Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
![[Luận văn]tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện bình giang,](https://storage.googleapis.com/cloud_leafy_production/1687773427200_1687773421619_391-0.png)
[Luận văn]tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện bình giang,
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------
VŨ HỒNG QUANG
.
TỐI ƯU HOÁ CÁC NGUỒN LỰC SẢN XUẤT
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN HÙNG
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Vũ Hồng Quang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới
tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cám ơn tới thầy giáo - TS. Phạm Văn Hùng - người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Phân tích định
lượng; các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Khoa Sau Đại
học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan: Trung tâm Tài nguyên thực vật -
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được đi học;
Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Phòng Địa chính, Phòng Thống kê,
Phòng Nông nghiệp huyện Bình Giang, Hải Dương; Uỷ ban nhân dân và bà
con các xã: Tân Hồng, Thái Hoà, Long Xuyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu và nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất
cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2008
Tác giả
Vũ Hồng Quang
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
1. MỞ ĐẦU i
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.2 Vai trò của tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất và phát triển
kinh tế hộ nông dân 11
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất
và phát triển kinh tế hộ nông dân 13
2.4 Một số phương pháp xác định tối ưu các nguồn lực sản xuất 16
2.5 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân một số nước
và ở Việt Nam 20
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
iv
4.1 Tình hình phát triển kinh tế huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương từ năm 2005 đến nay 52
4.1.1 Tình hình phát triển kinh tế huyện Bình Giang từ 2005 – 2007 52
4.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp qua 3 năm 2005 – 2007 53
4.1.3 Tình hình phát triển CN-TTCN qua 3 năm 2005 - 2007 57
4.2 Đánh giá sử dụng nguồn lực và kinh tế hộ nông dân qua kết
quả điều tra 59
4.2.1 Thực trạng nguồn lực và sử dụng các nguồn lực của các hộ
nông dân 59
4.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân năm 2007 67
4.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến kết quả sản
xuất của hộ nông dân 69
4.3.1 So sánh quy mô nguồn lực giữa các loại hộ 69
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ 71
4.3.3 Ảnh hưởng của yếu tố giống và kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất
một số cây trồng vật nuôi chính tại các hộ điều tra 78
4.4 Tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển
kinh tế hộ nông dân 84
4.4.1 Giả thiết và xác định các ràng buộc của mô hình 84
4.4.2 Mô phỏng các mức độ thay đổi của điều kiện nguồn lực 86
4.4.3 Kết quả tối ưu của nhóm hộ trồng trọt 87
4.4.4 Kết quả tối ưu đối với nhóm hộ nông nghiệp 94
4.4.5 Kết quả tối ưu đối với nhóm hộ kiêm ngành nghề và hộ kiêm
làm thuê 101
4.5 Cơ sở khoa học, định hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ
yếu tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển
kinh tế hộ nông dân đến năm 2015 108
v
4.5.1. Cơ sở khoa học tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực để phát triển
kinh tế hộ nông dân huyện Bình Giang 108
4.5.2 Định hướng tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển
kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Giang 109
4.5.3 Mục tiêu tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển
kinh tế hộ nông dân huyện Bình Giang 110
4.5.4 Những giải pháp chủ yếu 111
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
5.1 Kết luận 118
5.2 Kiến nghị 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 125
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCN-CN Bán công nghiệp – công nghiệp
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
CN-TTCN-XD Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
DT Diện tích
DV Dịch vụ
ĐVT Đơn vị tính
GT- XD Giao thông-xây dựng
LĐNN Lao động nông nghiệp
ng.đ Nghìn đồng
ng.ng Ngày-người
NN Nông nghiệp
PA Phương án
PTNT Phát triển nông thôn
RB Ràng buộc
SL Số lượng, sản lượng
TM Thương mại
TNHH Thu nhập hỗn hợp
TSCĐ Tài sản cố định
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1: Tình hình đất đai của huyện Bình Giang trong 3 năm (2005 –
