Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Contents
MỤC LỤC.....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT...............................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH...............................................viii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................xi
DANH MỤC HỘP......................................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
4. Những đóng góp của đề tài...................................................................................................6
4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận..............................................6
4.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của
luận án....................................................................................................................7
5. Cấu trúc luận án....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài...........................................9
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến biến đổi khí hậu
và gắn kết đầu tư công với biến đổi khí hậu..............................................................9
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư công và đầu tư công cấp tỉnh........11
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đầu tư công và
quản lý đầu tư công cấp tỉnh..................................................................................15
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án............................................23
1.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................24
1.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................24
1.2.1.1. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................24
1.2.1.2. Khung phân tích...............................................................................................29
1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu...................................................29
1.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu..................................................33
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CẤP TỈNH
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU................................................35
2.1. Lý luận chung về đầu tư công cấp tỉnh và biến đổi khí hậu........................................35
2.1.1. Đầu tư công cấp tỉnh...............................................................................35
2.1.1.1. Khái niệm và nguồn vốn đầu tư công cấp tỉnh................................................35
2.1.1.2. Đặc điểm đầu tư công cấp tỉnh.........................................................................39
2.1.1.3. Nội dung đầu tư công cấp tỉnh.........................................................................42
2.1.2. Biến đổi khí hậu......................................................................................43
2.1.2.1. Khát quát về biến đổi khí hậu và một số tác động của biến đổi khí hậu đến
kinh tế - xã hội – môi trường........................................................................................43
2.1.2.2. Điều phối hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh...............45
2.1.2.3. Nguồn vốn đầu tư công cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.................45
2.1.2.4. Các chương trình mục tiêu có liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng
xanh...............................................................................................................................46
2.2. Lý luận chung về quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu.....46
2.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều
kiện biến đổi khí hậu..............................................................................................47
2.2.1.1. Khái niệm quản lý đầu tư công cấp tỉnh..........................................................47
2.2.1.2. Mục tiêu của quản lý đầu tư công cấp tỉnh......................................................48
2.2.1.3. Các nguyên tắc chủ yếu của quản lý đầu tư công cấp tỉnh..............................49
2.2.1.4. Cơ chế quản lý đầu tư công cấp tỉnh................................................................50
2.2.2. Nội dung quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu.....52
2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch đầu tư công..................................................................53
2.2.2.2. Công tác tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư công.........................................57
2.2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư công......................................58
2.2.2.4. Công tác phân cấp và phối hợp trong quản lý đầu tư công..............................59
2.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh.........................................60
2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện
biến đổi khí hậu.....................................................................................................63
2.2.4.1. Các nhân tố chủ quan.......................................................................................63
2.2.4.2. Các nhân tố khách quan...................................................................................64
2.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu và bài học rút ra
cho tỉnh Đồng Tháp.................................................................................................................67
2.3.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công có gắn với biến đổi khí hậu
của một số quốc gia trên thế giới............................................................................67
2.3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư công cấp tỉnh và quản lý đầu tư công cấp
tỉnh gắn với biến đổi khí hậu của một số địa phương ở Việt Nam.............................69
2.3.3. Bài học rút ra về quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí
