Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã xuân phú huyện thọ xuân tỉnh
MIỄN PHÍ
Số trang
124
Kích thước
634.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
751

Luận văn tốt nghiệp kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã xuân phú huyện thọ xuân tỉnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

------  ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN

LIỆU CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ XUÂN PHÚ,

HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HểA

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN XUÂN THUỶ

Lớp : KTNNA - K51

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp

Niờn khoá : 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. NGễ THỊ THUẬN

HÀ NỘI - 2010

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô

giáo Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và Phát triển Nông

Thôn đã truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, cũng như hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS

Ngô Thị Thuận đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt

thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn cỏc cụ chỳ cán bộ Phòng nguyên liệu Công

ty cổ phần mía đường Lam Sơn, UBNN xó Xuõn Phỳ đó tận tình giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa phương. Đặc biệt, tôi xin cảm

ơn các hộ nông dân xó Xuõn Phỳ đó cung cấp số liệu trong suốt quá trình

điều tra thực tế của bản thân.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã

động viên cũng như quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại

trường và thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Xuân Thủy

i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ở Việt Nam, mía là cây công nghiệp xóa đói giảm nghèo và từng bước

làm giàu cho nhiều hộ nông dân, các đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn hai thập

kỉ qua, tại vựng mớa Lam Sơn cây mía đã mang lại công việc cho hàng vạn

lao động, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Trong đó xó Xuõn Phỳ huyện

Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa là một điển hình. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi

cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất mớa nờn cây mía đã

trở thành cây trồng chủ đạo, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân xó

Xuõn Phỳ. Tuy nhiên thời gian gần đây, năng suất bình quân toàn xã có xu

hướng giảm, nông dân gặp nhiều khó khăn: kĩ thuật canh tác nhỏ lẻ, đất đai

manh mỳn… nờn kết quả sản xuất mía chưa tương xứng với tiềm năng và còn

thấp. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài:“Đỏnh giá kết quả sản xuất mía

nguyên liệu của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh

Húa”.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài đánh giá kết quả sản xuất mía nguyên liệu

của các hộ nông dân xó Xuõn Phỳ, phân tích khó khăn, nhân tố ảnh hưởng tới

kết quả sản xuất của hộ, từ đó đưa ra biện pháp để nâng cao kết quả sản xuất

mía nguyên liệu của các hộ nông dân xó Xuõn Phỳ trong các vụ tiếp theo.

Phương pháp được sử dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp phân

tích, trong đó thống kê mô tả và so sánh là hai phương pháp được sử dụng

nhiều nhất. Thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối,

tương đối, tăng giảm, bình quân để làm rõ mức độ, biến động sản xuất mía

nguyên liệu. Đối với phương pháp phân tích so sánh, dùng kiểm định T

(T.test) để kiểm định các giá trị như năng suất, giá trị sản xuất… để thấy sự

khác biệt giữa các nhóm hộ. Bên cạnh đó, phân tích SWOT cũng được áp

dụng để phân tích thuận lợi khó khăn tìm ra cơ hội cho phát triển cây mía tại

xó Xuõn Phỳ.

ii

Tại xó Xuõn Phỳ cú 2 hình thức sản xuất mía nguyên liệu: hộ, tổ hợp

tác; HTX, trong đó hộ, tổ hợp tác chiếm 80% diện tích. Thời gian gần đây,

diện tích mía nguyên liệu của xã có xu hướng giảm dần (100 ha/vụ), năng

suất thất thường bình quân toàn xã đạt 51,35 tấn/ha (toàn vùng đạt gần 60

tấn/ha). Bên cạnh đó, diện tích của giống mớa nhúm chớn muộn có xu hướng

giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của giống mớa nhúm chớn trung bình và

sớm. Do mía là cây trồng chủ đạo nên sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông

dân được sự quan tâm rất nhiều của chính quyền địa phương như chính sách,

dự án, giống mới…

Trong tổng đầu tư chi phí cho sản xuất mía nguyên liệu, chi phí lao

động luôn chiếm tỷ lệ lớn (dao động từ 9,95 triệu đồng/ha đến 11,45 triệu

đồng/ha). So với nhiều loại cây trồng khác, công lao động dùng cho trồng mía là

rất cao, với 1 ha công lao động bỏ ra gần 200 công. Tiếp theo chi phí lao động là

chi phí phân bón, đặc biệt là phân HCVS, cũng luôn chiếm trên 30% chi phí sản xuất

mía nguyên liệu.

