Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp năng lực cạnh tranh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương liên doanh lào
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
827.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
810

Luận văn tốt nghiệp năng lực cạnh tranh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương liên doanh lào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC ĐÂN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

------

Phonepasith VONGPHAYSANE

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÂN HÀNG CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

KỸ THƯƠNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội 2011 - 2012

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC ĐÂN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

------

Phonepasith VONGPHAYSANE

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CỔ

PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THƯƠNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT

Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: CH181120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà

Hà Nội 2011 – 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu

được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu

trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nghiên cứu nào khác.

Người thực hiện Luận văn

Phonepasith VONGPHAYSANE

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cản ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại Học và Khoa Quản

Lý Kinh Tế Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt

những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà và Ban lãnh đạo ngân hàng thương mại

cổ phần kỹ thương liên doanh Lào – Việt đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận Văn này. Qúa trình thực hiện Luận Văn còn có sự

quan tâm, hỗ trợ và hợp tác nhiệt tình từ các đồng nghiệp và bạn bè.

Người thực hiện Luận văn

Phonepasith VONGPHAYSANE

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)...........................................................................1

1.1 Ngân hàng thương mại và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.....1

1.1.1Khái niệm ngân hàng thương mại...................................................................1

1.1.2 Sản phẩm và dịch vụ của NHTM....................................................................2

1.1.3Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.........................................4

1.2Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.............................................8

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.........................8

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.................................8

1.2.3Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM............................23

1.3 Bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong việc nâng cao

năng lực cạnh tranh...............................................................................................33

1.3.1 Bài học thất bại..............................................................................................33

1.3.2Bài học thành công.........................................................................................33

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT........35

2.1 Giới thiệu về của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Lào – Việt....35

2.1.1 Chức năng nhiệm vụ......................................................................................36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................37

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh......................................................................38

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ

thương liên doanh Lào – Việt................................................................................39

2.2.1 Sản phẩm và dịch vụ......................................................................................39

2.2.2 Giá cả cung cấp dịch vụ.................................................................................41

2.2.3 Hệ thống phân phối và xúc tiến thương mại của ngân hàng Lào – Việt.....41

2.2.4 Thị phần của ngân hàng Lào – Việt..............................................................44

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Lào – Việt 47

2.3.1 Yếu tố môi trường bên ngoài.........................................................................47

2.3.2 Yếu tố môi trường bên trong..........................................................................58

2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Lào – Việt.............................70

2.4.1 Điểm mạnh và nguyên nhân..........................................................................70

2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân.............................................................................70

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT..............................................71

3.1 Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh trong thời gian tới có ảnh hưởng

đến ngân hàng........................................................................................................71

3.1.1 Dự báo về môi trường....................................................................................71

3.1.1.6 Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ tăng cao hơn....................................73

3.1.2 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Lào – Việt............73

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của LVB.................................75

3.2.1 Tăng tiềm lực tài chính..................................................................................75

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..........................................................77

3.3.3 Phát triển công nghệ......................................................................................79

3.3.4 Phát triển sản phẩm và dịch vụ.....................................................................80

3.3.5 Xúc tiến hoạt động Marketing.......................................................................82

3.3.6 Quảng bá thương hiệu...................................................................................86

3.3.7 Nâng cao tính cạnh tranh của công cụ giá...................................................87

3.3.8 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình định hướng vào khách hàng.......88

3.4 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng.................................................89

KẾT LUẬN............................................................................................................91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................92

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang

Danh mục bảng

Bảng 2.1: Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng LVB so với NHTM khác..40

Bảng 2.2: Hoạt động chuyển tiềm của LVB............................................................45

Bảng 2.3: Bảng số liệu chính...................................................................................60

Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Chức năng của ngân hàng thương mại.....................................................2

Sơ đồ 1.2: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ..........................................17

Sơ đồ 1.3: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU............................18

Sơ đồ 1.4: Mô hình lí thuyết về chỉ số hài lòng khách hàng của các ngân hàng......21

Sơ đồ 1.5: Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp..............................................26

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của hệ thống................................................................37

Sơ đồ 2.2: Đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng LVB so với ngân hàng khác. 39

Sơ đồ 2.3: Biểu đồ số lượng mạng lưới chi nhánh của ngân hàng LVB và các ngân

hàng cạnh tranh khác...............................................................................................42

Sơ đồ 2.4 Thị phần của ngân hàng Lào – Việt.........................................................47

Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực..............................................................65

8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC ĐÂN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

------

Phonepasith VONGPHAYSANE

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CỔ

PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THƯƠNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT

Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: CH181120

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà

Hà Nội 2011 – 2012.