hậu cho tỉnh Đồng Tháp.........................................................................................74
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP..........................................76
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp và ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đến quản lý đầu tư công tỉnh Đồng Tháp......................................................................76
3.1.1. Về vị trí địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp..........................76
3.1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên......................................................................76
3.1.1.2. Về kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp.................................................................77
3.1.2. Một số tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đầu tư công và quản lý đầu
tư công tỉnh Đồng Tháp.........................................................................................80
3.2. Thực trạng đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2011-2018........................................................................................................................84
3.2.1. Đầu tư công thích ứng biến đổi khí hậu phân theo nguồn vốn đầu tư ở Đồng
Tháp.....................................................................................................................84
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công thích ứng biến đổi khí hậu phân theo
ngành, lĩnh vực ở Đồng Tháp.................................................................................87
3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công thích ứng biến đổi khí hậu phân theo vùng
ở Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018.........................................................................90
3.3. Thực trạng quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2011-2018.................................................................................................................92
3.3.1. Công tác lập kế hoạch đầu tư công..........................................................93
3.3.1.1. Quản lý công tác đề xuất chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công
.......................................................................................................................................93
3.3.1.2. Quản lý công tác tác lập, thẩm định lựa chọn và phê duyệt chương trình, dự án
đầu tư công....................................................................................................................95
3.3.1.3. Quản lý công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công.................................99
3.3.2. Công tác tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư công.................................101
3.3.2.1. Công tác quản lý đầu thầu..............................................................................102
3.3.2.2. Quản lý thực hiện thi công xây dựng công trình............................................104
3.3.2.3. Quản lý điều chỉnh dự án đầu tư công...........................................................105
3.3.2.4. Hoàn thành, bàn giao đưa dự án đầu tư công vào vận hành sử dụng.............107
3.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư công..............................109
3.3.4. Công tác phân cấp và phối hợp quản lý đầu tư công...............................112
3.3.5. Nhận xét chung về kết quả quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí
hậu ở Đồng Tháp từ kết quả nghiên cứu điều tra...................................................114
3.4. Đánh giá chung quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2011-2018.....................................................................................................118
3.4.1. Những thành tựu...................................................................................118
3.4.1.1. Kết quả các khâu trong chu trình quản lý đầu tư công cấp tỉnh về cơ bản đã
được thực hiện khá đầy đủ theo các quy định chung về ĐTC, hoàn thiện dần và tiến bộ
nhất định......................................................................................................................118
4.4.1.2. Kết quả quản lý đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải
thiện thu nhập bình quân đầu người của tỉnh..............................................................120
3.4.1.3. Kết quả quản lý đầu tư công góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh..............................................................................................................................122
3.4.1.4. Kết quản quản lý đầu tư công góp phần làm cải thiện môi trường đầu tư của
tỉnh..............................................................................................................................124
3.4.1.5. Kết quả quản lý đầu tư công góp phần cải thiện về mặt xã hội, môi trường. 126
3.4.2. Hạn chế................................................................................................129
3.4.2.1. Kết quả thực hiện các nội dung của chu trình quản lý đầu tư công cấp tỉnh vẫn
còn một số hạn chế......................................................................................................129
3.4.2.2. Các hạn chế khác...........................................................................................130
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế............................................................................132
3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan...................................................................................132
3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan...............................................................................135
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM
2025................................................................................................................137
4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025....................137
