Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp lộ trình và chuẩn bị điều kiện triển khai thực hiện cải cách thuế đến năm 2020
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
754.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1039

Luận văn tốt nghiệp lộ trình và chuẩn bị điều kiện triển khai thực hiện cải cách thuế đến năm 2020

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ TÀI CHÍNH

Viện Khoa học tài chính

-----------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

“CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020”

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Quách Đức Pháp

Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Tài chính,

Học viện Tài chính

Hà Nội, tháng 12 năm 2009

MỤC LỤC

Giới thiệu chung

Trang

Chương 1: Tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống

thuế

Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với cải cách hệ thống

thuế

Chương 3: Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về cải cách hệ

thống thuế

Chương 4: Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, định hướng và giải

pháp cải cách hệ thống thuế đến năm 2020

Chương 5: Lộ trình và chuẩn bị điều kiện triển khai thực hiện

cải cách thuế đến năm 2020

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

2

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Sự cần thiết và tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu

Cải cách hệ thống thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

của hệ thống tài chính cũng như toàn bộ nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Cùng với

quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống

chính sách thuế sẽ trở thành một trong những công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng

nhất của Chính phủ để quản lý và định hướng phát triển kinh tế xã hội trong nền

kinh tế thị trường. Bên cạnh việc tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước,

hệ thống thuế còn góp phần quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng,

ảnh hưởng lớn đến các quan hệ tiết kiệm - đầu tư cũng như chuyển dịch cơ cấu

kinh tế thông qua tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hành vi của các chủ thể

trong xã hội, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.

Trong bối cảnh nước ta từ nay đến năm 2020, việc nghiên cứu một cách

tổng thể, có hệ thống và mang tính chuyên môn cao đối với cải cách hệ thống

thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính quyết định đối với việc đảm bảo

nguồn thu ngân sách cho các nhu cầu ngày càng tăng của chi ngân sách cũng như

sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế nói chung. Về mục tiêu thu

ngân sách, yêu cầu cải cách hệ thống thuế xuất phát từ tính bất ổn định của quy

mô và cơ cấu nguồn thu do sự phụ thuộc khá lớn vào các nguồn thu từ tài sản

không có khả năng tái tạo được là dầu thô và cấp quyền sử dụng đất. Các loại

thuế quan trọng như thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản chưa phát huy được vai

trò vốn có của nó trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách cũng như công bằng

xã hội. Về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cần phải cải cách hệ

thống thuế theo hướng đảm bảo sự ổn định tương đối về cơ cấu, từng bước loại

bỏ những yếu tố làm giảm tính công bằng, hiệu quả và công khai, minh bạch của

hệ thống thuế cũng như hướng đến việc đảm bảo yêu cầu quốc tế hoá của hệ

thống thuế và cạnh tranh thuế quốc tế; thông qua đó, góp phần tạo môi trường sản

xuất kinh doanh thuận lợi, công bằng, công khai, minh bạch để thu hút vốn đầu tư

và khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như góp phần đảm bảo

công bằng xã hội.

3

Do đó, việc nghiên cứu đề tài cải cách hệ thống thuế phục vụ phát triển

kinh tế xã hội đến năm 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển

ổn định và bền vững của hệ thống tài chính nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế

nói chung. Các câu hỏi về quy mô và cơ cấu thu ngân sách, cơ cấu hệ thống thuế

hợp lý sẽ được nghiên cứu, giải quyết một cách khoa học, phù hợp với thực tế cả

về định tính và định lượng. Bên cạnh ý nghĩa thực tiễn quan trọng đó, thông qua

việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá bằng việc sử dụng các mô hình kinh tế học

lý thuyết và thực nghiệm, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa quan trọng

về mặt lý luận khoa học kinh tế, góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận khoa học

về hệ thống thuế ở nước ta và trên thế giới.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung của đề tài là nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá quá

trình cải cách thuế, phân tích cơ hội, thách thức, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế

để trên cơ sở đó đưa ra định hướng và giải pháp cải cách hệ thống chính sách

thuế phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 ở

nước ta.

