hiệu được xem như lý tưởng

(không có nội trở). Thực tế, nguồn tín hiệu luôn có nội trở RS và mạch có tải RL. Nội trở

RS và tải RL như vậy sẽ làm thay đổi các thông số của mạch như tổng trở vào, tổng trở ra,

độ lợi điện thế và độ lợi dòng điện. Nội dung của chương này là khảo sát ảnh hưởng của

RS và RL lên các thông số.

4.1 HỆ THỐNG 2 CỔNG (two-port systems)

Người ta thường xem BJT và FET như một hệ thống 2 cổng (hay tứ cực) như hình 4.1

Trong đó vi, ii, Zi lần lượt là điện thế (tín hiệu), dòng điện và tổng trở của ngõ vào.

v0, i0, Z0 là điện thế, dòng điện và điện trở của ngõ ra. AVNL, AINL là độ lợi điện thế và độ

lợi dòng điện của hệ thống. Toàn bộ các thông số này được định nghĩa khi ngõ ra không

mắc tải và không có điện trở nguồn RS.

Áp dụng định lý Thevenin ở hai cực của ngõ ra, ta có:

Zth=Z0=R0

Nguồn điện thế Thevenin Eth là điện thế mạch hở giữa 2 đầu ngõ ra, đó là v0. Vậy:

Nên Eth=AVNL.vi

Ta có thể dùng Ri=Zi=vi/ii để biểu diễn mạch ngõ vào và dùng nguồn Thevenin

Eth=AVNL.Vi và Z0=R0 để biểu diễn ngỏ ra của hệ thống 2 cổng.

Trương Văn Tám IV-1 Mạch Điện Tử

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!