4.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Đồng Tháp...................................................................................................137
4.1.1.1 Các điểm mạnh...............................................................................................137
4.1.1.2. Các điểm yếu..................................................................................................138
4.1.1.3. Các cơ hội......................................................................................................139
4.1.1.4. Các thách thức................................................................................................140
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm
2025....................................................................................................................141
4.1.2.1. Quan điểm phát triển......................................................................................141
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển.........................................................................................142
4.2. Định hướng tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại
tỉnh Đồng Tháp......................................................................................................................143
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh
Đồng Tháp.............................................................................................................................145
4.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch chung và đổi mới cách
làm đầu tư công để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công đến từng loại đầu
tư công................................................................................................................145
4.3.1.1. Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới
quản lý đầu tư công gắn với nhiệm vụ thích ứng biến đổi khí hậu, phòng tránh rủi ro
thiên tai........................................................................................................................145
4.3.1.2. Đổi mới cách làm công tác quy hoạch, kế hoạch hóa hoạt động đầu tư nói
chung và đầu tư công nói riêng trên địa bàn Tỉnh......................................................146
4.3.1.3. Nâng cao chất lượng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
công.............................................................................................................................147
4.3.1.4. Đổi mới và hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng...................................148
4.3.1.5. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu..........................................................148
4.3.1.6. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và siết chặt kỹ luật đối với việc điều chỉnh dự
án đầu tư công.............................................................................................................149
4.3.1.7. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trên địa
bàn tỉnh nói chung và dự án thích ứng biến đổi khí hậu.............................................150
4.3.1.8. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đầu tư công và công tác thanh tra, kiểm
tra tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu..............150
4.3.1.9. Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực
quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu.................................................152
4.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư công và đổi mới cách làm
đầu tư công để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công đến từng loại đầu tư
công trong điều kiện biến đổi khí hậu....................................................................153
4.3.2.1 Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp (trong đó cải cách thủ tục hành chính là quan trọng nhất, nâng cao tính cạnh
tranh nền kinh tế của Tỉnh. Chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn thích ứng với
biến đổi khí hậu).........................................................................................................153
4.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư
phát triển nói chung, cho ứng phó biến đổi khí hậu nói riêng....................................153
4.3.2.3 Hợp tác, liên kết đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư – thương mại – du
lịch của Tỉnh và chú trọng hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.................................155
4.3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý nhằm khai
thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm giảm thiều ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến công tác quản lý đầu tư công................................156
4.3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực thích ứng ứng biến đổi khí
hậu...............................................................................................................................156
4.3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công theo vùng thích ứng biến đổi khí hậu........159
4.3.4. Cơ chế chính sách ưu đãi chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ cảnh
báo sớm biến đổi khí hậu và phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực vùng
đồng bằng sông Cửu Long trong đó có tỉnh Đồng Tháp.........................................160
4.4.5. Cơ chế, chính sách bảo trợ xã hội bằng lập quỹ, với cơ chế hoạt động cụ thể
và quản trị minh bạch tập trung vào đối tượng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, rủi
ro thiên tai gây ra trong đó tập trung vào giáo dục, y tế và giảm nghèo..................161
KẾT LUẬN..............................................................................................................163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH
........................................................................................................................165
PHỤ LỤC.................................................................................................................173
