Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lược khảo nhân vật lịch sử quân sự tiêu biểu trong công cuộc bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
11IIIII 1 I I I
K.0000069478
THIẾU TƯỚNG, GS. TS. NGUYỄN VĂN TÀI
l | j | ĐẠI TÁ, PGS. TS. VĂN ĐỨC THANH
Ẹ&ưưc 9 &Ắảo
Nhân vật
TRONG Sự NGHIỆP BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ■ ■ ■ /
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
■■•¿il ¡1' 'SJi\ *.!■ u .1 .
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Hơn một ngàn năm đã trôi qua trên m ảnh đất Thăng Long - Hà
Nội kể từ ngày vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô, mỏ đầu trang sử mới
của vùng đất này, cũng là mở đầu một thòi kỳ phát triển mới của lịch
sử dân tộc. Kể từ đây, Thăng Long - Hà Nội đã chứng kiến biết bao sự
kiện trọng đại, những biến cố, thăng trầm , nhũng vinh quang chói lọi,
nhưng cũng có cả những m ất mát, đau thương của riêng mảnh đất
này cũng như của cả dân tộc. Vì vậy, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội
cũng là lịch sử của đất nưốc, của dân tộc Việt Nam.
Trải suốt chiều dài hàng ngàn năm dựng niióc và giữ nưốc, dân
tộc ta đã biết bao lần phải đứng lên chông giặc ngoại xâm, bảo vệ bò
cõi, biên cương của Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập của quốc gia. Trong
suỗt quãng thời gian ấy, Thăng Long dù có là kinh đô của Nhà nưóc
phong kiến hay không thì cũng luôn có một vị trí quan trọng, nơi diễn
ra nhiều trận đánh để chổng lại kẻ thù, đánh đuổi quân xâm lược ra
khỏi bờ cõi. Bảo vệ và giải phóng kinh đô Thăng Long - Hà Nội không
chỉ có ý nghĩa với riêng vùng đất này mà đó là sự nghiệp chung của
nhân dân cả nước, là động lực mạnh mẽ nhất để bảo vệ nền độc lập
dân tộc. Không vùng đất nào trên đất nưóc ta lại quy tụ nhiều danh
nhân quân sự, văn hóa, chính trị như nơi đây, nơi mỗi m ảnh đâ’t, mỗi
con đường, mỗi tên phô’ đều gắn với những chiến công của cha anh,
nơi chứng kiến và ghi dấu nhiều chiến thắng hiển hách của nhũng
nhân vật quân sự tài ba, kiệt xuất. Những địa danh như cổ Loa,
Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Ngọc Hồi, Đống Đa, Ba Đình, v.v. cùng
với tên tuổi của những danh tưâng mà “Đời nào cũng có người anh
hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nước”
đã vun đắp nên truyền thông anh dũng, bất khuất của vùng đất
Thăng Long, làm rạng danh lịch sử dân tộc Việt Nam.
Thăng Long - Hà Nội là nơi tụ hội của tinh hoa văn hóa dân tộc, vì
vậy, nhủng anh hùng dân tộc, danh tưóng trong sự nghiệp bảo vệ và
5
giải phóng Thăng Long - Hà Nội dù được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất
kinh kỳ hay đến từ những vùng miền khác nhau của Tố quôíc thì đều có
chung lòng yêu nưóc, tinh thần và ý chí quyết tâm chông giặc ngoại
xâm và mong muốn xây dựng một nhà nưóc thổng nhất, hùng mạnh,
không tiếc máu xương cho sự nghiệp bảo vệ Thàng Long, giải phóng
dân tộc.