2007) 30
3.2: Dân số và mật độ dân số huyện Bình Giang năm 2007 32
3.3: Tình hình dân số huyện Bình Giang năm 2007 33
3.4: Tình hình lao động huyện Bình Giang năm 2007 34
3.5: Mẫu điều tra 39
3.6: Phương hướng tối ưu các nguồn lực sản xuất trong hộ nông dân 41
4.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Bình Giang từ năm
2005 - 2007 52
4.2: Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính 53
4.3: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua 3 năm 2005 - 2007 55
4.4: Tình hình phát triển CN-TTCN qua 3 năm 2005 - 2007 57
4.5: Đất đai bình quân của các hộ nông dân điều tra năm 2007 60
4.6: Thực trạng lao động tại các hộ điều tra năm 2007 62
4.7: Vốn bình quân của một hộ điều tra năm 2007 65
4.8: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân năm 2007 68
4.9: So sánh quy mô đất đai giữa các loại hộ 70
4.10: So sánh quy mô vốn giữa các loại hộ 70
4.11: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông
dân điều tra theo nhóm hộ 72
4.12: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông
dân điều tra theo loại hộ 76
4.13: Kết quả ước lượng hàm sản xuất 80
4.14: Kết quả sản xuất một số giống lúa chính tại các hộ điều tra 82
viii
4.15: Kết quả chi phí bình quân 1kg lợn thịt hơi theo các hình thức
chăn nuôi 84
4.16: Giả thiết các mức độ thay đổi của điều kiện nguồn lực 87
4.17: Kết quả sản xuất của hộ bình quân nhóm hộ trồng trọt 88
4.18: Nguồn lực thực tế và nguồn lực có khả năng khai thác của hộ
bình quân nhóm hộ trồng trọt 89
4.19: Chi phí, lợi nhuận bình quân của các loại hình sản xuất 90
4.20: Các biến sử dụng trong mô hình 91
4.21: Kết quả sử dụng nguồn lực của các phương án tối ưu nhóm hộ
trồng trọt 92
4.22: Kết quả sản xuất của các các phương án tối ưu nhóm hộ trồng trọt 93
4.23: Kết quả sản xuất của hộ bình quân nhóm hộ nông nghiệp 95
4.24: Nguồn lực thực tế và nguồn lực có khả năng khai thác của hộ
bình quân nhóm hộ nông nghiệp 96
4.25: Chi phí, lợi nhuận bình quân của các loại hình sản xuất nhóm hộ
nông nghiệp 97
4.26: Kết quả sản xuất của các các phương án tối ưu nhóm hộ nông
nghiệp 100
4.27: Kết quả sản xuất của hộ bình quân nhóm hộ kiêm ngành nghề và
nhóm hộ kiêm làm thuê 102
4.28: Nguồn lực thực tế sử dụng và nguồn lực có khả năng khai thác của
hộ bình quân nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê 103
4.29: Chi phí, lợi nhuận bình quân của các loại hình sản xuất nhóm hộ
kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê 104
4.30: Kết quả sản xuất của các các phương án tối ưu nhóm hộ kiêm
ngành nghề và hộ kiêm làm thuê 106
1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hộ nông dân là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và
nền nông nghiệp nói riêng. Kể từ khi công cuộc đổi mới nông nghiệp được tiến
hành một cách toàn diện vào năm 1988, ruộng đất được giao cho các hộ nông
dân canh tác ổn định lâu dài, công việc sản xuất kinh doanh hoàn toàn do các
hộ tự chịu trách nhiệm, kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.
Trong những năm qua bên cạnh những thành quả đã đạt được, phát triển
kinh tế hộ nông dân ở nước ta còn gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là
trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Nền kinh tế quốc dân nói chung và
kinh tế hộ nói riêng được đón nhận nhiều cơ hội cho phát triển nhưng cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, để nắm bắt được những
cơ hội, hạn chế những khó khăn thách thức thì việc sử dụng tối ưu và có hiệu
quả nhất các nguồn lực sản xuất chủ yếu cho phát triển kinh tế hộ nông dân
như: nguồn lực đất đai, lao động, vốn,... các nguồn lực bên ngoài như chính
sách, thị trường có ý nghĩa thực tiễn và đang trở nên hết sức bức thiết.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp
nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân. Các công trình khoa học và những tác
phẩm đã công bố đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về kinh tế hộ nông
dân trên phạm vi toàn quốc hoặc một số vùng cụ thể đã làm phong phú thêm
kiến thức nghiên cứu về kinh tế hộ ở nước ta. Tuy nhiên, kinh tế hộ là một
chủ thể rộng lớn, mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh và phạm vi nhất
định. Mặt khác, trên thực tế luôn có sự vận động và biến đổi không ngừng đặc
biệt là trong quá trình hội nhập sâu và toàn cầu hoá nền kinh tế, vì thế cần
thiết phải có những nghiên cứu mới bổ sung và hoàn thiện. Trong điều kiện cụ
thể của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương - một trong những huyện thuộc
2