Các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam;

- Đánh giá vai trò của hệ thống thuế đối với việc thực hiện các mục tiêu

phát triển kinh tế xã hội;

- Phân tích, đánh giá những cơ hội, khó khăn, thách thức đối với cải cách

hệ thống thuế;

- Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về cải cách hệ thống thuế, rút ra bài học

kinh nghiệm;

- Nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng và đưa ra mục tiêu, nguyên tắc, định

hướng và giải pháp cải cách hệ thống chính sách thuế phục vụ các mục tiêu chiến

lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 ở nước ta; trong đó chú trọng việc

4

phân tích, đánh giá, xây dựng định hướng cải cách cơ cấu hệ thống thuế đến năm

2020 trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu

Hiện nay có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện

việc phân tích, đánh giá hệ thống thuế tại Việt Nam. Nghiên cứu về thuế là một

trong những vấn đề quan trọng nhất trong cải cách chính sách kinh tế vĩ mô ở các

nước trên thế giới và luôn thu hút được mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa

học, các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan chính phủ. Trong đó có thể kể đến

một số công trình nghiên cứu quan trọng, hữu ích như công trình nghiên cứu của

Tanzi và Zee (2001) về cơ cấu hệ thống thuế đối với các nước đang phát triển;

trong đó chú trọng đến cơ cấu và mối quan hệ giữa các loại thuế trực thu - thuế

gián thu và thuế tài sản. Nghiên cứu của Gordon và Li (2005) đề cập đến việc so

sánh cơ cấu thuế giữa các khối nước theo GDP bình quân đầu người và chỉ ra tầm

quan trọng của thuế gián thu đối với các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật xây dựng các chính sách thuế, nghiên cứu

của Bird và Zolt (2003) cũng đã chỉ rõ những yếu tố căn bản cần chú trọng trong

việc xây dựng và phát triển các chính sách thuế ở các nước; đặc biệt là việc phân

tích chuyên sâu các vấn đề liên quan đến đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế,

cơ sở tính thuế, thuế suất, quy trình nộp thuế, quản lý thuế và xử lý vi phạm ,

"Introduction to Tax Policy Design and Development". Về mối quan hệ giữa hệ

thống thuế trong nước và quốc tế, Edwards và Veronique (2002) đã nghiên cứu

cạnh tranh thuế quốc tế trong bối cảnh các quốc gia dùng ưu đãi thuế như một

công cụ hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ

những điểm lợi thế và những bất lợi, hạn chế khi dùng ưu đãi thuế, đặc biệt là

trên khía cạnh thực tế triển khai nhiều khi khác với những mục tiêu đã đề ra, để

trên cơ sở đó có những khuyến cáo phù hợp đối với các chính phủ khi sử dụng

công cụ này.

Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu về phân tích,

đánh giá tác động của thuế đối với nền kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào

quá trình nghiên cứu, xây dựng các đề án cải cách thuế phục vụ cho các mục tiêu

5

phát triển kinh tế xã hội. Năm 2004, Phái đoàn hỗ trợ kỹ thuật của IMF do

Howell Zee dẫn đầu đã làm việc với Bộ Tài chính Việt Nam và đưa ra một báo

cáo đánh giá quan trọng “Đánh giá về các sắc thuế chính của Việt Nam”; trong

đó có nêu rõ thực trạng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các loại thuế chính,

bao gồm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu

nhập cá nhân và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đồng thời, Viện nghiên cứu

chính sách của Bộ Tài chính Nhật Bản cũng đã phối với với Vụ Chính sách thuế,

Bộ Tài chính Việt Nam, cùng nghiên cứu và xuất bản báo cáo nghiên cứu chung

về hệ thống thuế Việt Nam; trong đó tập trung vào việc đánh giá thực trạng và đề

ra các giải pháp cải cách tổng thể hệ thống thuế, bao gồm các loại thuế gián thu,

