Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt nam hiện đại
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
757.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
829

Lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt nam hiện đại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC

DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thái Nguyên – Năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC

DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG

Thái Nguyên - Năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Trần Thị Việt

Trung – người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn này!

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý khoa học,

Khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam - Trường Đại học sư

phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học.

Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Đồng Đăng – Sở Giáo

dục và Đào tạo Lạng Sơn, cảm ơn các đồng nghiệp, cảm ơn những người

thân trong gia đình, cảm ơn các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt

thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012

Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao

chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo

danh mục tác giả, tác phẩm đã dẫn.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................. ............................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...................................................... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................. ............................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................ ...................... 4

6. Đóng góp mới của luận văn............................................................... ........... 5

7. Bố cục luận văn............................................................................................. 5

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT

NAM THỜI KÌ HIỆN ĐẠI............................................................................. 6

1.1. Vài nét khái quát về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện

đại...................................................................................................................... 6

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của lý luận, phê bình văn học dân tộc

thiểu số thời kì hiện đại................................................................................... 26

1.2.1. Giai đoạn đầu (từ năm 1945 đến năm 1960)......................................... 26

1.2.2. Giai đoạn từ những năm 60 đến năm 1986 (trước khi đổi mới).... ....... 28

1.2.3. Giai đoạn từ sau năm đổi mới (1986) đến nay.............................. ....... 31

Chương 2: LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ -

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN................................................................... 36

2.1. Khái quát về hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc

thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại..................................................................36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

2.1.1. Về đội ngũ và tác phẩm..........................................................................36

2.1.2. Sự trưởng thành nhanh chóng............................................................... 43

2.2.Một số đặc điểm của hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân

tộc thiểu số Việt Nam ...................................................... .............................. 47

2.2.1.Nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học khẳng định những thành tựu của

nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam............................. ............................. 47

2.2.2. Nghiên cứu, lý luận, phê bình góp phần quan trọng vào việc tổ chức,

định hướng cho văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam phát triển mạnh mẽ và

đúng hướng ..................................................................................................... 56

Chƣơng 3: MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU...............................................73

3.1. Nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình Nông Quốc Chấn............ .... 73

3.2. Lâm Tiến – nhà lý luận, phê bình của văn học dân tộc miền núi......... ... 91

3.3. Nhà thơ viết lý luận, phê bình – Inrasara............................................... 105

KẾT LUẬN.................................................................................................. 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là một bộ phận quan

trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Những thành tựu của bộ phận văn

học này đã được giới nghiên cứu phê bình khẳng định bằng khá nhiều công

trình nghiên cứu mang tính tổng thể và ở một số thể loại như: tiểu thuyết,

truyện ngắn, thơ ca…Tuy nhiên mảng nghiên cứu về lý luận phê bình văn học

dân tộc thiểu số lại chưa thực sự được chú ý. Cho đến nay, theo khảo sát của

chúng tôi thì vẫn chưa thấy có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về

thể loại văn học này trong đời sống văn học các dân tộc thiểu số vốn rất đa dạng

và phong phú. Trong khi đó, lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số cũng đã

có quá trình phát triển và cũng đã khẳng định được tiếng nói của mình với khá

nhiều các tên tuổi quen thuộc như: Nông Quốc Chấn, Triều Ân, Vi Hồng, Lâm

Tiến, Hoàng An, Hoàng Quảng Uyên, Lò Ngân Sủn, Inrasara…

Như chúng ta đã biết, muốn nghiên cứu một cách toàn diện về đời

sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại thì không thể không

nghiên cứu mảng lý luận phê bình của nền văn học này. Bởi qua một quá

trình vận động và phát triển hơn nửa thể kỉ qua, văn học các dân tộc thiểu

số Việt Nam đã có được những thành tựu đáng tự hào, và góp phần không

nhỏ vào quá trình phát triển ấy là những hoạt động tích cực của thể loại lý

luận phê bình. Hay nói một cách khác – với sự tự ý thức một cách sâu sắc

về nền văn học dân tộc thiểu số của mình, các nhà văn, nhà thơ, các nhà

nghiên cứu lý luận, phê bình người dân tộc thiểu số đã cất tiếng nói, đã

nghiên cứu, phân tích, thẩm định và định hướng cho văn học các dân tộc

thiểu số Việt Nam bước những bước đi vững chắc trên con đường vận động

và phát triển của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa

chọn đề tài này nhằm góp một phần nhỏ để lấp đi một khoảng trống trong lĩnh

vực nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.