Hưóng tối Lễ kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-
10-1954 - 10-10-2014), Nhà xuất bản Chính trị quoc gia - Sự thật tái bản
có sửa chữa, bổ sung cuốn sách Lược khảo nhàn vật lịch sử qu á n sự
tiêu biểu trong sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - H à N ội
do Thiếu tướng, GS. TS. Nguyễn Văn Tài và Đại tá, PGS. TS. Văn Đức
Thanh đồng chủ biên. Cuô’n sách là công trình lược khảo bước đầu giới
thiệu khái quát những nhân vật quân sự tiêu biểu trong sự nghiệp
bảo vệ và giải phóng Thăng Long - Hà Nội. Các nhân vật lịch sủ quân
sự được các tác giả trình bày theo trình tự thời gian, từ thời tiền
Thăng Long, thời Bắc thuộc, thời phong kiến độc lập cho đến khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh
giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ Tổ
quốc. Trước khi trình bày các nhân vật lịch sử quân sự ở mỗi thòi kỳ,
các tác giả đã khái quát bối cảnh kinh tế - xã hội và chính trị - quân
sự mà các nhân vật đó xuãt hiện; kết thúc mỗi phần có sự đánh giá,
đúc kết sự phát triển của tư tưởng quân sự trong sự nghiệp bảo vệ và
giải phóng Thăng Long - Hà Nội.
Sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thảng Long - Hà Nội đã sản sinh ra
rất nhiều nhân vật lịch sử quân sự tiêu biểu. Song, do điểu kiện thòi
gian và sự hạn chế về nguồn tư liệu, phạm vi nghiên cứu của cuôn sách
nên mới chỉ giới thiệu một số nhân vật lịch sử quân sự tiêu biểu trong
sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội. Nhà xuất bản rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để sách được hoàn chỉnh
trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 9 năm 2014
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT
6
LỜI NÓI ĐẦU
Thăng Long - Hà Nội đã hơn nghìn năm tuổi kể từ khi vua Lý
Thái Tổ ban Chiếu dời đô vào mùa Xuân năm Canh Tuất 1010.
Nhưng nơi đây đã từng là kinh đô cổ Loa của nước Âu Lạc thòi
An Dương Vương, và đến thời Bắc thuộc vẫn từng là thủ phủ trung
tâm của chính quyển đò hộ. Kê từ khi được định là kinh đô của
nước Đại Việt tự chủ cho đến nay, Thảng Long - Hà Nội thực sự là
ndi hội tụ tinh túy của cả giang sơn, thực sự là nơi địa linh nhân
kiệt, trong đó có sự tỏa sáng của sự nghiệp bảo vệ, giải phóng vùng
đất này với biết bao chiến công tiêu biểu, nhân vật lịch sử quân sự
tiêu biếu và đê lại những giá trị nhân văn chói ngòi tiêu biêu cho
nền văn hiến Việt Nam.
Con người làm nên lịch sử - đó là quan điểm hoàn toàn duy
vật. Nói đến chiến công và sự kiện lịch sử không thể không nói tối
những con người làm nên chiến công và sự kiện ây, nhất là những
con người nổi bật - nhân vật lịch sử quân sự tiêu biểu - theo nghĩa
rộng nhất của th u ật ngữ này. Sự khái quát những giá trị văn hóa -
lịch sử quân sự trong sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long -
Hà Nội luôn gắn vối việc tổng kết quá trình phát triển tư tưởng
quàn sự đặc sắc của dân tộc ta, do chính những con người của từng
thời kỳ lịch sử sáng tạo nên và tự trải nghiệm. Đó chính là những
con người có đóng góp trực tiếp đối với sự nghiệp bảo vệ, giải phóng
Thăng Long - Hà Nội, không phân biệt quê quán của họ có phải ở
đây hay không. Từ những bậc tiên liệt đã gắn cả cuộc đời với sự
nghiệp tạo dựng và gìn giữ vùng địa linh nhân kiệt này trong thời
kỳ tiền Thảng Long đến những bậc hiền vương, những nhà tư tưởng
7
quân sự, những vị tướng lĩnh tài ba, những gương anh hùng quên
thân vì nước... trong suốt chiểu dài lịch sử. Lẽ tấ t nhiên, sự nghiệp
bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội dù trong thời kỳ lịch sử
nào cũng là hội tụ nỗ lực đóng góp của mọi người dân, không
những dân chúng sở tại mà còn là lòng dân của cả nước. Song,
trong phạm vi cuốn sách, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu những
nhân vật lịch sử thuộc lĩnh vực tổ chức và hoạt động quân sự, mà
sự đóng góp của họ điển hình cho những giá trị văn hóa lịch sử
quân sự mang tính đặc thù của Thăng Long - Hà Nội.