vùng Đồng bằng Bắc Bộ - kinh tế nông nghiệp còn giữ vai trò chủ yếu nhưng
chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống việc sử
dụng tối ưu các nguồn lực nhằm phản ánh đúng thực trạng và đưa ra những
giải pháp có tính khoa học nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân nói chung và
kinh tế địa phương nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế
hộ nông dân huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá đúng đắn thực trạng, phân tích rõ những yếu tố ảnh
hưởng và các yếu tố bị hạn chế trong phát triển kinh tế hộ nông dân. Xây
dựng các phương án để khai thác tối ưu các nguồn lực của hộ nông dân nói
riêng và của huyện nói chung. Đề ra những định hướng đúng đắn và các giải
pháp phù hợp để phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương một cách tối ưu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về tối ưu hoá, nguồn lực sản xuất,
phát triển kinh tế hộ nông dân và lý thuyết biên về sử dụng các nguồn lực
trong sản xuất;
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế và sử dụng các nguồn lực
để phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu;
- Xác định rõ những nguyên nhân, phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng các nguồn lực; mô phỏng sự thay đổi các điều kiện có ảnh
hưởng đến việc sử dụng nguồn lực và phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa
bàn nghiên cứu;
3
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế hộ
nông dân trên địa bàn nghiên cứu một cách tối ưu trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề về lý luận về tối ưu hoá, nguồn lực và phát triển kinh tế hộ
nông dân.
- Những vấn đề thực tiễn về tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực trong phát
triển kinh tế hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là sẽ điều tra, khảo
sát, đánh giá những hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Lý thuyết sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế thị trường.
+ Phân tích thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân và tình
hình sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế hộ nông dân.
+ Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu một số nguồn lực sản xuất chủ yếu
gồm: nguồn lực đất đai, nguồn lực lao động và nguồn lực vốn, các nguồn lực
khác cũng được đề cập đến trong đề tài.
+ Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu vận dụng: Hàm sản xuất để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất; các mô hình quy
hoạch để tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế
hộ nông dân; đánh giá khả năng, đề xuất những giải pháp, chính sách phù
hợp phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Phạm vi không gian: trên phạm vi huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
và tại các điểm được lựa chọn.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng tối ưu hoá sử dụng các nguồn
lực nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân năm 2007, đề ra định hướng và giải
pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế
hộ nông dân đến năm 2015.
4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Nguồn lực sản xuất và tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất
2.1.1.1 Nguồn lực sản xuất của kinh tế hộ nông dân
- Khái niệm: Nguồn lực trong nông hộ là năng lực các yếu tố hộ sử dụng
để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các yếu tố đó như:
đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, tiền vốn, trình độ, năng lực quản lý, tiến
hành sản xuất của chủ hộ…[1].
- Đặc điểm nguồn lực của kinh tế hộ nông dân: Mỗi nguồn lực có đặc
điểm riêng song tựu chung lại chúng gồm có các đặc điểm như: do thừa kế;
vừa mang tính sở hữu, vừa có tính sử dụng; nguồn lực hạn hẹp; mang tính
thời vụ; trình độ thấp, lao động thủ công; công cụ đa số còn thô sơ…[1].
- Phân loại nguồn lực của kinh tế hộ nông dân:
+ Nguồn lực trong nông hộ: là những nguồn lực thuộc quyền sở hữu và sử
dụng trực tiếp của nông hộ bao gồm: đất, lao động, vốn, tài sản…của nông hộ.
+ Nguồn lực ngoài nông hộ: là những nguồn lực không thuộc riêng của
hộ, nông hộ chỉ có thể khai thác và vận dụng để phục vụ cho mục tiêu của hộ,
bao gồm: cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ, môi trường, chính sách kinh tế xã
hội…[1].
2.1.1.2. Một số vấn đề về tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất
- Tối ưu hoá: là quá trình cân nhắc tất cả những nhân tố trong một tình
hình nào đó với mục đích tạo được sự hoạt động có hiệu quả nhất hay tối ưu,
tính đến những giới hạn không thể tránh được [2].