thuế trực thu và thuế tài sản. Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu của các nhà

khoa học, viện nghiên cứu và trường đại học về phân tích, đánh giá hệ thống thuế

cũng như từng loại thuế ở nước ta và đề ra những giải pháp cải cách thuế trong

giai đoạn mới. Các nghiên cứu này đã có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra

những luận điểm khoa học về lý luận và thực tiễn phục vụ công cuộc cải cách

thuế bước 3 ở nước ta.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới tập trung vào một số loại

thuế hoặc một số khía cạnh nhất định trong hệ thống thuế, chủ yếu là các nội

dung liên quan đến cơ chế, chính sách về phạm vi, đối tượng áp dụng và thực

trạng thực hiện các cơ chế chính sách. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu mới chỉ

tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình và đưa ra những nhận định về mặt

định tính. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chưa thể hiện được tính bao quát,

hệ thống đối với các khía cạnh của hệ thống thuế, đặc biệt là về quy mô và cơ cấu

ngân sách hợp lý, các ảnh hưởng kinh tế - xã hội của hệ thống thuế cả về định

tính và định lượng. Đặc biệt, các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cải cách cơ

cấu hệ thống thuế, ảnh hưởng kinh tế xã hội của hệ thống thuế và mối quan hệ

giữa cải cách thuế và trình độ phát triển của nền kinh tế còn hạn chế cả về số

lượng và chất lượng.

4. Về phương pháp tiếp cận và nghiên cứu

Đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận một cách tổng thể, bao quát và có hệ

thống trên cơ sở phân tích chuyên sâu và có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó chú

6

trọng phân tích, đánh giá sâu sắc về thực trạng hệ thống, tìm ra những vấn đề

chính sách lớn đã, đang và sẽ phát sinh, nghiên cứu, đánh giá cụ thể nguyên

nhân, thực trạng và triển vọng; sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá về

định lượng kết hợp với xem xét kinh nghiệm quốc tế (cả thành công và thất bại)

để đưa ra định hướng và hệ thống các giải pháp cải cách hệ thống thuế.

Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so

sánh, điều tra điển hình, xây dựng các mô hình, phương pháp phù hợp để mô tả

số liệu, tình hình, xây dựng mô hình cân bằng tổng thể và các mô hình kinh tế

lượng và các cơ sở dữ liệu cần thiết để phân tích đánh giá, dự báo về các chỉ tiêu

định lượng về cải cách thuế cả trước mắt và trong tương lai trung và dài hạn.

Các tác giả thông qua Viện khoa học tài chính và Nhóm tư vấn chính sách

sẽ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ (Tổng cục thuế, Vụ chính sách

thuế, Vụ ngân sách nhà nước) và các cơ quan ngoài Bộ (Tổng cục thống kê, Bộ

LĐTBXH, Bộ Kế hoạch và đầu tư...) trong các công việc thu thập, phân tích,

đánh giá số liệu, tình hình và cả quá trình triển khai nghiên cứu và ứng dụng đề

tài.

5. Kết cấu nội dung

Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, đề tài đượckết cấu bao gồm các nội dung

chủ yếu sau:

- Chương 1: Tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống thuế ở Việt

Nam, nêu rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân và sự cần thiết

phải cải cách; trong đó tập trung vào các nội dung tổng kết, đánh giá quá trình cải

cách thuế ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá vai trò của cải cách thuế đối với việc

đảm bảo nguồn thu ngân sách và tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia; Phân

tích, đánh giá các ảnh hưởng kinh tế xã hội của cải cách hệ thống thuế ở Việt

Nam và Phân tích, đánh giá quá trình cải cách quản lý thuế ở Việt Nam

- Chương 2: Phân tích, đánh giá những cơ hội, khó khăn, thách thức về cải

cách hệ thống thuế, đặc biệt là về tính ổn định và bền vững của cơ cấu và quy mô

nguồn thu, tính công bằng, hiệu quả và khả thi của hệ thống thuế.