Ngay từ thòi dựng nưốc, tư tưởng yêu nước của dân tộc đã được
kết tinh đến đỉnh cao trong những biểu tượng văn hóa quân sự của
Thàng Long - Hà Nội, gắn liền với các nhân vật truyền thuyết và
nhân vật vừa mang tính truyền thuyết, vừa mang tính lịch sử.
Đến thời Bắc thuộc, tinh thần bất k huất của người Việt chống ách
đô hộ và đồng hóa của phương Bắc đã được thổi bùng bằng các cuộc
khởi nghĩa liên tục diễn ra, nêu cao ý chí quật cường, quyết tâm
giành độc lập tụ chủ. Gắn với các cuộc khỏi nghĩa đó là nhiều tài
năng, anh hùng, nhân vật lịch sử quân sự. Đặc biệt, cao trào đấu
tran h của nhân dân ta chấm dứt thời Bắc thuộc đã gắn với các tên
tuôì của những bậc anh hùng, những danh nhân quân sự đã đem
lại quyền tự chủ cho dân tộc.
Sự đóng góp của các nhân vật lịch sử quân sự trong bảo vệ,
giải phóng Thăng Long - Hà Nội từ thời kỳ nhà Lý định đô qua các
triều đại phong kiến độc lập đã mang ý nghĩa nền quân sự của một
quốc gia độc lập có chủ quyền nhằm bảo vệ đất nưóc. Đến thời nhà
Trần, sự dóng góp của các nhân vật lịch sử quân sự bảo vệ, giải
phóng Thăng Long - Hà Nội mang ý nghĩa tiến hành những chiến
dịch của chiến tran h giải phóng trong khuôn khổ các cuộc chiến
tran h bảo vệ đất nước chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh, sự đóng
góp của các nhân vật lịch sử quân sự trong sự nghiệp bảo vệ, giải
phóng Thăng Long - Hà Nội chủ yếu là đóng góp cho chiến tranh
8
toàn dán giải phóng đất nưỏc. Khi nghĩa quân Tây Sơn phôi hợp
vói quân và dân Thăng Long đại phá quân xâm lược Mãn Thanh,
các nhân vật lịch sử quân sự đã có những đóng góp lốn lao đê phát
triển đến đỉnh cao nghệ th u ật chiến tran h toàn dân bảo vệ đất
nước trong thòi đại phong kiến, nghệ th u ật tổng tiến công của các
binh đoàn chủ lực phôi hợp với sự nổi dậy rộng khắp tự giải phóng
của dân chúng kinh thành. Sự đóng góp của các nhân vật lịch sử
quân sự trong kháng chiến chống Pháp tại Hà Nội dưới triều
Nguyễn gắn VỚI các chí sĩ trong công cuộc tử thủ tại Hà thành, để
lại khí phách bất khuất, không chùn bưốc trước kẻ thù. Sau khi
Hà Nội rơi vào tay giặc, cuộc kháng Pháp vẫn tiếp tục bùng nổ vối
sự đóng góp đa dạng của quân và dân Hà thành, trong đó có những
lực lượng xã hội vổi tư tưởng, cách thức mới mẻ.