Giá trị sản xuất mía nguyên liệu của hộ đạt 35,77 triệu đồng/ha, thu

nhập hỗn hợp đạt 17,46 triệu đồng/ha. So sánh với một số cây trồng khỏc,

mớa cho thu nhập hỗn hợp cao hơn (sắn 12 triệu đồng/ha). Với việc đầu tư

cao kết hợp với kĩ thuật sản xuất tốt nhóm hộ có diện tích dưới 0,5 ha (QMN)

thu được giá trị sản xuất và hiệu quả là cao nhất. Tuy nhiên, giá trị cây mía

thu được chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Nguyên nhân chủ yếu do

kĩ thuật canh tác, trình độ của hộ còn thấp nên năng suất, chất lượng mía thất

thường, bên cạnh đó hộ đang còn sử dụng giống mớa kộm hiệu quả (nhiều

giống MY) và không đầu tư nhiều cho mía với tâm lý “lo sợ” không thu được

kết quả. Đặc biệt là nhóm hộ có diện tích mớa trờn 1 ha (QML). Tuy mới

được đưa vào trồng trong thời gian gõn đõy nhưng giống QĐ94-119 (giá trị

sản xuất 36 triệu đồng/ha) cho kết quả sản xuất mía cao hơn hẳn giống MY.

iii

Bởi vậy, các hộ cần cân đối điều kiện gia đình mà chuyển đổi sang trồng

giống QĐ94-119 trong thời gian tới.

Đối với các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu xó Xuõn Phỳ có

nhiều khó khăn, trong đó vấn đề đầu tiên là đất đai và vốn. Đất đai manh

mún, thiếu đất cho mở rộng sản xuất khó khăn của các hộ QMN (dưới 0,5 ha)

và QMV (từ 0,5-1ha). Chính sự chiếm giữ những mảnh đất manh mún đã làm

giảm thu nhập của hộ. Ngoài ra điều này làm giảm khả năng áp dụng kĩ thuật,

cơ giới hóa vào sản xuất. Đa phần các hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, nghịch

lý là thiếu vốn ở nhóm hộ QML. Thiếu kiến thức sản xuất cũng là vấn đề

được nhiều hộ nông dân đề cập tới trong việc nâng cao kết quả sản xuất mía

nguyên liệu của hộ, bên cạnh đó xảy ra tình trạng thiếu lao động lúc thời vụ.

Theo điều tra, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mía

nguyên liệu của hộ nông dân, trong đó thời tiết khí hậu ảnh hưởng không nhỏ

tới sản xuất mía. Do chủ yếu sản xuất trên đất đồi, lại ít đầu tư nên kết quả

sản xuất mía đất đồi kém hơn đất vườn 3,07 triệu đồng giá trị sản xuất. Đa số

các hộ trồng theo kinh nghiệm là chủ yếu, với các hộ có kinh nghiệm lâu năm

kết quả sản xuất cũng cao hơn các hộ còn lại. Công tác xử lý, chọn lọc giống

cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ. Đối với hộ chọn lọc, xử lý giống

trước khi trồng cho giá trị sản xuất cao hơn nhóm còn lại 2-3 triệu đồng/ha.

Bởi vậy, các hộ nên chọn lọc giống trước khi trồng, nó không chỉ ảnh hưởng

tới vụ mía tơ mà còn ảnh hưởng tới năng suất cả vụ mía lưu gốc.

Để nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xó

Xuõn Phỳ, điều đầu tiên nên cung cấp vốn, kĩ thuật mới, nâng cao trình độ

cho hộ nông dân đồng thời là việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Không

những vậy, quy hoạch lại đất đai, chuyển diện tích đất đồi cao không hiệu quả

sang trồng mía, dồn đổi đất đai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là

hệ thống thủy lợi cho người dân.

iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.....................................................ii

MỤC LỤC.........................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN........................viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ........................................x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................xi

PHẦN I. MỞ ĐẦU...........................................................................................1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................5

2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................5

2.1.1 Lý luận về sản xuất và kết quả sản xuất....................................................5

2.1.2 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật cây mía..........................................................14

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế..................................................................................16

2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất mía nguyên liệu..........................16

2.1.3 Chính sách liên quan tới phát triển sản xuất mía nguyên liệu................18

2.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................19

2.2.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới...................................19

2.2.2 Tình hình sản xuất mía Việt Nam...........................................................23

v

2.2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài....................................25

PHẦN 3. ĐẶC ĐIÊM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .27

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................27

3.1.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................27

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................28

3.1.3 Đánh giá chung.......................................................................................36

3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................38

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu............................................................................38

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................38

3.2.3 Phương pháp phân tích...........................................................................40

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................42

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................44

4.1 Thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của xã Xuân Phú trong 3 năm qua

(2007-2009)......................................................................................................44

4.1.1 Sơ lược lịch sử sản xuất mía của xã Xuân Phú.......................................44

4.1.2 Các hình thức sản xuất mía nguyên liệu................................................45

4.1.3 Công tác giống mía.................................................................................46

4.1.4 Diện tích, năng suất, sản lượng mía........................................................47

4.1.5 Các chương trình dự án hỗ trợ cho sản xuất mía của xã Xuân Phú.......51

4.2 Đánh giá kết quả sản xuất mía nguyên liệu hộ nông dân xã Xuân Phú.....54

4.2.1 Điều kiện sản xuất của hộ.......................................................................54