7

- Chương 3: Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về cải cách hệ thống thuế, đặc

biệt là các nước đang phát triển có điều kiện tương tự Việt Nam; trong đó tập

trung vào nghiên cứu trào lưu cải cách hệ thống thuế ở các nước trên thế giới, so

sánh hệ thống thuế của Việt Nam với một số nước trên thế giới và tổng kết, đánh

giá để rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

- Chương 4: Xây dựng mục tiêu, nguyên tắc, định hướng và giải pháp cải

cách hệ thống thuế ở nước ta đến năm 2020. Chương này tập trung vào việc tổng

kết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về cải cách hệ thống

thuế ở Việt Nam; nghiên cứu định hướng và giải pháp cải cách hệ thống thuế ở

Việt Nam đến năm 2020; phân tích, dự báo quy mô và cơ cấu thu ngân sách sử

dụng mô hình cân bằng tổng thể và các mô hình kinh tế khác trên cơ sở các

phương án cải cách hệ thống thuế và tác động kinh tế - xã hội của cải cách thuế.

8

Chương 1

TỔNG KẾT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THUẾ

---------------

1. Khái quát lý luận về thuế trong nền kinh tế thị trường

1.1. Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà

nước, thường chiếm đến trên 90% tổng thu ngân sách ở các quốc gia trên thế

giới. Thuế gắn liền với quyền lực của Nhà nước và là phương tiện chủ yếu tạo

nguồn lực tài chính phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Theo quan

điểm của kinh tế học hiện đại, thuế là phương tiện huy động nguồn lực tài chính

gắn liền với chức năng cung cấp hàng hoá công cộng của Chính phủ để tạo môi

trường và điều kiện thuận lợi và cần thiết cho việc duy trì và phát triển các hoạt

động kinh tế - chính trị - xã hội của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là khu vực

doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế.

Trong lịch sử kinh tế học, thuế được hiểu trên nhiều giác độ khác nhau và

do đó khái niệm về thuế thường có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, khái niệm

được chấp nhận rộng rãi mang cả ý nghĩa về kinh tế và luật pháp, xã hội. Đó là:

Thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước theo quy định của

pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trên cơ sở khái niệm trên đây, thuế có các đặc điểm cơ bản sau:

- Tính nghĩa vụ bắt buộc: mọi đối tượng/chủ thể tham gia các hoạt động

kinh tế trong xã hội đều phải có nghĩa vụ bắt buộc đóng góp thuế cho ngân sách

nhà nước. Các khoản đóng góp tự nguyện, không có tính chất nghĩa vụ bắt buộc

như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tiền học phí, viện phí… không

được coi là thuế.

- Tính luật định: thuế được quy định bởi pháp luật và được áp dụng chung

đối với toàn bộ các đối tượng trong phạm vi quy định của pháp luật. Do có tính

9

luật định nên thuế được xã hội thừa nhận và được cưỡng chế bởi hệ thống luật

pháp.

- Tính hoàn trả gián tiếp: các đối tượng nộp thuế thường không nhận được

hoàn trả trực tiếp sau khi đã nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, họ

được hoàn trả gián tiếp thông qua các hàng hoá, dịch vụ công do Chính phủ cung

cấp như hệ thống luật pháp, duy trì an ninh, trật tự xã hội, cơ sở hạ tầng, giáo

dục, y tế, văn hoá.

1.2. Các nguyên lý cơ bản

Để phát huy tốt vai trò và chức năng vốn có của thuế đối với nền kinh tế,

việc thiết kế, xây dựng và thực hiện các chính sách thuế cần tuân thủ các nguyên

lý cơ bản như sau:

a) Nguyên lý lợi ích:

Nguyên lý lợi ích của thuế yêu cầu nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách chính

phủ cần tương xứng và dựa trên cơ sở lợi ích nhận được từ các dịch vụ công do

Chính phủ mang lại. Điều này đảm bảo tính công bằng trong quan hệ giữa Chính

phủ và các chủ thể khác trong xã hội. Chính phủ thu thuế từ các cá nhân, hộ gia

đình và khu vực doanh nghiệp để cung cấp các hàng hoá, dịch vụ công nhằm tạo

môi trường duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội của toàn bộ nền

kinh tế.