Sự đóng góp của các nhân vật lịch sử quân sự bảo vệ, giải
phóng Thăng Long - Hà Nội trong thời đại mói dưới sự lãnh đạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam một m ặt
kế thừa tin h hoa lịch sử - văn hóa quân sự của thòi đại phong kiến,
m ặt khác là sự phát triển mới vê chất của những giá trị văn hóa
quân sự cách mạng. Nhiều nhân vật lịch sử quân sự tiêu biểu đóng
góp trực tiếp cho Thủ đô Hà Nội, từ các vị lãnh tụ tối cao của Đảng
đến các vị tướng lĩnh, chỉ huy bộ đội, n hất là trong khỏi nghĩa
giành chính quyền thắng lợi, trong chiến đâu ghìm chân địch tại
Thủ đô khi mở đầu toàn quốc kháng chiến. Trong thời kỳ kháng
chiến chông Mỹ, cứu nước, cuộc chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh
dùng của quân và dân Thủ đô Hà Nội chống chiến tran h phá hoại
bằng không quân của đế quốc Mỹ đã để lại giá trị văn hóa quân sự
quan trọng về từng bưổc hình thành, phát triển chiến tran h nhân
dân Thủ dô chông lại vũ khí hiện đại nhất của địch chứa đựng
không ít hàm lượng công nghệ cao tính đến thời điểm đó. Cuộc
chiến đấu này đã xuất hiện những cán bộ lãnh đạo và chỉ huy
chiến lược tài giỏi, những Anh hùng lực lượng vũ trang, những cán
bộ chỉ huy xuất sắc, những gúơng chiến đâu dũng cảm, lập nhiều
9
chiến công cùng sự hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ và các
tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Như vậy, vùng đất Thăng Long - Hà Nội có hàng nghìn năm
văn hiến và là miền “địa linh, nhân kiệt”, đi đầu trong cuộc đấu
tran h bển bi’ chống chính sách đồng hóa của ngoại bang; là nơi
đóng góp nhiều chiến công hiên hách - những chiến th ắn g m ang ý
nghĩa quyết chiến chiến lược then chô’t; là nơi tỏa sáng nhiều tài
năng, anh hùng, nhân vật lịch sử quân sự. Và tấ t nhiên, nơi đây
cũng diễn ra những sự kiện tiêu biểu mà qua đó có thế rú t ra bài
học kinh nghiệm hữu ích cho công cuộc bảo vệ đ ất nước hiện nay.
Trong lịch sử dân tộc, kể cả khi không là kinh đô, th ủ đô thì sự
nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội vẫn là điểm hội tụ
những nét đẹp trong truyền thông văn hóa quân sự của dân tộc.
Và nói đến truyền thống văn hóa quân sự chống ngoại xâm của
dân tộc thì không thể không nói đến những nhân vật lịch sử quân
sự tiêu biểu nơi đây.
Sự tiếp nôi từ gốc rễ, cội nguồn ý thức gắn kết cộng đồng, đoàn
kết quân dân, đoàn kết tướng sĩ... cũng được k ết tụ từ nơi đây.
Truyền thông hạ quyết tâm chiến đấu gắn với khích lệ tinh thần
chiến đấu của nhân dân và tướng sĩ bằng cách động viên lòng yêu
nưốc, ý chí căm thù giặc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc và
đoàn kết toàn dân... cũng khởi nguồn từ T hăng Long - Hà Nội vối
"Bài thơ Thần" trên sông Như Nguyệt, với "Hịch tướng s ĩ' và tiếng
hô "Sát Thát”, VỚI lời thê sắt son “Quyết tủ cho Tô quốc quyết sin h ”,
đê quân và dân Thăng Long - Hà Nội cùng vói quân và dân cả
nước lập nên bao chiến công hiển hách. Đó cũng chính là nền móng
vững chắc không thể thiếu để chúng ta kê thừa, phát triển và vận
dụng sáng tạo vào sự nghiệp bảo vệ T hủ đô Hà Nội trong bối cảnh
thòi đại hiện nay.
Khi lược khảo về những nhân vật lịch sử quân sự tiêu biểu
trong sự nghiệp bảo vệ, giải phóng T hăng Long - Hà Nội, không
thể không gắn vối sự khái quát những n ét chính yếu n h ấ t trong
10
bối cảnh lịch sử, n h ất là về phương diện chính trị - quân sự, của
từng thời kỳ. Đồng thời, đê làm tâng giá trị hiện thực cho quá
trình lược khảo, không thê chỉ đơn thuần giới thiệu về thân thế, sự
nghiệp của từng nhân vật lịch sử, mà quan trọng hơn là cô gắng
đúc rú t những khái quát bước đầu về sự đóng góp chung cho quá
trình p h á t triển tư tưởng quân sự bảo vệ, giải phóng Thăng Long -
Hà Nội qua từng thời kỳ lịch sử.