Tối ưu hoá còn được xem là một sự xác định việc kết hợp tốt nhất các
đầu vào để đạt một mục tiêu. Tối ưu hoá đề cập đến việc đạt được kết quả lớn
nhất bằng những phương tiện vốn có hoặc đạt được kết quả mong muốn với
5
chi phí ít hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, mọi quyết định kinh tế đều chịu những
ràng buộc nhất định, đó là sự khan hiếm các phương tiện (nguồn lực). Do vậy,
chúng ta đang nói tới "sự tối ưu có ràng buộc", tức là điều tốt nhất có thể đạt
được trong hoàn cảnh tồn tại những hạn chế; khi phải đạt được từ hai mục tiêu
trở lên thì đôi khi phải nói đến "một sự tối ưu trong tối ưu" - tình huống tốt
nhất trong số những tình huống tốt nhất. Ví dụ, chi tiêu của một hộ gia đình bị
ràng buộc bởi thu nhập, tiết kiệm và khả năng vay nợ. Chủ hộ sẽ tìm cách tối
ưu hoá chi tiêu của mình bằng cách phối hợp mà họ cho là tốt nhất ba nguồn
tiền nói trên.
Trong phạm vi một quốc gia, một vùng hay một đơn vị sản xuất, thường
bị ràng buộc bởi sự khan hiếm nguồn lực (tài nguyên, lao động, vốn...) phải
tìm phương án sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực đó để phát triển kinh
tế. Những nhà kinh tế tư sản theo quan điểm hình thức đã xem kinh tế học là
khoa học tối ưu hoá các lựa chọn. Mọi hoạt động của con người được xem là
hoạt động kinh tế khi chúng cho phép đạt được mục tiêu với chi phí ít hơn.
Kỹ thuật tối ưu hoá cho phép không chỉ tìm ra một giải pháp khả thi đối với
các vấn đề phức tạp mà cả một giải pháp tối ưu tuỳ theo tiêu chuẩn tối ưu đã
lựa chọn [2].
- Tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất của kinh tế hộ nông dân:
Sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói
riêng là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau có liên quan
tác động đến quá trình sản xuất. Do vậy, tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất
trong kinh tế hộ nông dân cũng là một vấn đề phức tạp cần được giải quyết
một cách có hệ thống. Đó chính là việc bố trí kế hoạch sản xuất phù hợp với
điều kiện và khả năng của hộ nông dân, khai thác triệt để, bố trí sử dụng một
cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực với mục đích mang lại thu nhập cao
nhất cho người nông dân. Phát hiện ra những yếu tố nguồn lực bị hạn chế, từ đó
6
có những biện pháp và những chính sách tác động kịp thời nhằm đạt được kết
quả lớn nhất trong sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập của hộ nông dân.
Kinh tế hộ nông dân bao gồm các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp, ngành nghề phụ, làm thuê…Trong mỗi ngành sản xuất
lại có nhiều yếu tố sản xuất, nhiều tiểu ngành khác nhau. Các yếu tố sản xuất
và các ngành đó lại trực tiếp có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Vì theo quy luật
khan hiếm của các nguồn lực như nguồn lực đất đai, lao động, vốn…, nếu
ngành này sử dụng nhiều thì ngành kia sẽ phải sử dụng ít đi. Chẳng hạn như
đất đai sử dụng nhiều cho sản xuất cây lương thực thì diện tích trồng cây thực
phẩm chắc chắn sẽ giảm đi và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử
dụng một loạt các yếu tố, các nguồn lực khác. Cũng tương tự như vậy đối với
lao động, nếu sử dụng nhiều lao động cho làm thuê thì lao động cho sản xuất
trồng trọt và chăn nuôi sẽ giảm đi.
Qua đó, có thể thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố sản xuất
trong nội một ngành sản xuất và giữa các ngành sản xuất. Tuy nhiên, nguồn
lực sản xuất không chỉ có sự cạnh tranh mà còn có sự bổ sung, hỗ trợ và tác
động qua lại lẫn nhau giữa các ngành sản xuất như: ngành trồng trọt sẽ tạo ra
sản phẩm làm thức ăn cho ngành chăn nuôi phát triển; ngược lại ngành chăn
nuôi cung cấp sức kéo, phân bón, kích thích ngành trồng trọt phát triển.
Do các nguồn lực sản xuất trong phát triển kinh tế hộ nông dân có mối
quan hệ chặt chẽ, cạnh tranh và bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất
kinh doanh của hộ nông dân, nên việc bố trí sử dụng hợp lý, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực theo hướng tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát
triển kinh tế hộ nông dân có ý nghĩa hết sức cần thiết.
2.1.2 Khái niệm về phát triển kinh tế hộ nông dân
2.1.2.1 Khái niệm về phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế - nó