9

BÀI TÓM TẮT

1. Giới thiệu về ngân hàng liên doanh Lào - Việt

Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LVB) được thành lập theo quyết định của

Chính phủ 2 Nước giao cho 2 ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Lào

và Việt Nam, là Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL) và Ngân hàng Đầu Tư và

Phát Triển Việt Nam (BIDV), góp vốn thành lập. Hội sở chính LVB được khai

trương hoạt động ngày 22/06/1999 tại số 05 đại lộ Lane Xang - Thủ đô Viêng Chăn

- CHDCND Lào. Sau gần 3 năm khai trương hoạt động, LVB đã đạt được những

kết quả tốt đẹp trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định tài chính tiền

tệ CHDCND Lào, tăng cường mối quan hệ kinh tế, thanh toán, thương mại Lào -

Việt Nam. Hoạt động của LVB đã tạo được niềm tin trong các doanh nghiệp khách

hàng và. được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 2 Nước đánh giá cao. Thực hiện

nhiệm vụ chính trị của mình, LVB đã mở rộng mạng lưới chi nhánh để phục vụ

khách hàng được tốt hơn. Đến nay đã có thêm 2 chi nhánh tại Hà Nội và tỉnh

Champasak được khai trương hoạt động và hoàn thành khai trương chi nhánh thứ 3

tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khai thác chi nhanh thứ 4 tại tỉnh Savanhnakhet.

Ngân hàng liên doanh Lào - Việt sẽ là cầu nối cho quan hệ thanh toán, kinh tế,

thương mại đầu tư giữa 2 nước Lào - Việt.

Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (Lao-Viet Bank) ra đời là kết quả của cả

một quá trình hợp tác toàn diện và thân thiện giữa hai nước Việt Nam và Lào. Hàng

loạt các mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị đã diễn ra

trước đó tạo nền móng cơ sở cho sứ mệnh của LVB. Ngày 05/09/1962 hai nước

thiết lập quan hệ ngoại giao đánh dấu giai đoạn mới, khẳng định sự gắn bó vận

mệnh của hai dân tộc anh em. Ngày 18/07/1977, tại Viêng Chăn, Thủ tướng Chính

phủ CHDCND Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN

Việt Nam Phạm Văn Đồng đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào,

mở trang mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Một trong những

nét nổi bật của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt – Lào, Là hai nước từng bước hội

nhập khu vực và quốc tế thành công. Hai bên phối hợp chặt chẽ với Vương quốc

Campuchia triển khai các cam kết thực hiện Tuyên bố Viêng Chăn và Thỏa thuận

giữa ba Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia tại TP Đà Lạt tháng 12/2006 về

Tam giác phát triển, cùng các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông xúc tiến các dự

án Hành Lang Kinh tế Đông - Tây, hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS),

10

hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), hợp tác sông Hằng - sông Mê

Kông, ASEAN, Đông Á… Sự tham gia tích cực, hiệu quả của Việt Nam và Lào vào

các tiến trình hợp tác khu vực, đa phương được dư luận ca ngợi, đánh giá cao, nâng

cao vị thế và uy tín của hai dân tộc trên trường quốc tế. Trong số những mốc lịch sử

quan trọng trong quan hệ hai nước, việc thành lập ngân hàng Liên doanh Lào - Việt

là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới, thân thiện, cụ thể

trong quan hệ kinh tế hai nước, tăng cường hơn nữa nền tảng cho sự hợp tác chính

trị, xã hội giữa hai Đảng, hai dân tộc. Trước sự chứng kiến của các vị lãnh đạo cao

cấp của hai Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngày 22/06/1999 Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL) đã ký kết

thoả thuận hợp tác thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt Tên đầy đủ: Ngân

hàng Liên doanh Lào-Việt Tên tiếng Anh: Lao-Viet Bank Tên Viết tắt: LVB Địa

chỉ: 44 Lanexang, Vientaine Lao PDR.