Các đối tượng nộp thuế cần được hưởng lợi từ các khoản đóng góp thông

qua các hàng hoá, dịch vụ công một cách tương xứng. Trường hợp phải nộp thuế

nhiều nhưng số lượng hoặc chất lượng hàng hoá, dịch vụ công không đảm bảo sẽ

vi phạm nguyên lý lợi ích của thuế và sẽ gây ra những bất ổn định về kinh tế,

chính trị, xã hội cả trước mắt và lâu dài cho nền kinh tế.

Nguyên lý lợi ích là cơ sở lý luận cho sự tồn tại và phát triển bền vững của

Chính phủ cũng như của Nhà nước trong mối quan hệ cân bằng với các chủ thể

kinh tế khác trong xã hội. Nhà nước và Chính phủ chỉ có thể tồn tại, phát triển và

có nguồn thu thuế từ các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp

những hàng hoá, dịch vụ công tương ứng để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế

10

này phát triển sản xuất kinh doanh và qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của

nền kinh tế.

b) Nguyên lý công bằng:

Nguyên lý công bằng của thuế yêu cầu đảm bảo sự công bằng về mức thuế

phải nộp giữa các đối tượng. Thông thường, công bằng của thuế được hiểu theo

hai khía cạnh là công bằng chiều ngang và công bằng chiều dọc. Công bằng chiều

ngang có nghĩa là các đối tượng nộp thuế có thu nhập như nhau thì chịu mức thuế

bằng nhau. Chẳng hạn, hai doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt động trong hai lĩnh

vực khác nhau nhưng nếu có cùng mức thu nhập thì đều phải chịu mức thuế như

nhau.

Công bằng chiều dọc có nghĩa là đối tượng nộp thuế có thu nhập lớn hơn

thì chịu mức thuế lớn hơn. Chẳng hạn, theo quy định của thuế thu nhập cá nhân,

người có thu nhập nhiều thì phải nộp mức thuế lớn hơn người có thu nhập thấp

hơn. Sở dĩ có nguyên lý công bằng theo chiều dọc vì đối tượng có thu nhập cao

hơn thường đánh giá lợi ích nhận được từ hàng hoá, dịch vụ công cao hơn so với

đối tượng có thu nhập thấp hoặc thực tế họ có điều kiện nhận được lợi ích nhiều

hơn từ các hàng hoá, dịch vụ này.

Nguyên lý công bằng là nền tảng của định hướng thiết kế hệ thống thuế

công bằng nhằm đảm bảo công bằng xã hội cũng như sự ổn định tương đối trong

cấu trúc kinh tế - chính trị - xã hội, cân bằng lợi ích kinh tế giữa các đối tượng,

giai cấp trong xã hội; trong đó, các đối tượng giàu thường phải chịu mức thuế cao

hơn so với các đối tượng còn lại trong xã hội.

c) Nguyên lý khả năng nộp thuế:

Nguyên lý khả năng nộp thuế yêu cầu mức thuế phải nộp cần được xác

định trên cơ sở khả năng nộp thuế của đối tượng nộp. Trong đó, khả năng nộp

thuế đối với cá nhân được xác định dựa trên cơ sở mức thu nhập cá nhân vượt

quá yêu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ tối thiểu để duy trì cuộc sống. Khả năng

nộp thuế đối với doanh nghiệp là khoảng cách giữa doanh thu và chi phí cần thiết

để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, nguyên lý khả

11

năng nộp thuế, về mặt bản chất, yêu cầu xác định mức thuế phải nộp hợp lý để

đảm bảo duy trì hoạt động bình thường, tức khả năng tái sản xuất giản đơn của

đối tượng nộp thuế.

