Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lý thuyết sóng nhỏ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐỖ THỊ THỦY
LÝ THUYẾT SÓNG NHỎ
Chuyên ngành: TOÁN ỨNG DỤNG
Mã số: 60.46.01.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN MINH
THÁI NGUYÊN - NĂM 2014
Mục lục
Mục lục i
Lời cảm ơn iii
Mở đầu 1
1 Nhập môn lý thuyết sóng nhỏ 2
1.1 Sự cục bộ hóa tần số thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Các phép biến đổi sóng nhỏ: Sự giống nhau và khác nhau với các
biến đổi Fourier dạng cửa sổ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.3 Các loại biến đổi sóng nhỏ khác nhau . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3.1 Biến đổi sóng nhỏ liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.3.2 Các khung biến đổi sóng nhỏ dư nhưng riêng biệt . . . . . 9
1.3.3 Các cơ sở sóng nhỏ trực chuẩn: Phân tích đa phân giải . . 12
1.4 Tín hiệu và khôi phục tín hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.4.1 Tín hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.4.2 Biến đổi Fourier . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.4.3 Xấp xỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2 Ứng dụng của wavelets vào xử lý ảnh 37
2.1 Phân loại các kỹ thuật nén. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.1.1 Nén tổn hao và không tổn hao: . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.1.2 Mã hóa dự đoán và mã hóa dựa trên phép biến đổi: . . . 39
2.1.3 Mã hóa băng con: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
2.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mã hóa ảnh. . . . . . . . . . . . . 39
2.3 Chuẩn nén ảnh tĩnh dựa trên biến đổi sóng nhỏ - JPEG2000. . . . 40
2.3.1 Lịch sử ra đời và phát triển chuẩn JPEG2000: . . . . . . . 40
i
2.3.2 Các tính năng của JPEG2000: . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.3.3 Các bước thực hiện nén ảnh theo chuẩn JPEG2000: . . . 41
Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 49
ii
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình làm luận văn, tác giả luôn nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ của TS. Nguyễn Văn Minh. Thầy đã giành nhiều thời gian chỉ bảo rất
tận tình hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của tôi trong suốt quá trình làm
luận văn. Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy và kính
chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe.
Tác giả cũng xin cảm ơn các quý thầy, cô khoa Toán - Tin, viện Toán học,
phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên cũng như các
thầy cô đã tham gia giảng dạy khóa cao học 2012 - 2014, lời cảm ơn sâu sắc nhất
về công lao dạy dỗ mang đến cho tôi nhiều kiến thức bổ ích không chỉ trong
khoa học mà còn cả trong cuộc sống.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị em học viên lớp Cao học toán K6
và bạn bè đồng môn đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập tại trường Đại
học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và trong quá trình hoàn thiện luận văn
thạc sĩ.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ. Nhờ có bố mẹ không quản gian khó, vất
vả sớm khuya nhưng vẫn tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có được thành quả
ngày hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 8 - 2014
Người Viết Luận Văn
Đỗ Thị Thủy
iii
Mở đầu
Lý thuyết sóng nhỏ là môn khoa học phát triển gần đây trong ngành toán
học ứng dụng. Tên của chúng đã được ra đời cách đây gần 3 thập kỷ (Morlet,
Arens, Fourgeau và Giard (1982), Morlet (1983), Grossmann và Morlet (1984)).
Trong 30 năm qua, từ khi ra đời sóng nhỏ đã thu hút đươc nhiều sự chú ý và đã
có bước phát triển nhanh chóng. Có một số lý do dẫn đến sự thành công hiện tại
của chúng. Một mặt, khái niệm về những sóng nhỏ có thể được xem xét như là
một sự tổng hợp của những ý tưởng mà được bắt nguồn trong suốt khoảng thời
gian qua trong ngành kỹ thuật (subband coding), vật lý (tình trạng gắn kết,
nhóm renormalization) và ngành toán học (nghiên cứu của toán từ Calderón -
Zygmund). Là kết quả của những nguồn gốc liên quan đến những lĩnh vực học
thuật, sóng nhỏ thu hút nhiều nhà khoa học và các kỹ sư ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Mặt khác, sóng nhỏ là công cụ toán học khá đơn giản mà có nhiều ứng
dụng có thể. Sóng nhỏ đã có những ứng dụng lý thú trong xử lý tín hiệu.
Mục đích của đề tài luận văn nhằm tìm hiểu và giới thiệu về lý thuyết sóng
nhỏ và ứng dụng của nó.
Nội dung của luận văn được trình bày trong hai chương.
Chương 1 trình bày và giới thiệu về một cái nhìn tổng quan của các khía cạnh
biến đổi của sóng nhỏ như là: Sự cục bộ hóa tần số thời gian; các biến đổi về
sóng; các loại biến đổi sóng nhỏ khác nhau; tín hiệu và khôi phục tín hiệu.
Chương 2 trình bày ứng dụng của wavelets vào xử lý ảnh.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Học viên
Đỗ Thị Thủy
1