4.2.2 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của các nhóm hộ............................58

4.2.3 Đánh giá kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế mía nguyên liệu của hộ

nông dân Xã Xuân Phú....................................................................................69

4.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ

nông dân điều tra..............................................................................................80

vi

4.3 Một số biện pháp nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông

dân xã Xuân Phú trong những năm tới............................................................83

4.3.1 Căn cứ ra biện pháp................................................................................83

4.3.2 Một số biện pháp nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu cho hộ

nông dân Xã Xuân Phú....................................................................................91

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................95

5.1 Kết luận......................................................................................................95

5.2 Kiến nghị....................................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................98

PHẦN PHỤ LỤC...........................................................................................100

vii

DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 2.1 Năng suất, sản lượng mía của 1 số nước trên thế giới......................20

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Xuân Phú qua 3 năm 2007-2009.......30

Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động xã Xuân Phú qua 3 năm 2007-2009......32

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Xuân Phú năm 2009.......................33

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất của xã Xuân Phú qua 3 năm 2007-2009................35

Bảng 3.5 Số hộ được chọn điều tra tại xã Xuân Phú.......................................38

Bảng 3.6 Cách thu thập nguồn thông tin thứ cấp.............................................39

Bảng 3.7 Cách thu thập nguồn thông tin sơ cấp..............................................39

Bảng 3.8 Phân tích lý thuyết SWOT................................................................41

Bảng 3.9 Các chỉ tiêu kết quả và cách tính......................................................43

Bảng 4.1 Diện tích mía nguyên liệu toàn xã theo đơn vị hành chính..............48

Bảng 4.2 Diện tích mía nguyên liệu theo loại hình sản xuất và giống mía.....49

Bảng 4.3 Đặc điểm chủ hộ và điều kiện sản xuất của các nhóm hộ sản xuất

mía nguyên liệu xã Xuân Phú..........................................................................55

Bảng 4.4 Số năm sản xuất, cơ sở vật chất cho sản xuất mía của hộ điều tra...59

Bảng 4.5 Năng suất, diện tích, sản lượng mía các nhóm hộ điều tra...............61

Bảng 4.6 Chi phí sản xuất bình quân 1 ha mía nguyên liệu của hộ điều tra xã

Xuân Phú..........................................................................................................67

Bảng 4.7 Bảng kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các nhóm hộ theo quy

mô diện tích mía...............................................................................................68

Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ có quy mô sản xuất

khác nhau (tính bình quân 1 ha).......................................................................71

Bảng 4.9 Bảng kiểm định sự khác nhau về chỉ tiêu kết quả của các nhóm hộ

có quy mô sản xuất khác nhau.........................................................................73

Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân

theo giống mía (tính bình quân 1 ha)...............................................................75

viii

Bảng 4.11 So sánh kết quả sản xuất nguyên liệu mía và sắn (bình quân 1 ha)

..........................................................................................................................78

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của loại đất.................................................................80

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của kinh nghiệm..........................................................82

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của xử lý giống, đặt ngọn mía.....................................83

Bảng 4.15 Kế hoạch phát triển sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân....86

Bảng 4.16 Phân tích SWOT về thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của hộ

nông dân xã Xuân Phú.....................................................................................90

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HèNH, SƠ ĐỒ

Biều đồ 2.1 Tình hình năng suất và chữ đường mía của Thái Lan .................. 22

Biểu đồ 2.2 Tình hình năng suất, sản lượng mía Việt Nam ............................. 24

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu giống mía xã Xuân Phú qua 3 Vụ .................................... 48

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu đất đai sản xuất nông nghiệp của hộ ................................ 59

Đồ thị 4.1 Giá bán mía nguyên liệu các nhóm hộ ............................................. 71

Hình 2.1 Ba giai đoạn của hàm sản xuất............................................................7

Hình 2.2 Quan hệ giữa hai loại đầu vào X1, X2................................................9

Hình 2.3 Quan hệ giữa hai loại sản phẩm Y1, Y2...........................................11

Sơ đồ 2.1: Quá trình sản xuất mía nguyên liệu .................................................. 6

Sơ đồ 2.2 Các sản phẩm sản xuất ra .................................................................. 8

x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ Bình quân

BVTV Bảo vệ thực vật

CC Cơ cấu

CCS Độ đường

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT Đơn vị tính

GĐ Giai đoạn

GTSX Giá trị sản xuất

GTGT Giá trị gia tăng

HCVS Hữu cơ vi sinh

HTX Hợp tác xã

NS Năng suất

LASUCO Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

LĐ NN Lao động nông nghiệp

LĐ Lao động

LĐ CN-DV-TM Lao động công nghiệp, dịch vụ, thương mại

QMN Quy mô nhỏ

QMV Quy mô vừa

QML Quy mô lớn

SL Số lượng

THKT Tập huấn kĩ thuật

TNHH Thu nhập hỗn hợp

UBNN Ủy ban nhân dân

xi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!