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Cụm từ viết tắt Diễn giải
BĐKH BĐKH
CCKT Cơ cấu kinh tế
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN-XD Công nghiệp - xây dựng
CQĐP/CQTW Chính quyền ĐP/ Chính quyền trung ương
CSHT Cở sở hạ tầng
DA/ DAĐT Dự án/ Dự án đầu tư
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐP ĐP
ĐTC/QLĐTC Đầu tư công/ Quản lý đầu tư công
ĐTPT Đầu tư phát triển
ĐTXD Đầu tư xây dựng
GPMB Giải phóng mặt bằng
GRDP Tổng sản phẩm nội tỉnh
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
HQĐT Hiệu quả đầu tư
HTX Hợp tác xã
KCHT Kết cấu hạ tầng
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KHCN Khoa học công nghệ
KTXH Kinh tế-xã hội
MTQG Mục tiêu quốc gia
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSĐP/NSTW Ngân sách ĐP/ Ngân sách Trung ương
NSNN Ngân sách Nhà nước
PCT Phó chủ tịch
PTKT Phát triển kinh tế
QLDA Quản lý dự án
QLĐT Quản lý đầu tư
QLNN Quản lý Nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
TM-CN Thương mai - Công nghiệp
TM-DV Thương mai - dịch vụ
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TSCĐ Tài sản cố định
TTKT Tăng trưởng kinh tế
TTX Tăng trưởng xanh
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Cụm từ viết tắt Diễn giải
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
(The Asian Development Bank)
EU Liên minh châu Âu
(European Union)
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)
GRDP
Tổng sản phẩm nội tỉnh
(Gross Regional Domestic Product)
ICOR Hệ số sử dụng vốn
(Incremental Capital - Output Rati)
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(International Monetary Fund)
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH
(Intergovermental Panel on Climate Change)
M&E Giám sát và đánh giá
(Monitoring & Evaluation)
NGO Tổ chức phi chính phủ
(Non-Governmental Qrganization)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
PA
Lý thuyết quan hệ người chủ - người thừa hành
(Principal-Agent Theory)
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index)
PI Đầu tư công
(Public Investment)
PIM Quản lý đầu tư công
(Public Investment Management)
PIMAC Trung tâm Quản lý Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Công cộng và Tư nhân
(Public and Private Infrastructure Investment Management Center )
PPP Hợp tác công - tư
(Public - Private Partner)
R&D Nghiên cứu và phát triển
(Research & Development )
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dự kiến phân bổ và thực tế phiếu điều tra số 1........................................................32
Bảng 1.2. Dự kiến phân bổ và thực tế phiếu điều tra số 2........................................................33
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về “Mức độ xảy ra các hiện tượng thời tiết của BĐKH tại tỉnh
Đồng Tháp trong thời gian gần đây”.........................................................................................83
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá “BĐKH ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người dân ở
Đồng Tháp”...............................................................................................................................84
Bảng 3.4. Qui mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư công thích ứng BĐKH phân theo nguồn vốn ở
Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2018............................................................................................85
Bảng 3.5. Quy mô và cơ cấu đầu tư công thích ứng BĐKH theo ngành, lĩnh vực ở Đồng Tháp
giai đoạn 2011-2018..................................................................................................................87
Bảng 3.8. Cơ cấu ĐTC ứng phó BĐKH tỉnh Đồng Tháp theo mục tiêu Thích ứng va theo mục
tiêu Giảm nhẹ............................................................................................................................89
Bảng 3.9: Qui mô và cơ cấu vốn ĐTC thích ứng BĐKH phân theo vùng ở Đồng Tháp giai
đoạn 2011-2018.........................................................................................................................91
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá về “Cơ chế, chính sách đầu tư công”..........................................94
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá về “Đề suất chủ trương, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công”......94
Bảng 3.12. Tình hình thẩm định các dự án đầu tư công tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018
...................................................................................................................................................95
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá về “Lập chương trình, dự án đầu tư công”.................................97
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá về “Thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án đầu tư công” 98
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá về “Triển khai thực hiện chương trình, dự án đầu tư công”.....101
Bảng 3.16. Số dự án đầu tư công thực hiện lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011-2018.............102
Bảng 3.17. Số dự án đầu tư công chậm tiến độ thi công và các nguyên nhân........................104
Bảng 3.18. Tỷ lệ số dự án đầu tư công phải điều chỉnh..........................................................105
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá về “Điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công”....................106
Bảng 3.20. Số dự án đầu tư công kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng........................107
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá về “Vận hàng chương trình, dự án đầu tư công”......................107
Bảng 3.22. Kết quả đánh giá về “Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành chương trình, dự
án đầu tư công”.......................................................................................................................111