2. Chức năng nhiệm vụ

- Là Ngân hàng được trang bị công nghệ tiên tiến hiện đại ở Lào, quy trình

giao dịch khách hàng một cửa với phương châm hoạt động: Thuận tiện, nhanh

chóng, chính xác và an toàn.

- Là Ngân hàng làm đại lý giải ngân các nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi

của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế dành cho Lào.

- Là Ngân hàng có nhiều dịch vụ hiện đại như chuyển tiền, thanh toán quốc tế,

đại lý thanh toán thẻ VISA, séc du lịch... đi Việt Nam và các nước trên thế giới

nhanh chóng thuận tiện, chi phí thấp nhất.

- Là Ngân hàng đạt tổng tài sản có tăng gấp 3 lần sau hơn 2 năm đi vào hoạt

động, hoạt động tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả, theo kịp các chuẩn mực của

ngân hàng khu vực và quốc tế, kết quả kinh doanh có lãi liên tục tăng cao qua các

năm.

- Là Ngân hàng có các tổ chức cơ sở liên tục các năm giữ vững danh hiệu

trong sạch vững mạnh.

- Là thành viên của các tổ chức:

 Hiệp hội Ngân hàng Lào.

 Tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT.

 Quỹ bảo hiểm tiền gửi Lào.

11

- Là Ngân hàng đầu tiên ở Lào nhập hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn

cầu SWIFT và mở trang Web trên mạng Internet, thông tin tư vấn đầu tư và giới

thiệu cơ hội đầu tư cho khách hàng vào Lào.

3. Kết quả hoạt động

Trong những năm qua, mặc dù áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng rất

cao nhưng LVB vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình

của toàn ngành trong hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay tổ chức kinh tế và dân

cư ở Lào. So với tăng trưởng và thực hiện kế hoạch huy động vốn năm 2010, Tổng

nguồn vốn huy động toàn hệ thống đạt trên 290 triệu USD quy đổi tăng 22% so với

năm 2009. Trong đó tiền gửi của TCKT&DC đạt gần 179 triệu USD chiếm 62%

tổng vốn huy động, bằng 105% kế hoạch và tăng 31% so với năm 2009.

Tất cả các đơn vị đều hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn TCKT&DC được

giao với mức độ thấp nhất là hoàn thành 101% của Chi nhánh TP.HCM, đạt mức

40,23 triệu USD; chi nhánh Hà Nội vượt 3% kế hoạch, đạt 33.8 triệu USD; Hội sở

chính vượt 3%, vượt 87.7 triệu USD; chi nhánh Champasack vượt 33% đạt 13.6

triệu USD và chi nhánh Savan đạt 3.65 triệu USD tăng 22% so với kế hoạch.

Với chất lượng của nguồn vốn Bên cạnh những kết quả chung đạt được, cần

phải lưu ý về tỷ lệ tiền gửi của dân cư, có tính ổn định hiện vẫn ở mức thấp. Tiền

gửi dân cư hết 31/12/2010 đạt gần 84 triệu USD, mới chỉ chiếm gần 47% tổng vốn

TCKT&DC, tăng không đáng kể so với năm 2009. Tỷ lệ này cần phải được nâng

cao trong năm tới để đảm bảo ổn định lâu dài và đảm bảo khả năng thanh khoản của

LVB, đặc biệt là tại khu vực thị trường Lào.

- Một vấn đề cần được lưu ý khác là huy động vốn tại thời điểm cuối năm

cao hơn mọi thời điểm trong năm. Điều này cho thấy các đơn vị vẫn còn tập trung

nhiều vào việc chạy theo kế hoạch trong khi thực chất nguồn vốn huy động bình

quân trong năm ở mức thấp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, thị phần của LVB hiện nay vẫn còn thấp so với mô hình toàn

ngành và đạt mức trung bình khá trong nhóm thị trường Lào. Nếu so với các

NHTMCP khác đang dẫn đầu thị trường hiện nay đối với thị trường Lào là Ngân

hàng Ngoại thương Lào (BCEL), NHTMCP Sài Gòn Thường Tín (Sacombank),

NHTMCP Kỹ Thương Phongsavanh, NHTM Indochina, ngân hàng ST Bank. Do

vậy cho nên vị trí xếp hạng của LVB đã bị thay đổi ở thị trường Việt Nam bị giảm

đi còn ở thị trường Lào thì có xu hướng tăng lên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!