Một khía cạnh khác mà các tác giả cuốn sách rấ t mong nhận
được sự chia sẻ và lượng thứ của độc giả là về vấn đề tư liệu lịch
sử. Trên thực tế, những nguồn sử liệu thành vãn của nước ta
không nhiều. Sử liệu vê thời kỳ tiền Thăng Long hầu như chỉ là
truyền thuyết. Các bộ cô sử chép vê' thời kỳ lịch sử thành văn sau
đó đa sô' cũng bị th ấ t lạc. Những pho cô sủ còn lại như A n N am chí
lược, Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử,
Khăm đinh Việt sử thông giám cương mục... thì cũng có nhiều sự
kiện lịch sử dược chép không thôYig nhất. Nguồn sử liệu được khai
thác qua hệ thôYig văn bia, các thần tích, thần phả, ngọc phả...
trong dân gian cũng chưa được định danh và hiệu đính một cách
chính thông. Chính vì vậy, việc thực hiện cuôn sách này sẽ không
thể trán h khỏi thiếu sót.
Các tác giả cuốn sách cũng rất mong nhận được sự chia sẻ và
lượng thứ của độc giả là về vấn đề danh sách các nhân vật lịch sử
quân sự được nêu trong cuôn sách. Do dung lượng có hạn của cuốn
sách và do chưa có điều kiện, thòi gian để nghiên cứu đầy đủ nên
cuổn sách mới đề cập dưới dạng lược khảo một số nhân vật tiêu biểu
chứ không phải tấ t cả các tài năng, anh hùng trong sự nghiệp bảo
vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội. Các nhân vật được để cập ở
đây, mới chỉ giới hạn ở sự đóng góp về lý luận và thực tiễn quân sự
của họ đối với Thăng Long - Hà Nội mà chưa phải là toàn bộ đóng
góp của họ đôi với sự nghiệp bảo vệ, giải phóng đất nước.
Tuy nhiên, VỚI lòng tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, với sự
thành kính muôVi tháp một nén hương thơm tôn vinh những ngùời
11
có công với nước, các tác giả m ạnh dạn cho ra m ắt độc giả cuốn
sách nhỏ này. Chúng tôi hy vọng ít nhiều góp thêm một cách nhìn
trân trọng đối với lịch sử hào hùng của dân tộc nói chung, lịch sử
sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Đó là
lịch sử của một dân tộc mà dựng nước luôn đi đôi vối giữ nước như
một tắt yếu thép và một giá trị truyền thông, đã chảy suốt chiều
dài thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội xưa, đang th ể hiện sống
động trong đời sông hiện thực của Thăng Long - Hà Nội nay, và sẽ
tiếp tục đồng hành với tương lai tươi sáng của T hăng Long - Hà
Nội muôn đời sau.
Hà Nội, mùa Xuân Canh Dần 2010
Thiếu tướng, GS. TS. N guyễn Văn Tài
Đại tá, PGS. TS. Văn Đức T hanh
12
Phẩn thứ nhất
NHÂN VẬT LỊCH sử QUÂN s ự TIÊU BIỂU
TRONG THỜI KỲ TIẾN THĂNG LONG
1. VÀI NÉT VỂ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ -
QUÂN S ự CỦA ĐẤT NƯỚC
Nưóc ta ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, nằm trên
các đầu mối giao thông tự nhiên nối liền đại lục với đại dương. Đây
cũng là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi giữa các dân tộc trên
đất liền và hải đảo. Vì thế, nước ta ở vị trí mà từ thòi xa xưa cho đến
thòi hiện đại, bất cứ một thê lực chính trị - quân sự nào có ý đồ bành
trướng xuống Đông Nam A đểu muốn tìm cách thôn tính, nhằm lập
một đầu cầu chiến lược cho kê hoạch bành trưống của mình. Yêu cầu
đặt ra cho dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước là phải chiến đấu
chông các th ế lực xâm lược từ bên ngoài và yêu cầu đó càng ngày
càng trở nên bức thiết. Thực tế cho thấy, dân tộc ta không bao giờ
chịu khuất phục, kiên quyết đứng lên chiến đâu, lập nhiều chiến
công, đánh bại mọi đạo quân xâm lược, giữ vững non sông gấm vóc.
