Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh agribank văn lâm
MIỄN PHÍ
Số trang
107
Kích thước
465.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
789

Luận văn tốt nghiệp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh agribank văn lâm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Sau 25 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các Ngân hàng thương

mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể

cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công

cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển

của các thành phần kinh tế nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới

cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng (NH) nước ta đã góp

phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều

kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Nghành NH đã xứng đáng

là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá

cả. Nhìn nhận từ góc độ kinh tế vĩ mô hiện nay, nền kinh tế vẫn duy trì đà tăng trưởng,

lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, nhập siêu giảm, dự trữ ngoại hối Nhà Nước ở mức cao,

cán cân thanh toán thặng dư, thu ngân sách tăng lên, tiềm lực phát triển kinh tế ở thị

trường nội địa khá lớn, môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị - xã hội ổn định; chính sách

tiền tệ thắt chặt nhưng được điều hành linh hoạt, các NHTM có khả năng đảm bảo an toàn

hoạt động kinh doanh, lòng tin của nhân dân đối với VND cũng đã tăng lên. Tuy nhiên,

thị trường tài chính và mức độ liên kết của các ngân hàng trong nước với hệ thống tài

chính quốc tế còn hạn chế, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nước cũng

chịu tác động ít nhiều từ những cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế ở Mỹ và trên thế

giới.

Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động TD là một trong những hoạt động tạo

ra giá trị cho Ngân hàng. Hoạt động TD là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở

nước ta, nó mang lại 70 - 80% thu nhập của mỗi Ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là

lớn nhất do việc chạy đua theo doanh số, mở rộng TD mà xem nhẹ chất lượng TD, đầu tư

vào các dự án kém hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, lừa đảo…dẫn đến mất

vốn, nợ tồn đọng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh và uy tín

của Ngân hàng. Rủi ro TD cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của Ngân hàng và có thể dẫn

đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh

tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các

NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng TD, giảm thiểu rủi ro, đã trở

SVTH: Bùi Hồng Vân 1

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – ngân hàng quốc doanh

duy nhất thuộc hệ thống NHTM Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT

ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân

hàng chuyên doanh. Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất

Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số

59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Năm

2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động

của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong 2010, Agribank được

Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810

tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Luôn tiên phong

thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước,

Agribank tích cực triển khai Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm

thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển

nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp,

nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực

phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ

tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nước v.v… Ngày 28/6/2010, Agribank

chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính

thức công bố thành lập Trường Đào tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp

20/11/2010. 2010 cũng là năm Agribank tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII

(nhiệm kỳ 2010 – 2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thảo toàn ngành lần

thứ VI. Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Agribank thì trong 6 tháng đầu

năm 2011, ngoại trừ lãi thuần thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm sút so với

cùng kỳ năm trước (riêng quý II giảm 45,7% so với quý II/2010) các khoản lãi thuần thu

được từ các hoạt động còn lại đều tăng. Cụ thể, thu nhập từ lãi thuần đạt 11.623 tỷ đồng,

tăng 69,14% so với 6 tháng đầu năm 2010, riêng quý II đạt 6.037 tỷ đồng. Lãi từ hoạt

động dịch vụ quý II đạt 325.5 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 762 tỷ đồng, tăng 69,15% so với

6 tháng đầu năm 2010. Chi phí hoạt động 6 tháng đầu năm tăng 20,24% ở mức 4.733,3 tỷ

SVTH: Bùi Hồng Vân 2

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

đồng, chủ yếu tăng ở quý I, quý II chi phí hoạt động chỉ tăng 5,6% so với cùng kỳ năm

2010. Lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro 6 tháng đạt 9.698,2 tỷ đồng tăng 81,5%; lợi

nhuận trước thuế 6 tháng đạt 8.211,1 tỷ đồng, tăng 102,13% so với cùng kỳ năm 2010,

riêng quý II đạt 3.369 tỷ đồng.

Bên cạnh những con số đạt được vô cùng lớn như vậy cũng có những con số tuy nhỏ

bé nhưng lại mang lại mối lo ngại cho nhiều ngân hàng tính đến thời điểm này, đó là: NỢ

XẤU NGÂN HÀNG ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối

tháng 7 tỷ lệ nợ xấu là 3,04% trên tổng dư nợ cho vay so với mức 2,16% cuối năm 2010.

Mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra cho năm nay là trường hợp tệ nhất nợ xấu có thể

chạm ngưỡng 5%. Bản thân mục tiêu này cũng cho thấy vấn đề nợ xấu có chiều hướng

tiếp tục tăng. Báo cáo của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương hôm 8/9 cũng cho

thấy nợ xấu đang gia tăng trong các ngân hàng vốn Nhà nước, cho dù nhóm này được

đánh giá là đi đầu thị trường trong việc đảm bảo duy trì lãi suất huy động và cho vay hợp

lý, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường. Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam (Vietcombank) nợ xấu chiếm tới 3,47% tổng dư nợ. Tỷ lệ này tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là 6,67%. Mới đây, việc 5 ngân hàng

(ABBank, SeaBank, Vietinbank, Eximbank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) cho công

ty TNHH An Khang (Cần Thơ) vay hơn 300 tỷ và đang khó thu hồi vốn, càng làm dấy

lên lo ngại về nguy cơ nợ xấu. Trong 5 ngân hàng trên, ngoài ABBank đã thu hồi hết nợ

thì chỉ duy nhất SeaBank công bố đầy đủ hồ sơ về tài sản thế chấp liên quan đến kho

hàng, bất động sản, tức là có khả năng thu hồi được phần lớn khoản TD đã cấp. Còn lại,

các NH khác như Eximbank, VietinBank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam khó thu hồi

các món nợ hàng trăm tỷ đồng giải ngân dựa trên những chứng từ xuất nhập khẩu được

xác minh ban đầu là không có giá trị.

Vừa qua, tại hội thảo “Bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động phúc lợi: Kinh nghiệm quốc

tế và bài học đối với Việt Nam” vào ngày 29/06/2011 Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình

cảnh báo rủi ro TD: “nguy cơ rủi ro TD và nợ xấu có xu hướng gia tăng do thị trường bất

động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay TCTD tăng

cao”.

Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức có được trong quá trình

nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng Văn Lâm em quyết định chọn tên đề tài “Hạn chế rủi

SVTH: Bùi Hồng Vân 3

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

ro TD tại Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Văn Lâm” để từ đó có nhận thức rõ hơn

về tầm quan trọng của hoạt động TD đối với sự an toàn và vững mạnh của NHTM nói

chung và NHNo&PTNT - chi nhánh Văn Lâm nói riêng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Hoạt động TD tạo ra giá trị cho Ngân hàng thông qua việc quản lý TD và quản lý

danh mục cho vay thận trọng và xác đáng. Chất lượng TD có quan hệ mật thiết đến rủi ro

trong hoạt động TD, nó ảnh hưởng quyết định đến tài sản có của Ngân hàng. Chất lượng

TD kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phá sản của Ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là

chất lượng TD bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào và nguyên nhân dẫn đến rủi ro TD là

gì ? Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là làm rõ vai trò của hoạt động TD trong

hoạt động kinh doanh của NHTM, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TD

Ngân hàng từ đó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động TD, nguyên nhân dẫn đến rủi ro

tín dụng và tìm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá hoạt động TD và cơ chế quản lý hoạt động TD của

NHNNo&PTNT Văn Lâm. Trên cơ sở đó, đánh giá những mặt được, những vấn đề còn

tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích chung tình hình hoạt động TD tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Văn

Lâm trong 2 năm (2009 - 2010) và 9 tháng đầu năm 2011

Phân tích hiệu quả hoạt động TD tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Văn Lâm

trong 2 năm (2009 - 2010) và 9 tháng đầu năm 2011

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro tín dụng của

chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Văn Lâm trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động TD và rủi ro tín dụng,

nhưng vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là trình độ, kiến thức còn ít nhiều bị

hạn chế, nên ở phạm vi đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động TD và đánh giá

rủi ro tín dụng theo nghĩa hẹp. Do đó em sẽ chỉ nghiên cứu các vấn đề sau:

Chính sách TD áp dụng tại NHNNo&PTNT Văn Lâm

Quy trình cho vay tại NHNNo&PTNT Văn Lâm.

SVTH: Bùi Hồng Vân 4

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

Thực trạng về dư nợ TD, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn, trích lập dự phòng và các

chỉ số về kết quả hoạt động TD trong những năm gần đây tại NHNNo&PTNT Văn Lâm

trong 2 năm (2009 – 2010) và 9 tháng đầu năm 2011.

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Văn Lâm

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện: từ ngày 15/10/2011 đến 30/01/2012

Thời gian nghiên cứu đối tượng: trong giai đoạn từ năm 2009 - 2011

SVTH: Bùi Hồng Vân 5

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TD NGÂN HÀNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về TD ngân hàng

2.1.1 Khái niệm TD ngân hàng.

2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngày nay hệ thống ngân hàng thương mại là một bộ phận không thể tách rời, tồn tại

tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội. Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng của một

quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Các thông tin liên quan đến

hoạt động ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ, các doanh nghiệp và các

tầng lớp dân cư.

Theo điều 4 luật các TCTD năm 2010 quy định: Ngân hàng thương mại là loại hình

ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh

khác theo quy định của luật TCTD năm 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận.

2.1.1.1 Khái niệm TD ngân hàng

Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của NH thì TD là một giao dịch về tài

sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và

bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển

giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi

vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn

thanh toán.

(1) Vốn

(2) Vốn + lãi

Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ TD, có thể chia các hình thức: TD thương mại,

TD nhà nước, TD doanh nghiệp, TD Ngân hàng (TDNH). Trong đó, TDNH là quan hệ

chuyển nhượng vốn giữa các ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội. Đây là

quan hệ TD gián tiếp mà người thừa vốn, thông qua vai trò trung gian của NH, thực hiện

đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn.

