Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp xem xét vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế
MIỄN PHÍ
Số trang
39
Kích thước
392.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1911

Luận văn tốt nghiệp xem xét vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện của thế giới và khu vực ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN)

thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng. Thực tiễn

và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với

bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của nhân tố bên ngoài, biến nó thành nhân tố bên

trong, thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nước nào thu hút được nhiều và sử

dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì ở nước đó, nền kinh tế phát triển nhanh,

giảm được gánh nợ nước ngoài, vì vậy, trên thế giới đang diễn ra cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút

vốn ĐTNN.

Ở Việt Nam , trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, chính sách hợp tác ĐTNN là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối

ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTNN phục vụ phát

triển kinh tế – xã hội của đất nước là chủ trương nhất quán và lâu dài của đất nước ta.

1

CHƯƠNG I: XEM XÉT VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VỐN:

1.1.1. Phân loại nguồn vốn

* Vốn với tăng trưởng kinh tế bao gồm : vốn sản xuất và vốn đầu tư

Vốn sản xuất: là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ cho quá

trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động

Vốn đầu tư: được hình thành từ vốn sản xuất thông qua hoạt động đầu tư.

+ Vốn đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn

+ Vốn đầu tư vào tài sản lưu động

* Nguồn hình thành vốn sản xuất:

+ Trong nước: - Tiết kiệm dân cư

- Tiết kiệm của chính phủ

- Tiết kiệm của doanh nghiệp

+ Ngoài nước: - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

- Nguồn viện trơ phát triển chính thức ( ODA )

- Nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ ( NGO )

- Nguồn vốn tín dụng thương mại

1.1.2. Cơ sở lý thuyết của vốn tới tăng trưởng kinh tế

MH Harrod Domar

MH Cobb Doughlas

MH Solow

1.1.2.1. MH Harrod Domar

Công thức:

Trong đó:

S : Tỷ lệ tiết kiệm

K : Hệ số ICOR

2

MH cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế và vốn, tỷ lệ nghịch giữa

tăng trưởng và hệ số ICOR

1.1.2.2. MH Cobb Doughlas

Công thức:

Y = A. Kα

.Lβ =>

Trong đó:

A : Công nghệ

MH cho thấy A tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, hay tác động đến tăng

trưởng bền vững

1.1.2.3. MH Solow

Công thức:

Y = f( K, L) => => y = f( k )

Trong đó:

y: Thu nhập bình quân

k : Tích lũy bình quân

Giả thiết: Năng suất lao động cận biên của vốn giảm dần

Quan điểm về tiết kiệm với tăng trưởng kinh tế:

Kt +1 = Kt . (1-δ ) + It

= Kt ( 1- δ ) + St

= Kt ( 1- δ ) + Y.st

kt+1 = kt (1- δ ) + st

Nhận xét:

Năng suất cận biên của vốn giảm dần vì vậy phải giảm mức tăng tích lũy vốn cho phù hợp

với mức tăng của lao động làm cho k tăng đến trạng thái dừng dẫn đến y tiến đến trạng thái dừng.

Như vậy trong dài hạn tỷ lệ tiết kiệm không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, mà chỉ làm cho

mức thu nhập bình quân cao hơn.Tăng trưởng kinh tế khi này phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật

Kết luận

Như vậy trong 3 mô hình xét ở trên, chỉ có MH Harrod Domar xét đến ảnh hưởng của vốn

tới tăng trưởng kinh tế, hai mô hình còn lại chỉ ra mối liên hệ của tăng trưởng với tiến bộ khoa

học kỹ thuật

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!