Lịch sử Việt Nam thời dựng nước và Bắc thuộc chỉ còn được
lưu truyền tới ngày nay hầu như qua các truyền thuyết. Ngay cả
các nhà sử học cũng chỉ gọi thòi kỳ này dưới cái tên “ngoại kỷ”,
điển hình như trong Đại Việt sử ký toàn thư. Đó là thời kỳ mà “gốc
ở dã sử,... không có niên biếu, thứ tự các đời vua truyền nhau
không thể biết được”1. Chỉ khi chính thể nhà nước phong kiến
1. Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Đại 'Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1998, t.I, tr. 103.
13
chính thức được thiết lập ở nước ta, cụ thê từ triều Ngô, thì các sự
kiện lịch sử mới được coi là thuộc “bản kỷ”, dựa trên những cứ liệu
lịch sử thành văn một cách xác định.
Theo Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất vẫn còn lại cho đến giờ,
nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, ra đời
cách đây xấp xỉ 2.700 năm. Truyền thuyết về các tộc người khác
Hán, gọi là người Bách Việt, đã từng được chép trong S ử ký của Tư
Mã Thicn (Trung Quốc). Đại Việt sử ký toàn thư cũng đã ghi lại
truyền thuyết vê kỷ Hồng Bàng với vị vua đầu tiên cai quản
phương Nam là Kinh Dương Vương. Con của Ngài là Lạc Long
Quân, kết hôn cùng con gái của Đế Lai là Au Cơ, sinh ra trăm con
(tục truyền sinh trăm trứng), được COI là tổ của Bách Việt. Có thể
thấy, tổ chức xã hội lúc bấy giờ vẫn còn in đậm dấu ấn của chê độ
thị tộc, bộ lạc, song đã m anh nha tính chất nhà nước phong kiến ở
tập tục cha truyền - con nối.
Thời Hùng Vương, nước ta được đặt tên là Văn Lang, chia làm
15 bộ, song Hùng Vương thực chất vẫn là thủ lĩnh của bộ tộc lớn
nhất, và quyển lực đặc biệt của Người là ở chỗ tiêu biểu cho tinh
thần đại đoàn kết cộng đồng dân tộc Lạc Việt. Dưói Hùng Vương là
các Lạc hầu và Lạc tướng mà hầu hết là thân tộc của vua. Lạc hầu
thực châ't là thủ lĩnh của các bộ tộc nhỏ hơn, được vua giao cho cai
quản một vùng lãnh thổ. Sánh ngang với các Lạc hầu là Lạc tướng,
thực chất là những thú lĩnh quân sự, có thế được giao cho việc binh
chiến trong một vùng lãnh thổ riêng (thường ở nơi biên ải) hoặc
cùng nhau trông coi việc binh của quôc gia nói chung. Vị thê xã hội
của ngưòi dân trong cộng đồng trước hết dựa vào quan hệ thân tộc
trong họ ngoài làng và về sau là hệ chuẩn giàu - nghèo, thậm chí
còn lấn át cả chuẩn chức sắc: “Triều đình trọng tước, hương đảng
trọng sỉ”.