Bảng 3.23. Vốn ĐTC tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018 theo phân cấp quản lý..............112
Bảng 3.24: Kết quả tổng hợp tính toán thống kê theo từng biến độc lập...............................116
Bảng 3.25: Kết quả tính toán thống kê chung theo biến độc lập............................................117
Bảng 3.26. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018..........121
Bảng 3.27. Cơ cấu kinh tế (theo ngành) của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2018...............122
Bảng 3.28. Chỉ số PCI tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2018................................................124
Bảng 3.29. Kết quả đánh giá “về chất lượng hiện tại của các công trình cơ sở hạ tầng ở Đồng
Tháp”.......................................................................................................................................128
Bảng 3.30. Chỉ số ICOR tỉnh Đồng Tháp giái đoạn 2011-2018.............................................130
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các quan hệ người chủ - người thừa hành trong đầu tư công.......................25
Hình 1.2. Quy trình nhận dạng và phân loại đầu tư công cho BĐKH và TTX.............28
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL........................................76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000-2018..................................78
Biểu đồ 3.2. Điểm số trung bình từng khâu trong chu trình quản lý đầu tư công trong điều
kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp từ kết quả điều tra................................................................115
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Ý kiến của nhóm phỏng vấn về các hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập
mặn..............................................................................................................................83
Hộp 3.2: Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan các ngành, lĩnh vực.........................124
Hộp 3.3: Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan các công trình thích ứng BĐKH......127
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt thực tiễn
Brumby (2008) trong nghiên cứu quản lý đầu tư công (QLĐTC) ở một số quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Bằng việc so sánh hiệu quả và hiệu lực của QLĐTC giữa
các quốc gia với nhau, nghiên cứu chỉ ra chất lượng của tất cả các khâu trong quy trình
QLĐTC của Viêt Nam đạt mức thấp. Trong 8 khâu của quy trình (từ định hướng, phát
triển dự án (DA), sàn lọc bước đầu cho đến thẩm định DA chính thức, đánh giá độc lập
đối với thẩm định, lựa chọn và lập ngân sách….) thì có đến 5 khâu có mức đánh giá
yếu và kém. Vì vậy, muốn tăng cường hiệu quả của QLĐTC trong nổ lực tái cơ cấu
đầu tư công (ĐTC) thì những yếu kém đã chỉ ra ở các khâu quản lý trên cần được ưu
tiên khắc phục. Vũ Cương (2014) cũng cho rằng, từ khi có Luật Đầu tư công ra đời thì
các hệ thống các văn bản dưới luật về ĐTC được xây dựng trong thời gian trước đã lộ
ra nhiều bất cập và không còn phù hợp. Yêu cầu cải thiện ở tất cả các khâu của chu
trình QLĐTC là hết sức cần thiết. Cải thiện hệ thống QLĐTC là một công việc lâu dài,
gắn chặt với quá trình cải cách thể chế và tái cơ cấu ĐTC ở nước ta. Vì vậy, công tác
QLĐTC nói riêng và quản lý đầu tư (QLĐT) nói chung cần phải được tăng cường cải
thiện mới có thể thực hiện tốt yêu cầu đề ra. Đặc biệt trong trường hợp Luật Đầu tư
công (Quốc Hội, 2014) đã được ban hành.
Thực tế niện nay ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tình trạng phát
triển thiếu liên kết vùng trong thời gian qua đã làm cho các địa phượng có sự trùng lặp
trong đầu tư, nhiều địa phương (ĐP) muốn thu hút các nhà đầu tư không ngại “phá
rào” đưa ra nhiều ưu đãi lớn dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến
lợi ích chung cho cả vung. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do còn
thiếu các thể chế về kinh tế Vùng và liên kết vùng cũng như cơ chế điều phối Vùng
trong phát triển Kinh tế - xã hội (KTXH). Để phát triển bền vững, trong QLĐT của các
ĐP trong Vùng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lợi thế tĩnh và các lợi thế động
để có thể giúp khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực hữu hạn của ĐP, giảm sự trùng
lặp trong đầu tư, thu hút đầu tư một cách lành mạnh và giảm tổn thất chung chung cả
Vùng (Huy Vũ, 2014).
Ở vùng ĐBCL, Đồng Tháp là ĐP duy nhất có 2 nhánh sông chính của sông
Mekong (Sông Tiền và sông Hậu) chảy qua trung tâm của vùng ĐBSCL, mang đến
lượng phù sa và nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ phát triển sản xuất nông-thủy sản.
Thủy sản và lúa (vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam) là hai thế mạnh của Tỉnh (UBND
tỉnh Đồng Tháp, 2011). Ngoài ra, do có vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền với các
tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam – Campuchia ra biển, tạo điều kiện
thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngỏ của vùng
Tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (UBND tỉnh Đồng
Tháp, 2014). Do vậy, Đồng Tháp có nhiều thuận lợi cho việc ĐTPT sản xuất nông
nghiệp. Ngoài việc được cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa. Đồng tháp còn có
tuyến hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với
Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho Tỉnh phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu.
Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư nói chung, ĐTC của Tỉnh nói riêng đã
đạt được nhiều kết quả đáng kể. Lượng vốn đầu tư (VĐT) của Tỉnh gia tăng hàng năm
và phân bổ vào các ngành nghề đã giúp cho cơ cấu kinh tế (CCKT) của Tỉnh có sự
chuyển dịch tích cực và hiệu quả giữa các khu vực trong GRDP của Tỉnh. Kinh tế tỉnh
có sự chuyển dịch CCKT theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp. Mức tăng tăng trưởng kinh tế (TTKT) của tỉnh Đồng Tháp
trong thời gian qua vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng khá (Lê Văn Tuấn, 2013).