SVTH: Bùi Hồng Vân 6

Người cho vay Người đi vay

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

Theo điều 4 luật TCTD năm 2010 quy định: Cấp TD là việc thỏa thuận để tổ chức,

cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo

nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh

toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp TD khác.

2.1.1.3 Các khái niệm về nợ

Thông tư 21/2010/TT – NHNN tại phần 2 phụ lục 3 quy định: Dư nợ TD là toàn bộ

số dư tại một thời điểm cụ thể của các khoản cấp TD của TCTD cho cá nhân, tổ chức

dưới các hình thức:

a) Cho vay

b) Chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá

trị khác

c) Cho thuê tài chính

d) Bao thanh toán

e) Các khoản trả thay cá nhân, tổ chức trong trường hợp các nhân, tổ chức được

bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán

f) Các nghiệp vụ cấp TD khác được NHNN chấp thuận

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng TD của ngân hàng. Căn cứ vào

Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN và Quyết

định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2009 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo

Việt Nam về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

TD trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì: nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần

hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn và nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3; 4 và 5

quy định tại điều 6 quyết định này.

Điều 6 của QĐ 636/QĐ-HĐQT-XLRR quy định như sau:

1 - NHNo&PTNT nơi cho vay thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm:

Các khoản nợ trong hạn mà mà NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng

thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có

khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn

lại (Mẫu số 01/ĐG-KNTN).

SVTH: Bùi Hồng Vân 7

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp,

tổ chức thì NHNo&PTNT nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả

nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu (Mẫu số 01/ĐG-KNTN).

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 điều này.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn

trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản B khoản này.

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy

đủ theo hợp đồng TD.

Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời

hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được

cơ cấu lại lần thứ hai.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn

hoặc đã quá hạn.

Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên.

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này.

SVTH: Bùi Hồng Vân 8

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

2- NHNo&PTNT nơi cho vay phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp

hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các khoản nợ quá hạn:

Ngân hàng No&PTNT nơi cho vay phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể

cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ

gốc quá hạn), nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu

(06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn

hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị qúa hạn.

Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử

lý, khắc phục.

NHNo nơi cho vay có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là KH có khả

năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại (Mẫu số 01/ĐG-KNTN).

b) Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

NHNo nơi cho vay phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi

đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Khách hàng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong

thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối

với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được

cơ cấu lại.

Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời

hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục.

NHNo&PTNT nơi cho vay có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là

khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại

còn lại (Mấu số 01/ĐG-KNTN).

3 - NHNo&PTNT nơi cho vay phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn

trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với một khoản cho vay:

Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một NHNo&PTNT nơi cho vay phải được

phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với KH có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại

NHNo&PTNT nơi cho vay mà bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại

SVTH: Bùi Hồng Vân 9

Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Văn Lâm

khoản 1 điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, NHNoPTNT nơi cho

vay phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất

đó (Mẫu số 02/ĐN-CNN).

KH có quan hệ TD với nhiều Chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT, nếu

NHNo&PTNT nơi cho vay có thông tin hoặc Tổng giám đốc thông báo nhóm nợ rủi ro

cao nhất cuả KH đó đến các Chi nhánh (theo Mẫu 03/TB-CNN), Chi nhánh có trách

nhiệm phân loại toàn bộ dư nợ của Khách hàng vào nhóm nợ có mức rủi ro cao nhất.

b) Đối với khoản cho vay hợp vốn:

NHNo&PTNT nơi cho vay làm đầu mối: phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản

cho vay hợp vốn theo các quy định tại điều này và phải thông báo kết quả phân loại nợ

cho các TCTD tham gia cho vay hợp vốn.

NHNo&PTNT nơi cho vay tham gia cho vay hợp vốn: phải phân loại toàn bộ dư nợ

(kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn và một số các khoản nợ khác) của KH vay hợp vốn

vào nhóm nợ do TCTD làm đầu mối phân loại hoặc do NHNo&PTNT nơi cho vay tham

gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.

c) Đối với việc phân loại nợ:

NHNo&PTNT nơi cho vay phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại

vào các nhóm theo quy định tại Khoản 1 điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn khi có

đủ cơ sở đánh giá một trong các trường hợp sau:

Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ

lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục

hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm.

KH không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu

cầu của NHNo&PTNT nơi cho vay để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Những khoản vay bị ảnh hưởng do biến động giá cả thị trường, khả năng cạnh tranh

trong nước và ngoài nước, sản phẩm thay thế….

Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh

của khách hàng.

d) Đối với các khoản vay bị rủi ro:

Đối với các khoản vay bị rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng xảy ra trên diện

rộng như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, tai nạn, dịch bệnh, giao cho Tổng giám đốc

SVTH: Bùi Hồng Vân 10

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!