Nguyên lý khả năng nộp thuế cũng là một trong những cơ sở lý luận quan

trọng của quan điểm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu thuế trong thực tiễn hệ

thống chính sách thuế ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Bên cạnh

đảm bảo lợi ích của các đối tượng nộp, quan điểm này còn phục vụ cho bản thân

Chính phủ trong việc đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa nguồn thu thuế trước

mắt và lâu dài trên cơ sở duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

của các chủ thể còn lại trong nền kinh tế.

1.3. Phân loại hệ thống thuế

Hệ thống thuế thông thường được phân loại theo các tiêu thức như sau:

a) Phân loại theo đối tượng đánh thuế:

Phân loại theo đối tượng đánh thuế là các phân loại phổ biến nhất; trong đó

hệ thống thuế được chia thành các loại thuế như sau:

- Thuế thu nhập: là loại thuế đánh vào thu nhập của đối tượng nộp thuế.

Thông thường, thuế thu nhập bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu

nhập cá nhân. Do thu trực tiếp trên thu nhập của đối tượng nộp thuế nên các loại

thuế này còn gọi là thuế trực thu.

- Thuế hàng hoá - dịch vụ: là loại thuế đánh vào hàng hoá - dịch vụ. Thông

thường, thuế hàng hoá - dịch vụ bao gồm thuế giá trị gia tăng (hoặc thuế doanh

thu); thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Do các loại thuế này

do người sử dụng hàng hoá, dịch vụ nộp nên còn gọi là thuế gián thu hoặc thuế

tiêu dùng.

- Thuế tài sản: là loại thuế đánh vào các tài sản. Thông thường, thuế tài sản

bao gồm thuế nhà đất, thuế thừa kế, và các loại thuế tài sản khác. Các loại thuế

tài sản thường đánh vào quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc khi chuyển nhượng

tài sản.

12

b) Phân loại theo đơn vị thuế suất

Phân loại theo đơn vị thuế suất, hệ thống thuế có thể phân chia thành các

loại thuế như sau:

- Thuế phần trăm (ad valorem tax): là loại thuế mà thuế suất được quy định

theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị của đối tượng đánh thuế. Chẳng hạn, thuế thu

nhập doanh nghiệp quy định mức thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế của

doanh nghiệp.

- Thuế tuyệt đối (unit tax): là loại thuế mà thuế suất được quy định theo

mức cố định đối với đơn vị đo lường định lượng của đối tượng đánh thuế. Chẳng

hạn, thu thuế nhập khẩu 3000 USD/xe đối với nhập khẩu một số loại xe hơi đã

qua sử dụng. Trong trường hợp này, mức thu 3000USD/xe không phụ thuộc vào

giá trị thực tế của xe.

Thuế phần trăm là loại thuế được áp dụng phổ biến hiện này vì có ưu điểm

dễ thực hiện, mức thu biến động tuỳ theo giá trị hàng hoá nên đảm bảo tính công

bằng về mức thu thuế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thuế tuyệt đối lại phát

huy tính ưu việt của nó. Chẳng hạn, đối với những loại hàng hoá khó xác định giá

trị hoặc cần chi phí lớn để xác định giá trị thì việc áp dụng thuế tuyệt đối sẽ đảm

bảo tránh trường hợp khai thấp giá trị tính thuế để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp.

c) Phân loại theo phân cấp đánh thuế

Phân loại theo phân cấp đánh thuế, hệ thống thuế được chia thành 2 loại

chính:

- Thuế quốc gia (thuế trung ương): là loại thuế do Chính phủ trung ương

quy định và thu để phục vụ cho các mục tiêu chi của ngân sách trung ương.

- Thuế địa phương: là loại thuế do chính quyền địa phương quy định và thu

để phục vụ cho các mục tiêu chi của ngân sách địa phương.

Việc phân loại theo thuế quốc gia hoặc thuế địa phương phụ thuộc rất lớn

vào phân cấp chính quyền và phân cấp tài khoá. Ở các nước kinh tế phát triển

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!