Ngay từ buổi đầu, nưốc Văn Lang của các vua Hùng phải liên
tục đối phó với mối đe dọa ngoại xâm. Và Thăng Long - Hà Nội đã
từng là vùng đất diễn ra những chiến công tiêu biểu. Theo truyền
14
th u y ết dân gian, về đời vua Hùng thứ sáu, nước ta bị giặc Ân xâm
lược. Q uân giặc rất hung bạo và thâm độc, quyết xâm chiếm, nô
dịch nước Văn Lang. Các truyền thuyết, thần tích phổ biến ở vùng
Hà Nội cho biết, bọn giặc thường bắt dân ta cho ngựa đá ăn cỏ,
ngựa không ăn thì chúng giết. Nhà vua đưa quân ra chông cự,
nhưng th ế giặc đang hăng, quân ta phải lui về giữ Vũ Ninh (vùng
đất Bắc Ninh, Bắc Giang). Hùng Vưdng một m ặt thúc giục đem
dân binh đến trợ chiến, m ặt khác sai sứ giả đi rao khắp nơi. mời
người tài giỏi ra giúp nước. N hận được lệnh nhà vua, nhiêu vị tù
trưỏng, thổ hào ở bộ Văn Lang, như các ông N hất Hùng, Nhị
Hùng, Tam Đô, Đinh Thiên Tích, bà Năng Thị Tiêu... hăng hái huy
động traiịtiĩáng trong các làng chạ đi đánh giặc. Truyền thuyết
P h ù Đống Thiên Vương ra đòi trong bỗì cảnh như vậy.
Tiếp đó, cuộc kháng chiến chống Tần là một hoạt động giữ
nước nôi bật ở thời kỳ tiền Thăng Long. Khi nhà Tần “ham sừng
tê, ngà voi, lông trả, ngọc châu và ngọc cơ của đất Việt, bèn sai
Đồ Thư phát 50 vạn binh” tiến đánh nưổc ta, người Việt đều vào
trong rừng ỏ, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ đoàn kết,
đưa người kiệt tu ấn lên làm tướng đế ban đêm ra đánh quân Tần,
đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. Cũng theo truyền thuyết,
cuộc kháng chiến này gắn với sự kiện triều đại Âu Lạc thay th ế
cho triều đại Văn Lang, tuy còn có những cách kiến giải khác
nhau, nhưng có vấn để cần rú t ra là sự cần th iết phải đoàn kết
dân tộc đê chống giặc ngoại xâm. Khi họa xâm lăng của nhà Tần
trở thành hiện thực, đe dọa sự sống còn của cả đại cộng đồng dân
tộc thì yêu cầu đặt ra lúc này là cần phải có người tài dẫn dắt,
lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi, và Thục Phán (An Dương
Vương) qua thử thách thực tê chông Tần đã đáp ứng được yêu cầu
cấp bách ấy.
Thục An Dương Vương tiếp nôi thời đại Hùng Vương và đặt
tên nước ta là Âu Lạc. v ề chính thể, bắt đầu có sự thiết lập bộ máy
cai trị theo kiểu triều đình, tấ t nhiên là chưa hoàn chình. Hai “bộ”
15
quan trọng nhất (và có thê là duy nhất) là nghề nông và việc binh
được giao cho nhùng vị phụ tá tài năng: Nồi Hầu và Cao Lỗ. Làng
xã bắt đầu ổn định và dần dần hoàn thiện. Nghề nông đã tập
trung vào công việc khẩn hoang, tiếp tục đắp đê ngăn lụt và coi
việc hộ đê là công việc quan trọng sống còn. Cùng vối nghề nông,
nghê' thủ công như dệt cửi, làm chiếu, nung gạch ngói, chế tạo đồ
gốm, thợ rèn... khá phát triển. Việc binh đã bắt đầu có tính chuyên
biệt và có nhũng bước tiến đáng khâm phục như xây dựng thành
lũy, chế tạo vũ khí, rèn luyện binh lính... Tiêu biểu n h ất là Thục
An Dương Vương đã cho xây dựng thành cổ Loa, nơi đây vừa làm
trung tâm của kinh đô mâi, vừa làm thị thành để phát triển sản
xuất thủ công nghiệp, vừa làm quân thành để chống lại nguy cơ
giặc ngoại xâm.
Thắng lợi của quân dân Âu Lạc chống quân xâm lược Triệu Đà
là một chiến cóng tiêu biểu trong thời kỳ này. Nhờ những quyết
sách đúng đắn của Nhà nước Au Lạc và tinh thần q u ật khởi của
người Việt mà quân Triệu Đà bị chặn đánh và chịu th ấ t bại từ xa.