Bản thân tôi là một cô giáo dạy văn người dân tộc thiểu số, tôi rất yêu

mến và tự hào về nền văn học đặc sắc, đa dạng và phong phú của mình. Do

đó, tôi rất muốn được góp thêm một tiếng nói của mình vào việc khẳng định

những thành tựu cũng như chỉ ra những hạn chế của nền văn học dân tộc thiểu

số ở một thể loại văn học mà ít người để ý, nghiên cứu - đó là mảng nghiên

cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu só Việt Nam hiện đại!

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi thì việc nghiên cứu về thể loại lý

luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại tuy bước đầu đã

được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng mới là ở dạng các bài viết nhỏ,

lẻ đăng trên báo chí, hoặc có trong cuốn sách nghiên cứu chung về văn học

dân tộc miền núi, ví dụ như một số ý kiến sau:

Nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến đã đề cập về vấn đề này trong

một số bài viết sau: Sắc thái riêng hay mặt hạn chế trong lý luận phê bình

văn học các dân tộc thiểu số và Cần thận trọng và nghiêm túc trong nghiên

cứu, lý luận phê bình văn học trong cuốn “Văn học và miền núi”, (NXB

Văn hóa dân tộc, 2002); Mấy suy nghĩ về lí luận phê bình văn học các dân

tộc thiểu số và Viết về con người, cuộc sống các dân tộc thiểu số trong

cuốn “Tiếp cận văn học các dân tộc thiểu số”(NXB Văn hóa thông tin,

2011). Trong các bài viết trên, ông đã nhận định: lý luận, phê bình văn học

các dân tộc thiểu số còn rất trẻ, mới được bắt đầu vào năm 1957 với bài

“Kể ít chuyện làm thơ” của Nông Quốc Chấn. Ông cho rằng “các nhà văn

dân tộc thiểu số ít có được bài lý luận, phê bình văn học hoàn chỉnh theo

đúng nghĩa của nó do còn hạn chế về trình độ tư duy lý luận chưa cao, còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

thiếu những cuộc tranh luận, trao đổi nên nhiều bài lý luận phê bình còn

nặng cảm tính hơn là lý tính.”

Nhà thơ Lò Ngân Sủn cũng đưa ra nhận định của mình trong các bài viết

sau: Sáng tác và phê bình và Viết về văn học các dân tộc thiểu số - một công việc

còn ít được quan tâm, trong cuốn “Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu

số”(NXB Văn hóa dân tộc, 2002). Theo ông: “hiện nay việc nghiên cứu, lý luận,

phê bình văn học dân tộc thiểu số nói chung còn ít, rời rạc và lẻ tẻ và những hạn

chế bất cập ấy do chính từ bản thân văn học dân tộc thiểu số mà ra.”

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên với bài viết Công tác lý luận, phê bình

văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, trong cuốn “Văn học nghệ thuật các

dân tộc thiểu số thời kì đổi mới”(NXB Văn hóa dân tộc, 2007), ông đã nhắc

đến đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình và khẳng định những

thành tựu của lý luận, phê bình trong những năm qua với nhiều bản thảo,

nhiều cuốn sách lý luận phê bình đã cho thấy diện mạo của văn học dân tộc

thiểu số. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có nhiều tác phẩm chuyên sâu, chưa

để lại dấu ấn, chưa có nét riêng…

Có thể nói, thể loại lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam

hiện đại bước đầu cũng đã trở thành đối tượng quan tâm của một số nhà

nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các bài viết

này mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên tình hình nghiên cứu lý luận, phê bình và

nhắc đến các tác giả lý luận, phê bình văn học thiểu số, chứ chưa có một công

trình chuyên biệt nào nghiên cứu toàn diện và thấu đáo về thể loại văn học

này trong đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

3.1. Mục đích nghiên cứu.

Luận văn cố gắng làm rõ quá trình hình thành, vận động và phát triển;

phác thảo diện mạo cùng với những đặc điểm của hoạt động nghiên cứu, lý

luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu quá trình hình thành, vận động và phát triển của thể loại

nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

- Phác thảo diện mạo, chỉ ra những đặc điểm nổi bật của thể loại nghiên

cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số.