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được thì Đồng Tháp vẫn còn gặp phải nhiều
khó khăn, một trong các hạn chế trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là ĐTC trên địa bàn
Tỉnh trong thời gian qua là vốn ĐTC còn thiếu so với như cầu ĐTC ở ĐP, công tác
QLĐTC còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ phần nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu.
Điều này dẫn đến việc phân bổ và quản lý vốn ĐTC chưa tập trung, còn tình trạng dàn
trải vốn gây thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó, đầu tư vào các ngành chưa thật sự đi vào
trọng tâm, trọng điểm nên cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, riêng về cơ cấu nguồn
vốn còn quá phụ thuộc nhiều ngân sách Nhà nước (NSNN) (trên 65% tổng vốn ĐTC
trên địa bàn tỉnh, trừ năm 2014 khoảng trên 47%) nên tính chủ động chưa cao trong
công tác QLĐT, nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi phức
tạp, hội nhập toàn cầu và biến đổi khí hậu (BĐKH) hay sức ép từ khi có Luật Đầu tư
công ra đời,…(Lê Văn Tuấn và Từ Quang Phương, 2014; UBND tỉnh Đồng Tháp,
2017).
Ở Việt Nam, ĐBSCL là phần đất cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi
đổ ra biển. Đây là nơi sản xuất nông sản và thủy sản chính cho cả nước (với diện tích
đất nông nghiệp canh tác khoảng trên 2,4 triệu ha và nuôi trồng thủy sản gần 700 ngàn
ha diện tích). Tuy nhiên, các tác động của con người đã làm cho môi trường và tài
nguyên thiên nhiên bị suy thoái, và trở thành vấn đề thách thức lớn cho sự phát triển
bền vững khu vực. Các yếu tố tự nhiên như: Xâm nhập mặn, Đất nhiễm phèn, lũ lụt,
hạn hán…vừa làm cho vùng ĐBSCL có tính đặc thù riêng, nhưng cũng là các yếu tác
động đến chất lượng môi trường của Vùng (Lê Anh Tuấn và Nguyễn Văn Bé, 2008).
Trước thách thức của BĐKH, ĐBSCL là khu vực có nguy cơ ngập rất cao do do
nước biển dâng vì BĐKH. Nếu mực nước biển dâng 100 cm, sẽ có khoảng 38,9% diện
tích có nguy cơ bị ngập (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2016). Tỉnh Đồng Tháp cũng
không nằm ngoài những quy luật và ảnh hưởng chung của khu vực. Tỉnh có vị trí nằm
ở biên giới phía Tây của Vùng nên phần chịu tác động của triều cường, mặn xâm nhập
và nước biển dâng sẽ ít hơn các tỉnh ven biển. Hiện tại Đồng Tháp là tỉnh duy nhất
trong 13 tỉnh ĐBSCL chưa bị nhiễm mặn do nước biển dâng. Tuy nhiên, theo kịch bản
BĐKH thì trong tương lai không xa, Đồng Tháp sẽ phải chịu chung cảnh ngộ với các
tỉnh trong khu vực. Nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 4,64% diện tích của tỉnh
Đồng Tháp có nguy cơ bị ngập (tương đương 15.576,7 ha/337.860 ha) (Bộ Tài
Nguyên và Môi trường, 2016). Hệ quả này còn nặng nề hơn nếu xem xét thêm các tác
động xuyên biên giới do các hoạt động khai thác nước ở các quốc gia thượng nguồn,
đặc biệt là các DA liên quan các đập thủy điện trong tương lai sẽ là mối đe dọa kép
liên quan đến mực nước, dòng chảy của hạ lưu sông Mekong và các hệ quả khác.
Trong những năm vừa qua BĐKH, chính những đợt hạn kéo dài cộng với tổng lượng
mưa giảm, cùng với việc các đập thủy điện tích trữ nước và sự gia tăng việc dẫn nước
nhập điền của các quốc gia thượng lưu sông Mekong đã làm suy giảm mực nước trên
sông Mekong, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến môi trường sinh thái,
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Lê Minh
Hùng, 2016).