Song ngay tiếp đó, sự th ất thú thành Cô Loa lại là sự kiện đê lại
bài học cảnh tính về chống “diễn biến hòa bình” ngay từ thuở bình
minh của đât nước. Sau khi Thục An Dương Vương đê m ất nưổc
vào tay quân xâm lược phong kiến phương Bác, dân tộc Việt Nam
rơi vào một thời kỳ đen tôi kéo dài trong lịch sử, thường gọi là thời
Bắc thuộc (thuộc quốc của phong kiến phương Bắc). Các cuộc khởi
nghĩa liên tục nố ra như khởi nghĩa Hai Bà Trứng, Bà Tnệu, Lý Bí,
Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ,
Dương Đình Nghệ... Dĩ nhiên, các cuộc khởi nghĩa đó đều th ất bại
do nhiều nguyên nhân, trong đó, cùng với nguyên nhàn nhỏ yếu về
thực lực quân sự, còn có nguyên nhân hết sức quan trọng là dân ta
thời bấy giò chưa khẳng định được phương thức xây dựng và bảo
vệ đất nước một cách hoàn chỉnh.
Với chính sách nô dịch nhằm đồng hóa dân tộc ta, bọn phong
kiến phương Bắc tìm cách áp đặt nền thông trị từ thể chê chính
16
trị, cách thức cai trị và cắt đặt quan lại, sắp xếp bộ máy đô hộ đến
áp đ ặt văn hóa. Đâ't nước ta trong suô’t thời Bắc thuộc luôn chỉ
được coi là quận huyện, đô hộ phủ, châu... của người Hán, và trước
dó còn bị coi là man di, mọi rợ. Việc cắt đặt quan lại chủ yếu tuyển
từ người Hán. Nho giáo cùng chữ Hán theo chân những đội quân
xâm lược được truyền bằng con đường bạo lực và chiếm vị trí hệ tư
tưởng duy nhất. Khá nhiều phong tục, tập quán, lễ nghi của người
H án như ăn, mặc, ở, chào hỏi, lễ Tết, hiếu, hỉ... cũng được du nhập
vào nước ta. Nhưng, chính sách đồng hóa đó không k h u ât phục nổi
sức sống m ãnh liệt của bản sắc dân tộc Việt. Ông cha ta sẵn sàng
mỏ cửa đón nhận tinh hoa văn hóa Hán, nhưng bao giờ cũng “Việt
hóa” một cách triệt để, vừa biến những cái hay, cái đẹp thành của
mình, vừa khắng định mạnh mẽ sức sống của bản sắc dân tộc.
Người Hán có thể áp đặt nền cai trị ở cấp trung ương và một sô"
trung tâm kinh tế - chính trị, nhưng không thể xâm thực được vào
các dịa phương, bởi làng xã Việt luôn là pháo đài vững chắc bảo vệ
những di sản văn hóa riêng của mình.
Với Chiến thắng quân Nam H án trên sông Bạch Đằng lịch sử
(năm 938), mở ra ký nguyên độc lập, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc,
giành độc lập tự chu cho đất nưỏc và bước đầu giải quyết một
cách cơ bản vấn đề thiết lập Nhà nước phong kiến, Ngô Quyền
được coi là “Vua mưu tài đánh giỏi, làm nên công tái tạo, đứng
đầu các vu a”1. Đến thời nhà Ngô, quy lu ật dựng nước đi đôi vâi
giũ nưốc đã p h át huy tác dụng một cách hoàn toàn rõ nét trong
lịch sử dân tộc và trở th àn h nhiệm vụ đòi hỏi N hà nưốc phong
kiến tập quyển Việt Nam phải tập tru n g giải quyết trước hết và
trên hết. Các triều đại phong kiến tự chủ vê sau đểu phải dựa
trên nền móng ấy.
1. Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I,
tr. 204.
Đ Ạ IH Ộ C ? :L (ỈN G ;J V
ỊỊNG TẤM HỌO LI I ï ï I
17