- Nghiên cứu một số gương mặt tiêu biểu của nghiên cứu, lý luận, phê

bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các tác giả, tác

phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu

biểu thời kì hiện đại (ví dụ như: Nông Quốc Chấn với các công trình nghiên

cứu, lý luận của ông như: Đường ta đi (1972); Một vườn hoa nhiều hương sắc

(1977); Chặng đường mới (1985); Dân tộc và văn hóa (1993); Hành trang

sang thế kỉ XXI (2000); Triều Ân với Giới thiệu thơ Hoàng Đức Hậu (1974);

Thơ ca cách mạng ở Việt Bắc 1936 – 1945 (1977); Vi Hồng với Sli lượn dân

ca trữ tình Tày Nùng (1979); Lâm Tiến với Văn học các dân tộc thiểu số Việt

Nam hiện đại (1995); Về một mảng văn học dân tộc (1999); Văn học và miền

núi (2002); Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011); Lò Ngân Sủn với Hoa

văn thổ cẩm 4 tập (1998, 1999, 2001, 2002), Thơ của các nhà thơ dân tộc

thiểu số (2001); Hoàng An với Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ

dân tộc 3 tập (1999, 2003, 2008); Inrasara với Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo

(2006), Song thoại với cái mới (2008); Hoàng Quảng Uyên với Một mình

trong cõi thơ (2000); Ma Trường Nguyên với Hiện đại mà dân tộc (2010);

Mai Liễu với Hương sắc miền rừng (2008)…)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học và

văn học).

- Phương pháp khảo sát, thống kê.

- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu

tổng hợp khác.

6. Đóng góp mới của luận văn.

- Về mặt khoa học: Nếu luận văn được hoàn thành – đây sẽ là công trình

đầu tiên nghiên cứu về thể loại nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc

thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại một cách có hệ thống và khá toàn diện.

- Về mặt thực tiễn: Công trình sau khi được hoàn thành sẽ là một tài

liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn học các dân tộc thiểu số

Việt Nam một cách đầy đủ và toàn diện hơn.

7. Bố cục luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung chính của

luận văn sẽ được thể hiện trong 3 chương:

Chương 1: Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.

Chương 2: Lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số - Một số đặc điểm cơ

bản.

Chương 3: Một số tác giả tiêu biểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

CHƢƠNG 1

VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

VIỆT NAM THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

1.1. Vài nét khái quát về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì

hiện đại.

Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại chủ yếu được

hình thành và phát triển từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là

những năm 60 trở lại đây. Tuy xuất hiện chậm nhưng văn học các dân tộc

thiểu số thời kì hiện đại đã có những bước vận động và phát triển khá mau

chóng - từ đội ngũ sáng tác (ngày càng đông đảo), tới thể loại (ngày càng

phong phú), tới số lượng và chất lượng tác phẩm (ngày càng nhiều, hay và

hấp dẫn hơn).

Nếu nền văn học Việt Nam hiện đại được hình thành ngay từ đầu thế kỉ

XX - khi đã mang trong mình đầy đủ những nhân tố thúc đẩy nền văn học đổi

mới theo hướng hiện đại hóa - thì văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện

đại lại rất non trẻ, chủ yếu mới được hình thành từ sau cách mạng tháng Tám

năm 1945. Có thể nói, cách mạng tháng Tám năm 1945 là một bước ngoặt vĩ

đại trong lịch sử đại gia đình các dân tộc Việt Nam, bởi vì nó không chỉ khai

sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - mà còn là một bước ngoặt vĩ đại

khai sinh ra một nền văn học mới, nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam

thời kỳ hiện đại.

Sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ khi hòa bình được lập lại ở

miền Bắc đến nay, nền văn học dân tộc thiểu số đã liên tục phát triển. Trước

hết, cách mạng đã làm sống lại vốn văn học truyền thống của các dân tộc

thiểu số. Nhà nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Hà Văn Thư đã viết:

“Chế độ ta không những đã làm nảy nở những tài năng mới mà còn chú trọng

khai thác những di sản văn học nghệ thuật quý báu của các dân tộc bấy lâu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!