Trước tác động của BĐKH, tỉnh Đồng Tháp đã bước đầu chủ động ứng phó,
thích nghi; tập trung nguồn lực để phục vụ cho phát triển KTXH bền vững. Trong đó,
tập trung nguồn lực thực hiện các đề án, DA về ứng phó với BĐKH. Đồng Tháp luôn
vượt qua những rào cản về địa lý, gạt bỏ tự ti của một tỉnh lẻ xa xôi: là tỉnh không
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, không thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL,
là tỉnh không nằm trong trục giao thông chính quốc lộ 1A từ TP Hồ Chí Minh đi Cà
Mau (Đàm Văn Nhuệ và cộng sự, 2015; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2014), để tiếp tục là
điểm sáng của ĐBSCL và cả nước về môi trường đầu tư, đặc biệt trong điều kiện
BĐKH.
Về mặt lý luận
“Quản lý đầu tư công” là khái niệm đã được nhiều học giả nghiên cứu với
nhiều đã đưa ra (Anand Rajaram và cộng sự, 2010; Era Babla - Norris và cộng sự,
2011; Richard Allen và Daniel Tommasi, 2001; Vũ Thành Tự Anh, 2018). Ví dụ trong
nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2018) cho rằng: “Quản lý đầu tư công (Public
Investment Management – PIM) là hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành
những định hướng lớn trong chính sách ĐTC cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập
ngân sách, thực thi, và đánh giá các DAĐT cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả
và hiệu lực của ĐTC, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của
nền kinh tế”.
Trong các nghiên cứu về QLĐTC, nhiều hướng nghiên cứu được các học giả đề
cập đến như: làm rõ khái niệm về QLĐTC; làm rõ các nội dung của QLĐTC; mối
quan hệ giữa QLĐTC với hiệu quả ĐTC; đánh giá QLĐTC;…các nghiên cứu thường
tiếp cận trên một khía cạnh cụ thể như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường
công tác huy động vốn hoặc riêng cho một ngành, quốc gia, một lĩnh vực cụ thể. Một
số ít nghiên cứu một cách tổng thể các bước của chu trình quản lý chương trình,
DAĐTC. Một số nghiên cứu được thực hiện trong từng thời điểm và trong các bối
cảnh khác nhau như: một số nghiên cứu có thời gian nghiên cứu đã quá lâu so với hiện
tại có nhiều thay đổi về tình hình đầu tư; nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Tuy
nhiên, dường như trong từng ngữ cảnh khác nhau thì có sự khác nhau và chưa có sự
thống nhất về kết quả của các nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu về QLĐTC, cũng
như QLĐTC cấp tỉnh tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chủ yếu mang tính chất thống
kê mô tả. Một số nghiên cứu thiên về hệ thống lý luận và đưa các suy luận, đánh giá từ
chủ quan và kinh nghiệm (Nguyễn Hoàng Anh, 2008; Nguyễn Thanh Minh, 2011;
Trần Thanh Hải, 2012); một số nghiên cứu khác thì chỉ dừng lại ở mức độ thống kê
mô tả là chính (); Một vài nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hệ thống văn bản
pháp lý hiện hành (Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh, 2012; Phạm Văn Hùng và
Cộng sự, 2012; Vũ Cương, 2014; Vũ Thành Tự Anh, 2018). Một số ít nghiên cứu định
lượng nhưng ở phạm vi cấp thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đối với cấp ĐP thì
lại theo hướng nghiên cứu ở một khía cạnh (Mai Thị Thu, 2014; Sử Đình Thành, 2010;
Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012). Có thể cho rằng, QLĐTC tại Việt Nam vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều và QLĐTC cấp tỉnh (thành phố) thì dường như ít ai nghiên cứu, hay
nghiên cứu một cách sâu và đánh giá đầy đủ, đặc biệt trong điều kiện áp lực của
BĐKH. Nghiên cứu sâu tổng thể toàn diện QLĐTC cấp tỉnh Vùng ĐBSCL thông qua
nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp thì hầu như chưa có.
Ở một khía cạnh khác, Thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” và sự nóng lên của toàn
cầu không còn xa lạ và chứa đựng nhiều nguy cơ sự tiềm ẩn do hậu quả tác động của