Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp phân tích xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của việt nam trong thời gian
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia đều nhận
thấy rằng chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng quyết
định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, của quốc gia đó. Do vậy, mỗi
quốc gia đều thấy rằng cần có một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với quốc
gia mình, tận dụng được lợi thế so sánh của quốc gia mình để đất nước phát
triển bền vững.
Với Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình quá độ lên chủ
nghĩa xã hội lại đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Vì thế,
Đảng và Chính phủ ta đã thấy được rằng cần phải phát triển kinh tế bền vững
để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo
hướng tích cực để hiện đại hóa - công nghiệp hóa đất nước là hết sức cần thiết
đối với nước ta hiện nay, điều này đã được thể hiện rõ trong đường lối của đổi
mới của Đảng từ năm 1986 cho đến nay, với mục tiêu mà Đại hội Đảng VIII
đã đề ra là tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp có
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu ngành kinh tế hợp lý với tỷ trọng
ngành nông nghiệp chiếm dưới 10%, công nghiệp 30% - 40%, dịch vụ 50% -
60% trong tổng GDP.
Trong suốt thời gian qua, nền kinh tề Việt Nam nói chung và cơ cấu
kinh tế ngành của Việt Nam nói riêng đã có những thay đổi nhất định nhưng
vẫn còn chậm. Tôi thực sự muốn hiểu rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay và các biện pháp Đảng ta đang làm. Vì
vậy, tôi đã chọn đề tài: "Phân tích xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành của Việt Nam trong thời gian qua."
- 2 -
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Định nghĩa:
Trước hết chúng ta phải tìm hiểu thế nào là cơ cấu ngành kinh tế. Đó là
tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, thể hiện mối
quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các
ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện
kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu
cụ thể.
Bản chất của cơ cấu ngành kinh tế thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Một là, tổng thể các nhóm ngành, các ngành kinh tế được hình thành.
Số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát
triển của phân công lao động xã hội. Hiện nay, các ngành kinh tế được phân
ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua
sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ, bao gồm 3 khu vực là:
Khu vực I bao gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
Khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng.
Khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ.
Trong mỗi nhóm ngành đó lại có các ngành khác nhau, gọi là các
ngành cấp 1.
- Hai là, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các
ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm về số lượng và chất lượng. Về số
lượng thì thể hiện ở tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc
dân. Về chất lượng thể hiện ở vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính
chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa
các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, mối quan hệ của các